Cách mạng tháng tám thành công, nhân dân Thanh Chơng hồ hởi phấn khởi bớc vào cuộc đời mới. Nền giáo dục què quặt, lạc hậu của thực dân trớc đây bị xoá bỏ, thay vào đó nền giáo dục cách mạng theo phơng châm “ dân tộc khoa học và đại chúng” dần dần đợc hình thành. Mở đầu ngành giáo dục Thanh Chơng ra đời một trờng cấp 2 mang tên Đặng Thúc Hứa có từ đệ nhất niên đến đệ tứ niên. Các xã trong huyện đều có trờng cấp 1 ở các thôn. Phần lớn chỉ có đến lớp 3. Sang năm học 1948 cấp 2 có thêm trờng cấp 2 T Thục đại thịnh có từ đệ nhất đến đệ nhị lớp và đã nhập các trờng thôn lại thành trờng xã hoàn chỉnh từ lớp 1 đến lớp 4. Có xã đông dân c nh Cát Văn, Đại Đồng, Tam Đồng… lại phải lập đến 2, 3 trờng và có trờng đến 7,8 lớp . Sau 1948 số trờng lớp đợc phát triển thêm và sắp xếp đi vào nề nếp. Năm 1956, trờng cấp 2 Thanh Nam ra đời thay thế trờng Đặng Thúc Hứa. Trớc đây thời gian học, bốn năm mới hết cấp 2 và các tên lớp gọi là đệ nhất, đệ nhị… nhng đến 1956, tốt nghiệp cấp 2 chỉ học trong 3 năm (lớp 5, 6,7), đến năm 1958 về sau hệ thống trờng cấp 2 mới phát triển mạnh.
Về đội ngũ giáo viên và học sinh cũng từng bớc lớn lên về số lợng và không ngừng bồi dỡng về chất lợng, đặc biệt là về mặt quan điểm và lập trờng cách mạng. Nguồn giáo viên lúc mới phôi thai chủ yếu là do Uỷ ban khởi nghĩa chọn cử trong các hơng s củ hoặc những ngời có học vấn tốt. Đội ngũ giáo viên cấp 1 thì chủ yếu là đại bộ phận chọn trong những anh em đã đậu Pơrime (tơng đơng bằng tiểu học sau này). Còn giáo viên cấp 2 thì chủ yếu mời những ngời đã đậu tú tài hoặc “ đíp – lôm” ở các trờng Pháp Việt trớc cách mạng (bằng đip lôm tơng đơng với tốt nghiệp cấp 2 ngày nay). Từ 1946
– 1954, các trờng cấp 1, cấp 2 trong huyện đã đợc bổ sung thêm nguồn giáo viên Quốc Lập do trờng S phạm liên khu IV đào tạo.
Học sinh trong thời gian đầu cha phân định độ tuổi nh hiện nay. Đại bộ phận học sinh cấp 1 từ 7 tuổi trở lên. Học sinh cấp 2 lúc đó cũng có độ tuổi lớn hơn hiện nay. ở các xã ít dân thì có nhiều lớp phải ghép 2,3 trình độ làm một lớp, còn học sinh cấp 2 do toàn Huyện mới có vài trờng nên phải ở trọ, kèm cặp con gia chủ học để đỡ phần mang gạo tiền ở nhà tới. Học sinh các cấp đầu không phải nạp học phí.
Về chế đài thọ cho giáo viên: Đại bộ phận cấp 1 lúc ban đầu do từng xã giải quyết bằng tiền. Xã trả nhiều nhất cho giáo viên hàng tháng cũng chỉ 5,6 quan tiền đồng. Cũng có xã không chỉ trả cho giáo viên. Hàng tháng giáo viên đi dạy coi nh làm việc cứu quốc. Còn các giáo viên quốc lập do ngân quỹ Nhà nớc chi cấp. Nhng đồng lơng cũng rất ít ỏi. Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học trong giai đoạn này còn rất nghèo nàn. Về trờng lớp của cấp 1, ban đầu dựa vào các đình làng, nhà thờ họ, nhà t nhân; bàn ghế thầy và trò cũng còn phải mợn và tận dụng các bộ dong, ván của t nhân. Mãi về sau này khi mỗi tr- ờng học đã có hội cha mẹ học sinh hỗ trợ thì cơ sở trờng lớp đợc tu bổ ngày càng tơm tất hơn, mặc dù trờng tranh tre nứa còn chiếm phần lớn. Đến năm kháng chiến chống TD Pháp thì tất cả các trờng lớp học dời tới các khu vực an toàn vừa có cây cối che kín vừa phải đào hào, hầm trú ẩn. Giờ học chuyển vào học ban đêm hoặc những nơi xa; các mục tiêu đánh phá thì tổ chức học vào buổi sáng và phải kết thúc buổi học trớc 9h.
Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và hoàn cảnh chiến tranh cho nên các nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho dạy và học cũng rất khan hiếm. Giấy thiếu phải dùng giấy loại phơi sơng, mực viết phải dùng qua ma ớp ra, ngòi bút viết bằng tre, phấn viết bằng đất thổ vàng.
Về nội dung chơng trình học ở các lớp cấp 1 cũng nh cấp 2 đều đang dựa vào chơng trình cũ và loại bỏ đi những kiến thức, nội dung không phù hợp
với cách mạng. Các giáo viên tự tìm tài liệu để biên soạn bài dạy nhất là các môn học khoa học xã hội, giáo viên phải chọn trong các báo chí cách mạng và những bài còn có nội dung tiến bộ trong các tài liệu khoa học cũ.
Về quản lý chỉ đạo: Từ 1945 – 1958, ở các huyện nói chung và ở Thanh Chơng nói riêng cha có phòng giáo dục. Lúc đó mỗi huyện mới có 1 cán bộ đợc TY tiểu học uỷ nhiệm để phổ biến các chủ trơng của ngành từ cấp trên về huyện thông qua các kỳ họp hiệu trởng hàng tháng. Năm 1947, Thanh Chơng bắt đầu có tổ chức phân đoàn giáo giới. Đây là tổ chức bớc đầu để tập hợp những ngời lao động cùng nghề nghiệp; khi cha có phòng thì tổ chức phân đoàn giáo giới làm nhiệm vụ điều hành sắp xếp biên chế giáo viên các trờng. Khi đã có phòng thì tổ chức phân đoàn giáo giới làm nhiệm vụ động viên quần chúng thi đua hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trong kháng chiến lại thêm nhiệm vụ lu thông phân phối, các hàng hoá thiết yếu cho các đoàn viên.
Những tổ chức sinh hoạt các phong trào của ngành giáo dục, huyện nhà trong giai đoạn này khá phong phú và có tác dụng lớn. Trớc hết là các đợt sinh hoạt chính trị trong toàn ngành. Năm 1950, chiến thắng Biên Giới đã bớc đầu mở cửa ngoại giao giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc tạo cho đội ngũ giáo viên Thanh Chơng lòng tin vững chắc vào khẩu hiệu: “ trờng kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi ”từ đó các trờng dãy lên phong trào nhảy múa “Việt – Trung – Xô ” rất sôi nổi. Thông qua cuộc rèn cán chỉnh cơ (1950) của ngành, cấp tỉnh. Ngành giáo dục Thanh Chơng tổ chức hội thảo để phê phán quan điểm “ giáo dục trung lập” và các suy nghĩ sai trái, lỗi thời của ngời tri thức cũ. Tiếp đó phòng và công đoàn đã tổ chức cho giáo viên những đợt đi thực tế xuống các xã với mục đích sâu xa là để gắn bó mật thiết trí thức với công nông, nhà trờng gắn liền với xã hội. Bên cạnh đó Giáo dục Thanh Chơng còn tổ chức kết nghĩa với công đoàn quận 5 Hà Nội để trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
Đến 1953 ngoài xã hội có phong trào đấu tranh chính trị để chống các phần tử phản động ẩn nấp chờ đợi thời cơ và thiết tha và cũng là để tạo mọi điều kiện để cuộc kháng chiến bớc vào giai đoạn tổng phản công. Đội ngũ giáo viên Thanh Chơng lại cùng cán bộ các ngàng, các địa phơng tham gia chính huấn, chính trị cho tỉnh uỷ Nghệ An tổ chức vào năm 1953 nhằm nâng quan điểm lập trờng giai cấp công nông và phê phán t tởng đế quốc phong kiến.
Khí thế thi đua yêu nớc đợc bắt đầu sôi nổi từ 1948 khi TW và Hồ Chủ Tịch đề xớng phong trào thi đua yêu nớc:
Ngời ngời thi đua, Nhà nhà thi đua Ngành ngành thi đua
Ta nhất định thắng! địch nhất định thua!.
Toàn ngành giáo dục Thanh Chơng có phong trào thi đua học tập gơng cần cù và sáng tạo của các anh hùng lao động Ngô Gia Khảm (anh hùng công nghiệp) Hoàng Hanh (anh hùng nông nghiệp). Các trờng đã tổ chức nghiên cứu thành tích và có một số trờng đã mời anh hùng Hoàng Hanh tới nói chuyện. Nhiều trờng đã hớng dẫn học sinh áp dụng kinh nghiệm nuôi gà và làm khoai ụ của anh hùng Hoàng Hanh, tình thần hi sinh lao động quên mình của anh hùng Ngô Gia Khảm để vợt qua mọi khó khăn gian khổ trong kháng chiến. Do đó mà tinh thần thi đua trong toàn ngành đợc phát động mạnh mẽ liên tục hàng tháng, hàng học kỳ và cuối năm. Nhiều giáo viên đã phấn đấu trở thành chiến sỹ thi đua, nhiều trờng đã đạt danh hiệu tiên tiến.
Trong học sinh các cấp thì phát động phong trào thi đua theo gơng sáng học tập của Hà Học Hợi ( Nghèo và mồ côi mà vẫn kiên trì học chăm, học giỏi ). Trong giai đoạn này, mặc dù có nhiều khó khăn thiếu thốn của buổi đầu mới dành chính quyền và bớc vào thời kỳ kháng chiến nhng đội ngũ giáo viên Thanh Chơng vẫn kiên cờng phấn đấu thi đua không hề bi quan và lùi bớc. Ngày lên lớp phổ thông, tối về dạy bình dân học vụ để sớm xoá nạn mù chữ cho đồng bào toàn Huyện theo tinh thần “ Giặc dốt là đồng minh của giặc đói
và giặc ngoại xâm ”. Giáo viên các cấp còn tham gia nhiều công tác xã hội khác nh: Tổ chức tuyên truyền cho các cuộc quyên góp của nhà nớc, cho phong trào hợp tác hoá nông nghiệp và cách mạng giảm tô 1953. Một số giáo viên còn tham gia đấu tranh chống bọn phản động tôn giáo, cỡng ép con chiên di c vào miền nam năm 1954.
Ngoài sinh hoạt trong tổ chức giáo giới, các giáo viên trẻ còn tham gia sinh hoạt thanh niên, tham gia các hội đồng đội để giáo dục thiếu niên nhi đồng. Nhìn chung trong giai đoạn này giáo dục Thanh Chơng đã có những bớc phát triển khá vững chắc. Từ đơn giản đến nề nếp, từ bớc đi chập chững thiếu kinh nghiệm ban đầu giáo dục phổ thông Thanh Chơng đã trở thành một đơn vị giáo dục hoàn chỉnh cả số lợng và chất lợng, tạo đà và thế nhảy vọt vào thời kỳ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu (1954).