Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 73 - 75)

- Tài nguyên du lịch:

3.1.1.3.Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tác động của toàn cầu hoá đang tác động lên nhiều mặt của nền kinh tế- xã hội nước ta, trong đó có tác động đến thị trường sức lao động. Do đó, cần nhìn nhận rộng hơn, đặc biệt là những mặt khách quan, thuận lợi nhằm khai thác và hạn chế các mặt tiêu cực, thách thức do tác động của toàn cầu hoá lên thị trường sức lao động nước ta.

Những tác động của quá trình toàn cầu hoá đến thị trường sức lao động Việt Nam, cụ thể là:

- Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta tăng. Các nhà kinh tế, các chính trị gia đã khẳng định rằng, hội nhập kinh tế cho thấy quá trình này thu hút nhiều lao động hơn so với mất việc làm.

- Đầu tư nước ngoài cũng có tác động đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước về thu hút lao động, tạo nên sự linh hoạt của thị trường sức lao động.

- Việc mở rộng hoạt động xuất khẩu đã phát huy được lợi thế của nước ta trong những ngành nông nghiệp: nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất và chế biến lương thực, rau, hoa quả, hcăn nuôi, các loại cây công nghiệp… các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, dệt, da giầy, lắp ráp xe máy, ti vi…

- Hội nhập cũng làm thay đổi cả tư duy và hành động của nước ta trong hoạt động xuất khẩu lao động. Trước đây “hợp tác lao động” với các nước xã hội chủ nghĩa được nhìn nhận và thay bằng cụm từ “xuất khẩu lao động” đã làm chúng ta hiểu rõ cơ chế thị trường trong đó có hoạt động xuất khẩu lao động.

- Sự tham gia vào thị trường quốc tế đã bộc lộ những yếu kém của lao động Việt Nam. Đó là thể lực, chất lượng lao động, trong đó kể cả văn hoá lao động của người Việt Nam chưa cao. Quá trình trình toàn cầu hoá buộc Việt Nam phải có một đội ngũ người lao động từ cán bộ quản lý, đến từng người công nhân có trình độ, có năng lực, có phẩm chất trong việc làm. Phẩm chất của người lao động không chỉ thuần tuý trong sản xuất kinh doanh mà còn phải hiểu biết cả văn hoá, pháp luật trong làm việc và lối sống.

- Toàn cầu hoá kinh tế cũng tác động đến thị trường sức lao động do tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhưng đồng thời cũng tạo ra yếu tố tiêu cực trong đào tạo nghề và “thị hiếu” không đúng “năng lực” của người lao động.

Thương mại hoá đào tạo, mất cân đối giữa các vùng, các ngành trong đào tạo. Phân bố lao động không hợp lý giữa các ngành, các địa phương. Bố trí các nguồn lực, đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách bình quân, hoặc tỷ lệ không hợp lý giữa các cấp đào tạo, dẫn đến chất lượng đào tạo người lao động không cao.

3.1.2. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở Hải

Phòng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 73 - 75)