Kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 27 - 30)

lao động ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh nên có sức hút mạnh về lao động. Đến cuối

năm 2006, lao động của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3 triệu người. Trong đó có phần đóng góp rất lớn của lao động di cư từ các tỉnh khác đến.

Những năm gần đây, thành phố đã giải quyết được từ 170.000 đến 190.000 chỗ làm việc mới cho người lao động. Tuy nhiên, do cung sức lao động lớn, nên cầu sức lao động vẫn không đáp ứng kịp. Ngoài phần gia tăng của lực lượng dân số bước vào tuổi lao động của thành phố còn có phần đóng góp rất lớn của lực lượng dân số từ các địa phương khác đến (khoảng trên 40%), nên đã gây ra sức ép lớn về việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác (cơ sở hạ tầng, quản lý…). Ngoài ra, số lao động thất nghiệp những năm trước tồn đọng lại cộng với số lao động dôi dư hàng năm, số bộ đội xuất ngũ không được đáp ứng việc làm…dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thành phố Hồ Chí Minh khá cao (khoảng 7%/năm).

Cung sức lao động của thành phố tương đối cao nhưng chủ yếu vẫn là lao động phổ thông (chiếm trên 60%), thiếu lao đông kỹ thuật ở một số ngành chủ đạo và lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Trên thị trường sức lao động thành phố đang có sự chênh lệch giữa các ngành nghề được đào tạo với nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở sản xuất.

Những năm gần đây, sự phân hoá lớn về mức tiền lương, thu nhập giữa các khu vực, các ngành kinh tế đã tạo nên sự di chuyển của các luồng nhân công trên thị trường sức lao động thành phố. Đặc biệt là đang có sự dịch chuyển lao động từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao.

Những kinh nghiệm của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển thị trường sức lao động thời gian qua là:

- Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng (năm 1986), đặc biệt, từ khi có Bộ luật Lao động, chính quyền Thành phố đã kịp thời xây dựng và bổ sung

nhiều chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động của thị trường sức lao động như: chính sách giải quyết việc làm, chính sách thu hút lao động, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, chính sách tiền lương, chính sách an sinh xã hội cho người lao động nhập cư (như: bảo hiểm, nhập khẩu, y tế, giáo dục…).

- Tăng cường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh ngành dịch vụ… để tăng cầu về sức lao động.

- Tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm.

Đặc biệt là từ năm 2002 đến nay, Thành phố đẩy mạnh việc phát triển khu công nghệ cao và xem đây là giải pháp quan trọng để thu hút lao động có trình độ cao, giảm áp lực lao động phổ thông (mà đa phần là lao động ở nông thôn về thành thị và lao động ở các tỉnh nhập cư vào thành phố).

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất để tạo mở việc làm. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động một cách có hiệu quả, từ khi có Luật Doanh nghiệp, Thành phố đã chú ý cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh mới theo hướng đơn giản, thuận lợi hơn, hỗ trợ doanh nghiệp về những vấn đề khó khăn như: vay vốn, giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực… Đồng thời, đẩy mạnh việc xúc tiến đâu tư nước ngoài, cải tiến thủ tục thuê đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để mời gọi đầu tư nước ngoài vào…

- Cải cách công tác quản lý nhà nước đối với thị trường sức lao động, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống môi giới thị trường sức lao động như: dịch vụ việc làm, dịch vụ xuất khẩu lao động, các cơ sở dạy nghề, tổ chức hội chợ việc làm; phối hợp các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để thực hiện có hiệu quả việc tuyển

dụng, đào tạo và sử dụng nguồn lao động… nhằm thúc đẩy cung-cầu lao động gặp nhau; quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc (như: tranh chấp lao động, “cò lao động”, đình công…); đẩy mạnh hoạt động thông tin, thống kê thị trường sức lao động để nắm bắt được các động thái của thị trường sức lao động, làm cơ sở cho việc quản lý vĩ mô và điều chỉnh các hoạt động của thị trường sức lao động.

- Ngoài ra, Thành phố còn chú ý phát triển các khu đô thị gắn với tạo nhiều việc làm dịch vụ như: dịch vụ nhà ở cho công nhân, dịch vụ bảo vệ trị an, chăm sóc cảnh quan, vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w