XÃHỘI HỌC: TIẾN HOÁ CỦA XÃHỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 105 - 109)

Với xã hội học, bản án lại khác hẳn. Những pho sách dày cộm này, ấn loát trên hai mươi năm, là kiệt tác của Spencer: chúng bao gồm lãnh vực ông yêu chuộng, và cho ta thấy ông xuất sắc nhất về phép quy nạp gợi ý và về triết lý chính trị. Từ cuốn sách đầu của ông Tĩnh học về xã hội (Social Statics) cho đến tập cuối của bộ Nguyên lý xã hội học, qua một khoảng thời gian dài gần nửa thế kỷ, lãnh vực chú ý của phần lớn là về những vấn đề kinh tế và chính trị; ông bắt đầu và kết thúc, như Platon, bằng những luận bàn về công bằng đạo đức, công bằng chính trị. Chưa có người nào, kể cả Comte (nhà sáng lập khoa học xã hội và đặt ra tên gọi này) đã từng làm được nhiều thành tích như thế cho xã hội học.

Trong cuốn dẫn nhập rất phổ thông, Nghiên cứu xã hội học (1873), Spencer lý luận rất hùng hồn cho việc thừa nhận và phát triển nền khoa học mới mẻ này. Nếu thuyết tất định là đúng trong tâm lý học, thì phải có những quy tắc về nhân quả trong những hiện tượng xã hội, và một học giả rốt ráo về con người và xã hội sẽ

không thoả mãn với một lịch sử chỉ thuần ghi niên đại như của Livy, cũng không thoả mãn với một lịch sử ghi tiểu sử của Carlyle; mà sẽ tìm trong lịch sử con người những nét đại cương của sự phát triển, những chuỗi nhân quả, những mối tương quan rọi thêm ánh sáng, biến đổi tình trạng sơ khai hoang dã của những sự kiện thành bản đồ của khoa học. Sinh vật học liên hệ với nhân chủng học thế nào thì sử học cũng liên hệ đến xã hội học như thế ấy (Nghiên cứu xã hội học, NY. 1910, tr.52). Dĩ nhiên còn có một ngàn chướng ngại vật mà công cuộc nghiên cứu về xã hội phải vượt qua trước khi nó có thể xứng đáng tên gọi "khoa học" (Nguyên lý đạo đức, NY, 1910, i, 464) (Nếu những nhà phê bình Spencer đã đọc đoạn này thì họ không đến nỗi đã lên án ông ta đánh giá quá mức xã hội học). Nền nghiên cứu mới mẻ này bị quấy rối bởi nhiều thành kiến - thành kiến cá nhân, giáo dục, thần học, kinh tế, chính trị, quốc gia, tôn giáo; và bởi sự "toàn trí" dễ dãi của người thường (tự cho mình cái gì cũng biết). "Có một chuyện về một người Pháp, sau khi ở Anh ba tuần, muốn viết một cuốn sách về Anh quốc; nhưng sau ba tháng, y nhận thấy mình chưa sẵn sàng lắm, và ba năm sau, y kết luận rằng y không biết tí gì về Anh quốc cả" (Nghiên cứu, tr. 9). Một người như thế chính là kẻ sẵn sàng để bắt đầu nghiên cứu xã hội học. Người ta chuẩn bị nghiên cứu cả đời trước khi trở thành những người có thẩm quyền về vật lý hay hoá học, hay sinh vật học; nhưng trong lãnh vực những sự việc xã hội và chính trị, một cậu bé chạy hiệu cho ngành bán thực phẩm cũng là một nhà chuyên môn, biết rõ giải pháp, và đòi người ta phải nghe mình.

Sự chuẩn bị của Spencer trong trường hợp này, là một mẫu mực về lương tâm tri thức. Ông mướn ba thư ký để thâu lượm dữ kiện và sắp loại chúng thành những cột song song, ghi định chế gia đình, giáo hội, nghề nghiệp, chính trị và kỹ nghệ của mọi dân tộc quan trọng. Ông bỏ tiền túi ra ấn hành những tập này thành tám pho lớn, để thay đổi những học giả khác có thể kiểm chứng hoặc thay đổi những kết luận của ông ; và vì khi ông chết việc ấn loát cũng chưa xong, nên ông đã để lại một phần số tiền dành dụm ít oi của ông để hoàn tất công việc đó. Sau bao năm chuẩn bị, cuốn đầu của bộ Xã hội học ra đời năm 1876; cuốn cuối mãi đến năm 1896 mới hoàn thành. Khi mọi thứ khác của Spencer đã trở thành một công việc cho người khảo cổ, ba pho sách này sẽ vẫn còn đầy bổ ích cho mọi người nghiên cứu về xã hội.

Tuy thế, quan niệm đầu tiên diễn đạt trong tác phẩm cũng là điển hình của thói quen Spencer ưa nhảy bổ vào những lối quy nạp. Xã hội, theo ông, là một cơ thể, có những cơ quan dinh dưỡng, tuần hoàn, tổ chức và sinh sản rất giống trong trường hợp cá nhân. Đành rằng trong cá nhân, ý thức được định xứ, trong khi ở xã hội mỗi phần tử của nó vẫn giữ lại ý thức và ý chí riêng; nhưng sự tập trung của cai trị và quyền hành làm giảm bớt tầm khác biệt này. "Một cơ thể xã hội giống hệt một cơ thể cá nhân ở những điểm cốt yếu này: nó tăng trưởng, và trong khi tăng trưởng nó trở thành phức tạp hơn, những phần tử của nó có sự hỗ tương phụ thuộc càng ngày càng tăng; đời sống của nó bao la về bề dài so với đời sống của những đơn vị tạo thành nó ... và trong cả hai trường hợp, sự phối hợp càng phức tạp thì dị tính càng tăng" (Tự thuật, tr.56).Như vậy sự phát triển của khoa học đã thi hành rộng rãi công thức của tiến hoá : tầm vóc lớn dần của đơn vị chính trị, từ gia đình đến quốc gia và liên minh; tầm vóc lớn dần của đơn vị dân cư, từ làng mạc đến thành phố và đô thị -chắc chắn những điều này chứng tỏ một quá trình phối hợp; trong khi sự phân công, sự tăng bội những nghề nghiệp và tài khéo, và sự hỗ tương lệ thuộc ngày càng tăng về phương diện kinh tế giữa đô thị và thôn quê, giữa nước này với nước khác, đã chứng minh rõ rệt quá trình của sự kết hợp và sự phân tán.

Cùng một nguyên lý ấy -nguyên lý phối hợp- cũng áp dụng cho mọi lĩnh vực của hiện tượng xã hội, từ tôn giáo, chính quyền đến khoa học và nghệ thuật. Tôn giáo ban sơ là sự thờ phụng một số đông thần và quỷ, hao hao tương tợ nhau ở mọi xứ, và sự phát triển của tôn giáo bắt nguồn từ ý niệm về một vị thần trung ương và toàn quyền, hạ những vị khác xuống và tổ chức họ thành một hệ thống thần linh giữ những vài trò đặc biệt. Những vị thần đầu tiên có lẽ là do mộng mị và ma quỷ khởi ra (Nguyên lý xã hội học, NY, 1910, i, 286). Danh từ "Spirit" (linh hồn) trước kia và bây giờ, được áp dụng vừa cho quỷ vừa cho thần. Tâm thức sơ khai tin rằng trong khi chết hay ngủ, hay hôn mê, con ma hay linh hồn rời khỏi thể xác; ngay cả khi hắt hơi, sức mạnh của hơi thở ra có thể xua linh hồn ra khỏi xác, cho nên một câu "Lạy mụ" -hay câu tương đương- trở thành gắn liền với cuộc phiêu lưu nguy hiểm đó. Tiếng vang và bóng phản chiếu là những âm thanh và hình ảnh của linh hồn người ta, hay phó bản của con người; anh chàng Basuto không chịu đi cạnh một dòng suối, sợ một con cá sấu có thể bắt lấy bóng mình mà ăn thịt. Khởi thuỷ, Thượng đế chỉ là "một linh hồn sống trường cửu" (I, 296). Người ta tin rằng những người đã từng có thế lực trong khi sống sẽ giữ nguyên thế lực trong bóng ma của họ. Nơi những người Tannese, danh từ để chỉ thần linh có nghiã đen là một người chết (I, 303) "Jehovah" có nghĩa là "người mạnh mẽ" "người chiến sĩ": kẻ nào khi chết được thờ phụng như là "Thượng đế của những chủ nhân" có lẽ khi sống đã là một vị lãnh chúa. Những linh hồn nguy hiểm như thế phải được vỗ về an ủi: đám ma trở thành sự thờ phụng, và mọi cách thế xin ân huệ nơi người chủ khi sống được áp dụng vào nghi lễ cầu xin và làm lắng dịu những thần linh. Tài lợi của giáo hội là do ở tặng phẩm cho những thần linh, cũng như lợi tức quốc gia khởi đầu là những quà tặng cho những vị lãnh đạo. Sự vâng lời những vị vua trở thành sự quỳ lạy và cầu nguyện nơi bàn thờ thượng đế. Sự kiện theo đó thượng đế bắt

nguồn từ ông vua đã chết, được chứng minh rõ rệt trong trường hợp những người La Mã; những người cai trị của họ được phong thần trước khi chết. Mọi tôn giáo dường như đều bắt nguồn từ sự thờ tổ tiên như thế. Mãnh lực của tục lệ này có thể được chứng minh bằng câu chuyện một người tộc trưởng không chịu rửa tội vì không thoả mãn với câu trả lời cho câu hỏi y đặt ra là: y có sẽ gặp những tổ tiên chưa rửa tội của y ở thiên đàng không ? (I, 284, 422; Bách khoa Anh, mục "Ancestor worship") (Tin tưởng này có phần nào giống với sự can đảm của người Nhật trong cuộc chiến tranh 1905; họ chết dễ dàng hơn khi nghĩ rằng tổ tiên họ đang ở trên trời nhìn xuống họ).

Tôn giáo có lẽ là nét chủ chốt trong sinh hoạt của con người sơ khai; sự sống quá mong manh và bé nhỏ đối với họ đến nỗi linh hồn sống bằng hy vọng đời sau hơn là với thực tại trước mắt. Trong một mức độ nào đó, tôn giáo siêu nhiên là một yếu tố theo liền những xã hội quân phiệt, khi chiến tranh nhường ch

ỗ cho kỹ nghệ, tư tưởng xoay chiều từ sự chết đến sự sống, và cuộc sống thoát khỏi những hủ tục thờ phụng thần quyền để bước vào con đường khoáng đạt của sáng kiến và tự do. Quả vậy sự biến đổi có ảnh hưởng sâu xa nhất đã xảy ra trong khắp lịch sử của xã hội tây phương là sự thay thế từ từ chế độ quân sự bằng chế độ kỹ nghệ. Những nhà nghiên cứu về quốc gia thường xếp hạng siêu hình tuỳ theo chính thể là quân chủ, quý tộc hay dân chủ; nhưng sau đây là những phân biệt nông cạn, con đường phân chia lớn nhất là con đường từ tách rời những xã hội quân phiệt khỏi những xã hội kỹ nghệ, tách rời những quốc gia sống bằng chiến tranh khỏi những quốc gia sống bằng công việc.

Quốc gia quân phiệt luôn luôn tập trung vào chính quyền và gần như luôn luôn theo kiểu quân chủ; sự hợp tác ở đây có tính cách tập đoàn và cưỡng bách; nó khuyến khích nền tôn giáo thần quyền, thờ phụng một thượng đế hiếu chiến; nó phát triển sự phân biệt giai cấp và luật lệ của giai cấp; nó đề cao sự chuyên chế của giống đực trong thiên nhiên và trong nhà. Bởi vì tỉ số tử vong trong những xã hội chiến tranh lên rất cao nên những xã hội này thiên về chế độ đa thê và quy chế thấp kém cho phụ nữ. Phần lớn các quốc gia đã trở thành hiếu chiến vì chiến tranh tăng cường quyền hành trung ương và đưa đến sự lệ thuộc mọi quyền lợi quốc gia. Do đó, "lịch sử không hơn gì cuốn lịch Newgate của các quốc gia" *) (* Newgate: nhà ngục xưa ỏ London, bị phá vào năm 1902), một sổ ghi những chuyện giết người cướp của, phản bội và sự tự sát của các quốc gia. Việc ăn thịt người là điều đáng hổ thẹn nơi những xã hội sơ khai; nhưng nhiều xã hội tân tiến lại ăn thịt xã hội, làm nô lệ và thôn tính trọn ổ những dân tộc. Khi chiến tranh chưa bị loại ra khỏi vòng pháp luật, chưa được chế phục, thì văn minh chỉ là một giai đoạn xã hội mong manh giữa những cuộc đại hoạn; "một quốc gia muốn có trình độ xã hội cao thì cốt yếu là phải chấm dứt chiến tranh" (II, 663).

Mối hy vọng về một sự kiện toàn như thế không phải nằm ở sự cải hoá trái tim con người (bởi vì con người là những gì do hoàn cảnh tạo nên) mà trong việc phát triển những xã hội kỹ nghệ. Kỹ nghệ chuẩn bị chiến tranh thống trị, thì một ngàn trung tâm phát triển kinh tế sẽ mọc lên và quyền lực được ban bố khắp cho một số lớn những phần tử trong đoàn thể. Vì sự sản xuất chỉ thịnh vượng ở nơi nào được tự do sáng tạo, nên một xã hội kỹ nghệ đập tan những truyền thống của thần quyền, giai tầng, đẳng cấp những thứ phát triển rất mạnh trong những quốc gia quân phiệt; những thứ nhờ đó quốc gia quân phiệt phát triển. Nghề làm quân nhân không còn được xem trọng; và lòng ái quốc trở thành lòng yêu xứ sở mình hơn là sự thù ghét mọi quốc gia khác (II, 634- 5). Sự thanh bình nội bộ trở thành nhu yếu đầu tiên của sự phồn thịnh, và vì tư bản trở thành quốc tế, và một ngàn vụ đầu tư vượt khỏi mọi biên giới, nên sự hoà bình quốc tế cũng trở thành một nhu yếu nữa. Khi chiến tranh bên ngoài giảm xuống, sự tàn bạo trong nhà cũng giảm; chế độ độc thê thay thế cho chế độ đa thê vì tuổi thọ của đàn ông gần bằng của đàn bà; quy chế cho đàn bà được nâng cao, "sự giải phóng phụ nữ" trở thành điều tất nhiên (I, 681). Những tôn giáo mê tín nhường chỗ cho những đức tin phóng khoáng tập trung nỗ lực vào việc cải thiện và thăng hoa sự sống cùng nhân cách con người trên mặt đất. Cơ cấu của vũ trụ, và ý niệm về chuỗi liên tục bất biến về nhân quả; sự truy tầm chính xác những nguyên nhân thiên nhiên thay thế cho việc viện dẫn lối giải thích siêu nhiên (II, 599). Lịch sử bắt đầu nghiên cứu những con người đang làm việc hơn là những ông vua đang đánh giặc; nó không còn là một sổ ghi chép những nhân vật mà trở thành lịch sử của những phát minh vĩ đại, những tư tưởng tân kỳ. Uy lực của chính quyền giảm xuống, có một sự chuyển hướng "từ quy chế đến khế ước", từ bình đẳng trong lệ thuộc đến tự do trong sáng kiến, từ sự hợp tác cưỡng bách đến hợp tác tự do. Sự tương phản giữa những mẫu xã hội chiến tranh và xã hội kỹ nghệ được biểu thị bằng "sự đảo ngược từ niềm tin cá nhân sống cho quốc gia trở thành niềm tin quốc gia tồn tại vì lợi ích cá nhân" (I, 575).

Trong khi vẫn cực lực phản đối việc bành trướng của chế độ quân phiệt đế quốc ở Anh, Spencer đã chọn xứ sở mình làm mẫu mực để nghiên cứu xã hội kỹ nghệ, và chỉ mặt điểm danh nước Pháp và Đức làm những ví dụ cho quốc gia chiến tranh.

"Thỉnh thoảng báo chí nhắc ta nhớ sự cạnh tranh giữa Đức và Pháp trong những phát triển quân sự của họ. Quốc gia mỗi bên phần lớn sử dụng nghị lực mình vào việc phát triển nanh vuốt -mỗi sự tăng cường bên phe này xúi giục một sự tăng cường của bên kia-.. Mới đây bộ trưởng ngoại giao Pháp, khi nói đến Tunisie, Việt

nam, Congo, Madagasca, đã bàn chi tiết về sự cần thiết trong cuộc cạnh tranh trộm cướp chính trị với các quốc gia khác; và cho rằng, với sự chiếm đoạt bằng vũ lực những lãnh thổ của các dân tộc yếu kém, "nước Pháp đã lấy lại được phần nào cái vinh quang như nhiều công trình cao cả trong những thế kỷ trước đây đã đem lại...". Do đó ta thấy tại sao ở Pháp cũng như ở Đức một kế hoạch tái tổ chức xã hội - theo đó mỗi công dân, trong khi được đoàn thể giữ gìn, có bổn phận phải làm việc cho đoàn thể - đã được đông đảo người theo đến độ đã tạo nên một khối chính trị, tại sao trong những người Pháp, St Simon, Fourier, Proudhon, Cabet, Louis Blanc, Pierre Leroux, khi thì bằng lời nói, khi thì bằng hành động, đã cố tạo ra một hình thái hoạt động tập đoàn và sống tập đoàn ... Kiểm chứng bằng sự tương phản cũng đúng khi ta thấy ở Anh trong tình cảm và tư tưởng, ít có sự tiến đến thể thức tịch biên quyền sở hữu, một thể thức bao hàm trong xã hội chủ nghĩa; và không đâu tình trạng bị tịch biên quyền sử hữu xảy ra nhiều như ở Pháp và Đức, hai nước giống với Anh quốc về hình thức quân sự và dân sự" (III, 596 -9).

Như đoạn văn trên chỉ rõ, Spencer tin rằng chủ nghĩa xã hội là một xuất phát từ mẫu quốc gia chiến tranh và phong kiến, không có dây liên hệ tự nhiên nào với kỹ nghệ. Cũng như chế độ quân phiệt, chế độ xã hội bao hàm sự phát triển sự tập trung và bành trướng thế lực của chính quyền, sự tàn tạ của sáng kiến phát minh,

Một phần của tài liệu Tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w