Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 72 - 73)

- Tài nguyên du lịch:

3.1.1.2.Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng.

Căn cứ Văn kiện Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2006-2010, một số mục tiêu có liên quan tới vấn đề phát triển thị trường sức lao động thành phố, giải quyết việc làm cho lao động thành phố được xác định như sau:

- Phát triển kinh tế thành phố gắn với phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh thực hiện “xã hội hoá”, huy động mạnh mẽ các nguồn lực phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội trọng tâm, bảo đảm công bằng xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.

- Về lĩnh vực công nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh công nghiệp chế tác, nhất là các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, tiềm năng: đóng tàu, sản xuất thép, cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến thuỷ sản, dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng cao cấp. Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, tạo được nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Về lĩnh vực dịch vụ: Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông; trung tâm thương mại của vùng Bắc bộ và cả nước; trung tâm đón nhận và phân phối khách quốc tế, đào tạo nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán; đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công.

- Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá nông sản có chất lượng và hiệu quả trên cơ sở phát triển nông nghiệp nhiệt đới, sinh thái và công nghệ cao với sản xuất chuyên môn hoá quy mô lớn và trình độ ngày càng cao. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm thuỷ sản của vùng duyên hải Bắc bộ…

- Tiếp tục cải tiến cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm cho người lao động, trong đó chú ý tăng lao động hoạt động trong các ngành kinh tế biển, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực nông thôn. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động trong các ngành dịch vụ và công nghiệp. Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy của các cơ sở đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 72 - 73)