Tình hình cầu sức lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 43 - 49)

- Tài nguyên du lịch:

2.1.2.2 Tình hình cầu sức lao động.

*. Quy mô cầu sức lao động.

Quy mô cầu về sức lao động có xu hướng tăng do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cao. Số

người làm việc của Thành phố tăng đều qua các năm từ 2001 đến 2005 và đạt gần 945 nghìn lao động năm 2005, chiếm 68,24% tổng số lao động xã hội. Cơ cấu lao động chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm do quá trình đô thị hoá nhanh khu vực ngoại thành, đặc biệt là khu vực ven đô thị.

Mặt khác, tốc độ tăng cầu sức lao động cao hơn tốc độ tăng cung lao động (giai đoạn 2001-2005, cung lao động tăng 1,77%/năm, trong khi cầu lao động tăng 2,22%/năm), dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của thành phố giảm xuống còn 5,78% vào năm 2005.

+ Cầu sức lao động theo hình thức sở hữu.

Nhu cầu sử dụng lao động của các loại hình kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng: loại hình kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể thu hút ngày càng nhiều lao động; loại hình kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có xu hướng giảm.

Biểu 2.4: Lao động trong các loại hình kinh tế.

Loại hình kinh tế Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Người 850.550 864.118 911.860 934.956 944.843 Kinh tế Nhà nước Người 129.076 135.977 140.690 136.661 135.164 % so với tổng số % 15,18 15,74 15,43 14,62 14,31 Kinh tế tập thể Người 589.692 487.431 288.504 154.959 100.737

% so với tổng số % 69,33 56,41 31,64 16,57 10,66 Kinh tế tư nhân Người 62.008 70.022 81.851 80.913 105.368

% so với tổng số % 7,29 8,10 8,98 8,65 11,15 Kinh tế cá thể Người 69.524 165.380 376.742 519.962 583.271 % so với tổng số % 8,17 19,14 41,32 55,61 61,73 Kinh tế có vốn ĐTNN Người 250 5.308 24.073 42.461 20.303 % so với tổng số % 0,03 0,61 2,6 4,5 2,15

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2005)

- Hải Phòng là thành phố công nghiệp tập trung, có cảng biển lớn, nhiều doanh nghiệp lớn của Trung ương đóng tại Hải Phòng, vì vậy khu vực kinh tế nhà nước có vị trí lớn trong các loại hình kinh tế và trong vấn đề thu hút, tạo việc làm cho lao động. (14,31% năm 2005)

- Lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước (bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và hộ gia đình) khẳng định vị trí lớn nhất về số lượng. Tỷ lệ lao động ở khu vực này ở năm 2005 chiếm 83,55%, trong đó:

- Khu vực kinh tế tập thể: Tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực này giảm mạnh qua các năm, năm 2005 còn rất thấp chỉ chiếm 10,66% tổng số lao động làm việc của toàn thành phố. Năm 2001, tỷ lệ này là 69,33%.

- Khu vực kinh tế tư nhân những năm qua phát triển mạnh, dẫn đến thu hút nhiều lao động vào làm việc. Năm 2001chỉ chiếm 7,29% thì đến năm 2005 lao động làm việc ở khu vực này đã chiếm 11,15% so với tổng số lao động của thành phố.

- Khu vực kinh tế cá thể và hộ gia đình: Đây là khu vực thu hút nhiều lao động nhất trong thời gian qua. Năm 2005 tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực này chiếm 61,73% tổng số lao động đang làm việc của thành phố, trong khi đó năm 2001 tỷ lệ này mới chỉ là 8,17%.

Hải Phòng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, thời gian qua Thành phố đã đạt được những

kết quả nhất định trong phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Lao động do khu vực này thu hút năm 2005 chiếm 2,15% tổng số lao động đang làm việc của thành phố với trên 20 nghìn lao động.

+ Cầu sức lao động theo ngành.

Qua điều tra thực trạng điều tra lao động - việc làm hàng năm cho thấy, số lao động có việc làm của Thành phố tăng qua các năm và đạt 944.843 người vào năm 2005, chiếm 52,69% dân số và 68,24% lao động xã hội (năm 2005 là 1.384.673 người). Cơ cấu lao động có việc làm chuyển dịch theo hướng tích cực; lao động làm việc trong nhóm ngành kinh tế dịch vụ tăng, lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp và nhóm ngành công nghiệp, xây dựng giảm. Để đánh giá cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của Thành phố, quan sát số liệu sau (%):

Biểu 2.5: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.

Thành phố Hải Phòng Vùng Đồng bằng sông Hồng Toàn quốc 2001 2005 2004 2005 2004 2005 Chung 100,0 0 100,0 0 100,0 0 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm, ngư nghiệp 43,49 43,03 54,52 52,22 57,89 56,95 Công nghiệp, xây dựng 26,56 25,20 22,18 21,86 17,35 17,40

Dịch vụ 29,95 31,77 23,30 25,92 24,75 26,01

(Nguồn: Thực trạng Lao động – việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Tổng số 944.843 nghìn người có việc làm của Thành phố năm 2005, phân bố vào các khu vực kinh tế: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp - 43,03%; khu vực công nghiệp, xây dựng - 25,20%; khu vực dịch vụ - 31,77%. So sánh các số liệu cùng loại với vùng đồng bằng sông Hồng và toàn quốc nhận thấy:

Tỷ lệ lao động làm việc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp của Hải Phòng thấp hơn nhiều. Ngược lại, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ cao hơn. Từ đó cho thấy, Hải Phòng là thành phố có cơ cấu lao động tích cực.

Cơ cấu việc làm của Thành phố tuy có sự chênh lệch, nhưng không lớn giữa 3 khu vực. Cơ cấu lao động Thành phố chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khu vực công nghiệp, tăng tỷ lệ lao động khu vực dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động là phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư của thành phố trong những năm qua.

+ Cầu sức lao động theo các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

Cầu về sức lao động của Thành phố còn được tác động thông qua các chương trình giải quyết việc làm của Thành phố. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, kinh tế Thành phố tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao, năm sau cao hơn năm trước và gấp 1,5 lần bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, một số ngành kinh tế mũi nhọn phát triển khá nhanh do được đầu tư có trọng điểm như đóng mới, sửa chữa tàu biển, xi măng, sắt thép xây dựng, dệt, may, giầy dép, thuỷ sản, du lịch-dịch vụ… khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, tập trung huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng mô hình trang trại vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã tác động trực tiếp có hiệu quả để giải quyết việc làm cho lao động thành phố. Bình quân mỗi năm đã giải quyết được 37.700 người lao động có việc làm. Cụ thể:

Giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đã góp phần quan trọng, tích cực giảm sức ép việc làm, tạo thêm nhiều cho làm việc mới cho lao động thành phố, đặc biệt là các chương trình dự án phát triển kinh tế

trọng điểm như chương trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống; kinh tế trang trại; kinh tế hộ gia đình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc duy trì và ổn định được tốc độ tăng GDP trong những năm qua đã góp phần thu hút thêm lao động thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Riêng năm 2005, các khu vực kinh tế của Thành phố đã thu hút được 40.367 lao động, trong đó tạo ra được 25.377 chỗ làm việc mới cho lao động thành phố.

Giải quyết việc làm thông qua chương trình cho vay Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm: Hiện nay, Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm của Hải Phòng có trên 61 tỷ đồng, được phân bổ cho các quận, huyện, thị xã, các tổ chức đoàn thể xã hội để quản lý, triển khai cho vay tạo việc làm cho người lao động. Mỗi năm nguồn quỹ này đã xét duyệt và cho vay gần 200 dự án, tạo việc làm mới cho gần 1 vạn lao động.

Giải quyết việc làm thông qua chương trình xuất khẩu lao động: Trong 5 năm (2001-2005), 12 đơn vị và 2 chi nhánh đóng trên địa bàn thành phố cùng với 5 đơn vị Trung ương về tuyển lao động ở thành phố đã đưa được 12.670 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong tổng số 12.670 người làm việc ở nước ngoài thì lao động là người Hải Phòng có 5.321 người, chiếm tỷ lệ 42%. Từ thực tế cho thấy, công tác xuất khẩu lao động vẫn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù đây là hoạt động mang ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội, có tác dụng quan trọng trong vấn đề tạo việc làm và thực hiện chương trình giảm nghèo của thành phố.

*. Hạn chế về cầu sức lao động.

- Thị trường sức lao động Hải Phòng đang thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và tay nghề giỏi, thiếu lao động kỹ thuật trong một số ngành, nghề mũi nhọn, thừa lao động giản đơn.

- Chưa có biện pháp quản lý đồng bộ đối với vấn đề di chuyển lao động.

- Quy mô xuất khẩu lao động còn nhỏ hẹp.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w