Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 59 - 62)

- Tài nguyên du lịch:

2.2.2.1. Những hạn chế:

Như đã phân tích ở phần trên, vai trò nhà nước ở thành phố Hải Phòng đối với phát triển thị trường sức lao động tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, song có thể thấy thị trường sức lao động của Hải Phòng vẫn còn sơ khai, tản mạn, chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của người mua, người bán sức lao động trên thị trường cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều đó được biểu hiện ở những mặt dưới đây:

- Mất cân đối về cung-cầu lao động: Mất cân đối cung-cầu được coi là khó khăn lớn nhất của Hải Phòng, ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh xã hội. Do đó, đòi hỏi phải sớm có biện pháp giải quyết. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về lao động được xem dưới các khía cạnh sau:

+ Mất cân đối về số lượng: Hải Phòng có lực lượng lao động dồi dào và ngày càng tăng do nguồn cung tiềm năng to lớn của thị trường sức lao động, trong khi đó khả năng thu hút lao động vào làm việc của các đơn vị kinh tế còn hạn chế, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nội thành, nội thị còn cao ( 5,39% năm 2006).

+ Mất cân đối về chất lượng: Nhìn chung chất lượng lao động của Hải Phòng cao so với các địa phương lân cận, song vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Cũng như các địa phương khác trong toàn quốc, Hải Phòng đang thừa lao động phổ thông và thiếu trầm trọng lao động có kỹ thuật tay nghề cao. Hiện nay, lao động qua đào tạo của Hải Phòng mới đạt 44,22% vào năm 2005. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước đi trước, nước ta trong giai đoạn công nghịêp hóa, hiện đại hóa cần phải có từ 65-70% lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao và chỉ cần từ 30-35% lao động phổ thông thì ở Hải Phòng cũng cần một tỷ lệ tương tự hoặc cao hơn vì Hải Phòng được xác định là một thành phố trọng điểm của khu vực phía Bắc.

- Đang có nhiều vấn đề phức tạp, bức xúc ở thị trường sức lao động Hải Phòng: như vấn đề di chuyển lao động trên thị trường sức lao động, vấn đề tranh giành lao động, vấn đề đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho lao động nhập cư, vấn đề họat động trái pháp luật của các đơn vị dịch vụ việc làm ...

Do tác động của giá cả sức lao động (tiền lương, thu nhập), sự di chuyển lao động trên địa bàn Hải Phòng diễn ra khá phức tạp. Biểu hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất hàng gia công như: da giày, may mặc. Một số doanh nghiệp đã có những hành động rủ rê, lôi kéo lao động của những doanh nghiệp khác, bằng cách hứa hẹn trả mức lương cao hơn, dẫn tới sự di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Hơn nữa, mức thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công xuất khẩu thường thấp, phần lớn lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, sự ràng buộc giữa người lao động và doanh nghiệp hầu như không có gì. Do đó, người lao động khi thấy ở đâu có lợi là đến, dẫn tới sự di chuyển lao động một cách vô tổ chức.

Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định cũng tạo ra sự bức xúc nhất định trong các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp cố tình hiểu sai tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Tiền lương tối thiểu là để trả cho những lao động không qua đào tạo, làm những công việc bình thường, trong điều

kiện làm việc bình thường. Song thực tế, các doanh nghiệp khi trả lương cho người lao động chủ yếu căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định để trả cho người lao động, kể cả lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan lao động địa phương ít được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư chui diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, dẫn tới sự bất bình đẳng về tiền lương ... đã gây ra bức xúc đối với người lao động.

Hơn nữa, do hệ số chênh lệch tiền lương giữa lao động chuyên gia có trình độ với lao động phổ thông ở các khu vực kinh tế rất khác nhau. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy, dẫn đến tình trạng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sức thu hút đối với lao động có trình độ kỹ thuật cao. Sự di chuyển lao động như vậy, hoàn toàn phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, khi mà tiền lương, thu nhập là giá cả của sức lao động.

Một vấn đề bức xúc khác là: Trên thị trường sức lao động ở Hải Phòng, người bán sức lao động và người mua sức lao động thường không trực tiếp gặp gỡ được nhau ngay từ ban đầu. Những trung tâm có chức năng giới thiệu việc làm theo nhà nước quy định thì năng lực họat động kém hiệu quả, thiếu sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp, những Trung tâm ‘‘ma’’ về giới thiệu việc làm họat động gây sự lộn xộn trong việc giới thiệu việc làm. Tình trạng người lao động bị lừa khi giới thiệu vào các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân.

Những bức xúc trên cho thấy, hệ thống thông tin thị trường sức lao động ở Hải Phòng còn kém phát triển, thiếu độ tin cậy và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường sức lao động ở Hải Phòng còn nhiều yếu kém.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hải phòng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w