- Tài nguyên du lịch:
2.1.1.3. Đặc điểm về xã hội:
- Dân số Hải Phòng năm 2005 có: 1.793.038 người, chiếm 2,1% dân số cả nước và 13,1% dân số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tốc độ tăng dân số bình quân 1,1%/năm, mật độ dân số 1.180 người/Km2. dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phòng sẽ là: 1,9 triệu người và năm 2020 là 2,1 triệu người.
- Lao động: Năm 2005 có 970.200 người, trong đó 40,4% dân số sống ở khu vực thành thị, 59,6% dân số sống ở khu vực nông thôn, 50,8% dân số hoạt động trong nông nghiệp và 49,2 dân số hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hàng năm, nguồn lao động của Hải Phòng được bổ sung hơn 2 vạn lao động.
Về chất lượng dân số và lao động, Hải Phòng được đánh giá là khá hơn so với mức trung bình của cả nước, trí lực của dân số cao, tỷ lệ huy động học
sinh các cấp đạt 78,2% (chỉ sau Hà Nội và Đà Nẵng). Tỷ lệ biết chữ của người lớn 95,4%, chỉ xếp sau Hà Nội, Thể lực của dân số tốt, tuổi thọ trung bình 73,4 tuổi. Mức sống người dân ngày càng được cải thiện, năm 2005 đạt trung bình 11 triệu đồng trên một đầu người, cao hơn mức trung bình của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo là: 2,3%.
Tóm lại, Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở Hải Phòng, có tác động mạnh mẽ đến thị trường sức lao động của Hải Phòng, đòi hỏi thị trường sức lao động phải phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô, cơ cấu ... Do đó, chính quyền thành phố Hải Phòng cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường sức lao động trên địa bàn một cách đầy đủ, đúng đắn, để có phương hướng và những giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.