Hà Nội
Từ cơ sở lý luận của QLNN về GTĐT (đã được trình bày tại Chương 1), thực trạng QLNN về GTĐT được mô tả theo các yếu tố tạo nên hoạt động QLNN về GTĐT (chủ thể quản lý, phương pháp quản lý và công cụ quản lý) và việc tổ chức các hoạt động của QLNN về GTĐT. Cụ thể như sau:
2.3.1. Chủ thể quản lý
Hoạt động QLNN về GTĐT tại Thành phố được thực hiện trực tiếp bởi các cơ quan cùng với những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- UBND Thành phố: thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực giao thông cụ thể như sau [9, Điều 85 và 96]:
+Đối với hạ tầng GTĐT: chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông; tổ
chức quản lý công trình GTĐT; tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn.
+ Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển giao thông đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;
+ Trực tiếp quản lý quỹ đất; việc sử dụng quỹ đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Ban An toàn giao thông Thành phố: là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố [26].
- UBND phường: có nhiệm vụ tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông được phân cấp và giữ gìn trật tự, vệ sinh lòng, lề đường [9, Điều 113 và 118].
- Sở GTVT:
Với tư cách là cơ quan chuyên môn của UBND Thành phố, Sở GTVT Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện QLNN về giao thông vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy, đường sắt đô thị, vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội với những nhiệm vụ cụ thể như sau [23]:
+ Đối với hạ tầng giao thông:
Trình UBND thành phố các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, dự án công trình quan trọng thuộc lĩnh vực GTĐT;
Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông trên địa bàn thành phố;
Thực hiện chức năng chủ đầu tư hoặc được ủy quyền chủ đầu tư xây dựng, duy trì, bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình giao thông;
Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giao
thông vận tải theo phân cấp, ủy quyền;
Thực hiện chức năng quản lý giám sát kỹ thuật, chất lượng xây dựng
các công trình chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố;
Tổ chức quản lý hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông của thành phố;
Thỏa thuận cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về đấu
nối các công trình giao thông, cải tạo sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Về ban hành thể chế:
Chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp với các ngành, các cấp soạn thảo các
văn bản pháp quy mới hoặc bổ sung, sửa đổi các văn bản liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật để trình UBND Thành phố xem xét ban hành hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở GTVT ban hành;
Nghiên cứu trình UBND Thành phố ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, phí, giá dịch vụ chuyên ngành giao thông vận tải.
+ Quản lý về vận tải:
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải;
Thực hiện cấp giấy phép vận chuyển liên vận quốc tế cho các phương
tiện; cấp giấy chấp thuận khai thác vận tải hành khách bằng ô tô; cấp phù hiệu cho xe taxi;
Đăng ký, đăng kiểm các phương tiện thi công công trình giao thông, các phương tiện giao thông;
+ Đối với phương tiện giao thông:
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn các loại phương tiện giao thông; kiểm tra, cấp giấy phép lưu hành phương tiện giao thông.
Thẩm định việc cải tạo, sửa đổi, phục hồi, đóng mới phương tiện, thiết
bị phụ tùng giao thông.
+ Thực hiện công tác về an toàn giao thông:
Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các đề án về đảm bảo an toàn giao
thông trên địa bàn Thành phố;
Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao
thông thuộc phạm vi chức năng của Sở;
Điều tiết giao thông, phân luồng giao thông;
Cấp phép cho công tác đào đường, hè và thỏa thuận các vị trí quảng cáo trên hè, đường.
+ Thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải:
Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường có
liên quan đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải;
- Sở Xây dựng: là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: xây dựng, quản lý cấp phép xây dựng theo quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị với các nhiệm vụ cụ thể sau [24]:
+ Về xây dựng:
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong xây dựng công trình giao thông;
Thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng
công trình và phối hợp việc quản lý xây dựng công trình giao thông;
Giúp UBND Thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ QLNN về chất lượng công trình xây dựng; tổ chức thực hiện giám định công trình.
+ Về thể ban hành thể chế: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư phát triển, quản lý, khai thác và cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật.
+ Về hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển
và nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng giao thông;
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn
về hạ tầng giao thông;
Tổ chức lập, thẩm định các loại đồ án quy hoạch hạ tầng giao thông
thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: thực hiện việc giám sát tác động môi trường đối với chủ nguồn thải trong lĩnh vực GTĐT (chủ nguồn thải chính là chủ sở hữu của các phương tiện giao thông lưu hành trong đô thị) [98].
- Công an thành phố:
+ Tổ chức đào tạo, thi và cấp giấy phép lái xe, điều hành sự lưu thông của các phương tiện giao thông, quản lý trật tự an toàn GTĐT.
Tóm tắt về các cơ quan thực hiện QLNN về GTĐT cùng với những nội dung quản lý (đã được khái quát hóa tại mục 1.3.3) của các cơ quan này được trình bày tại Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Tóm tắt về các cơ quan quản lý nhà nước và việc thực hiện các nội dung QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội
Cơ quan/ nội dung quản lý UBND Thành phố Ban An toàn giao thông UBND quận UBND phường Sở GTVT Sở XD Sở TN- MT Công an Thành phố Ban hành văn bản QPPL về quản lý GTĐT trên địa bàn x Quy hoạch GTĐT x x Xây dựng hạ tầng giao thông x x x Quản lý khai thác, sử dụng hạ tầng GTĐT x x x Bảo vệ hạ tầng GTĐT x Tài chính cho GTĐT x x Quản lý sự vận hành các loại hình giao thông và phương tiện giao thông x x Tổ chức vận hành giao thông trong đô thị x Bảo vệ môi trường đô thị x x Đảm bảo trật tự an toàn GTĐT x x x x x Nguồn: tác giả tự tổng hợp
2.3.2. Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý được thực hiện chủ yếu trong QLNN về GTĐT tại Hà Nội là phương pháp hành chính và phương pháp tuyên truyền - giáo dục.
Phương pháp hành chính được thực hiện thông qua các quyết định hành chính trên cơ sở quy định của pháp luật đối với tất cả các quá trình, các hoạt động liên quan tới GTĐT như ban hành văn bản QPPL và ra các quyết định về: phê duyệt quy hoạch GTĐT, cấp phép xây dựng công trình giao thông và cấp phép các hoạt động liên quan tới công trình giao thông, cấp phép lưu hành phương tiện giao thông, cấp phép sử dụng phương tiện giao thông, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông,…
Phương pháp tuyên truyền - giáo dục được thực hiện để tác động tới ý thức của những chủ thể có hoạt động liên quan tới GTĐT. Đó là các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan tới sử dụng hạ tầng giao thông như: xây dựng các công trình có ảnh hưởng tới hạ tầng giao thông hoặc sử dụng phương tiện giao thông. Phương pháp này nhằm nâng cao ý thức khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng giao thông, bảo vệ hạ tầng giao thông và chấp hành pháp luật về giao thông để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Bên cạnh 2 phương pháp trên, phương pháp kinh tế cũng dần được áp dụng như thông qua các đòn bẩy kinh tế như: tăng lệ phí trước bạ và thuế nhập khẩu đối với phương tiện giao thông cá nhân để giảm bớt sự gia tăng của loại phương tiện này, thu phí sử dụng đường bộ, trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng,…
2.3.3. Công cụ quản lý
Để thực hiện các nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTĐT, các cơ quan QLNN ở thành phố Hà Nội đã sử dụng các công cụ quản lý: pháp luật, quy hoạch và chính sách.
Về pháp luật
Khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động QLNN về GTĐT bao gồm những văn bản QPPL điều chỉnh đối với các quá trình, các hoạt động liên
quan đến GTĐT. Một số văn bản QPPL quan trọng hiện đang được áp dụng trong QLNN về GTĐT như sau:
- Các văn bản QPPL quy định chung đối với GTĐT:
+ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
+ Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004. - Các văn bản QPPL về công trình GTĐT:
+ Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông ngày 2/12/1994;
+ Nghị định số 186/2004 /NĐ - CP ngày 5/11/2004 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Thông tư số 13/2005/TT - BGTVT ngày 7/11/2005 hướng dẫn về thực hiện một số điều của Nghị định 186/2004 /NĐ - CP ngày 5/11/2004 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Các văn bản QPPL về quản lý phương tiện giao thông:
+ Quyết định số 15/2005/QĐ - BGTVT ngày 15/2/2005 ban hành Quy định về việc cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ;
+ Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
+ Quyết định số 60/2007/QĐ - BGTVT ngày 07/12/2007 ban hành Quy định về giới hạn xếp hàng của xe ô tô tải tham gia giao thông trên đường bộ và công bố tải trọng của đường bộ;
+ Thông tư số 08/2009/TT- BGTVT ngày 23/6/2009 hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hóa;
- Các văn bản QPPL về trật tự an toàn GTĐT:
+ Nghị định số 36/2001 /NĐ - CP ngày 10/7/2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn GTĐT;
+ Nghị định số 34/2010/NĐ - CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
+ Nghị định số 71/2012/NĐ - CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ - CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
+ Quyết định số 63/2007/QĐ - BGTVT ngày 28/12/2007 ban hành Quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và lưu hành xe bánh xích gây hư hại mặt đường, xe quá tải trọng, quá khổ, giới hạn của đường bộ trên đường bộ;
+ Thông tư số 09/2009/TT - BGTVT ngày 24/6/2009 quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
+ Thông tư số 13/2009/TT - BGTVT ngày 17/7/2009 quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
+ Thông tư số 07/2009/TT - BGTVT ngày 19/6/2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
- Các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường (có liên quan đến GTĐT):
+ Quyết định số 57/2007/QĐ - BGTVT ngày 21/11/2007 ban hành Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe môtô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe môtô, xe gắn máy.
+ Thông tư số 10/2009/TT - BGTVT ngày 24/6/2009 về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
+ Thông tư số 22/2009/TT - BGTVT ngày 06/10/2009 quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
+ Thông tư số 23/2009/TT - BGTVT ngày 15/10/2009 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;
+ Thông tư số 24/2009/TT - BGTVT ngày 15/10/2009 quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ.
Dựa vào các văn bản trên, chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành một số văn bản để quản lý GTĐT trên địa bàn, sau đây là một số văn bản quan trọng được ban hành trong những năm gần đây (kể từ khi Hà Nội được mở rộng năm 2008):
- Quyết định số 17/2008/QĐ - UBND ngày 29/9/2008 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở GTVT thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 36/2008/QĐ - UBND ngày 15/10/2008 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội;
- Quyết định số 20/QĐ - UBND ngày 16/4/2008 ban hành Quy định về quản lý sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 72/QĐ - UBND ngày 21/5/2009 ban hành Quy định