Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố hà nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 147 - 193)

Trong đời sống xã hội của một đô thị thì GTĐT là một trong những hoạt động quan trọng nhất bởi nhờ có nó, tất cả các hoạt động sống ở đô thị mới được thực hiện. Do vậy, sự vận hành của hệ thống GTĐT có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của các hoạt động sống ở đô thị.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tốc độ đô thị hóa tăng lên nhanh chóng do những điều kiện về nguồn lực phát triển được bổ sung cho các đô thị được mở rộng ở phạm vi quốc tế. Đồng thời, hệ thống giao thông của đô thị cũng bị tác động cả ở khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực là gia tăng nguồn lực cho phát triển và quản lý GTĐT, còn ở khía cạnh tiêu cực là gia tăng những vấn đề về GTĐT như ùn tắc và tai nạn giao thông, sự quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông.

Thành phố Hà Nội, trung tâm tổng hợp của cả nước cũng đã và đang chịu tác động bởi cả hai khía cạnh trên từ hội nhập quốc tế. Mặc dù Chính phủ và chính quyền Thành phố đã rất nỗ lực trong những năm qua nhằm giải quyết những vấn đề GTĐT của Thành phố nhưng kết quả mang lại là không như mong muốn. Tình hình giao thông của Hà Nội trở thành vấn đề nóng bỏng trong đời sống xã hội của Thành phố cũng như của cả nước.

Thực trạng đó đặt ra câu hỏi: cn phi thay đổi QLNN v GTĐT Ni như thế nào để gii quyết trit để nhng vn đề GTĐT đang đặt ra trong thi k hi nhp và phát trin?

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra giả thuyết là: cn phi đổi mi QLNN v GTĐT theo hướng qun lý GTĐT bn vng.

Những kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy quản lý GTĐT bền vững là một xu hướng tất yếu trong quản lý GTĐT bởi những lý do sau:

- Mục tiêu của quản lý GTĐT bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển đô thị bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hay nói cách khác là GTĐT bền vững đóng góp vào sự phát triển bền vững của đô thị - mục tiêu cuối cùng của quản lý và phát triển đô thị.

- Thực tiễn quản lý GTĐT ở các quốc gia đang phát triển và ở các quốc gia phát triển cho thấy rằng, không thể giải quyết triệt để các vấn đề GTĐT bằng cách thức cũ với những chính sách mang tính chuyên ngành mà thiếu tầm nhìn mang tính tổng thể và chiến lược.

Quản lý GTĐT bền vững đã được thực hiện ở một số thành phố của các quốc gia phát triển cách đây vài chục năm (như ở Tokyo, Singapore,…). Tuy nhiên khi đó, bối cảnh hội nhập và phát triển chưa thực sự mạnh mẽ nên việc quản lý GTĐT chưa có được nhiều cơ hội như ngày nay. Do vậy, những định hướng và giải pháp về quản lý GTĐT không hoàn toàn thích hợp với bối cảnh hiện nay.

Đã có nhiều mô hình quản lý GTĐT bền vững được các tác giả trên thế giới đề xuất áp dụng cho các thành phố lớn của các nước đang phát triển. Mỗi mô hình có những định hướng quản lý khác nhau, chú trọng vào những nội dung không hoàn toàn giống nhau nhưng đều có điểm chung là các định hướng được gắn kết với nhau một cách nhất quán trong một tổng thể chung, hướng tới mục tiêu chung là tạo dựng được hệ thống GTĐT bền vững.

Trong luận án này, vận dụng cách tiếp cận quản lý GTĐT bền vững từ lý thuyết và thực tiễn, dựa trên sự phân tích những cơ sở thực tiễn ở thành phố Hà Nội (quan điểm và định hướng phát triển giao thông, thực trạng QLNN về GTĐT, các tiền đề), tác giả đã đề xuất đổi mới QLNN về GTĐT theo những nội dung sau:

- Tích hp quy hoch s dng đất vi quy hoch GTĐT: hướng đổi mới này xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng đất đô thị với mạng lưới GTĐT. Đó chính là mối quan hệ giữa cầu về giao thông với cung về giao thông. Thực hiện tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch GTĐT chính là tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ cầu - cung về giao thông ngay trong quy hoạch.

- Chuyn t qun lý cung v giao thông sang qun lý cu v giao thông. Sự đổi mới này được các nhà nghiên cứu đánh giá là phù hợp nhất với điều kiện của các thành phố ở những nước đang phát triển bởi nó làm cho việc sử dụng hệ thống hạ tầng GTĐT hiện có ở các thành phố hiệu quả hơn, giảm bớt việc phải xây dựng và mở rộng đường sá. Mặt khác, những biện pháp quản lý

cầu về giao thông lại không đòi hỏi nhiều chi phí mà ngược lại, nó có thể mang tới nguồn thu để đầu tư phát triển GTĐT.

- Thay đổi hướng la chn đầu tư phát trin h tng giao thông: so chuyển từ quản lý cung về giao thông sang quản lý cầu về giao thông nên hướng lựa chọn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông sẽ là ưu tiên phát triển hệ thống GTCC với những phương tiện vận tải hành khách với khối lượng lớn (đường sắt đô thị, các tuyến BRT, LRT,…) thay vì mở rộng mạng lưới đường. - Khai thác các ngun tài chính tim năng ca Thành ph: nhu cầu tài chính để đầu tư cho GTĐT rất lớn, ngoài những nguồn vốn từ bên ngoài, chính quyền Thành phố cần khai thác thêm các nguồn vốn từ bên trong như thu thêm một số loại phí và đặc biệt là áp dụng mô hình PPPs để huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

- M rng s tham gia ca người dân trong lp quy hoch và ban hành chính sách GTĐT: sự tham gia của người dân làm tăng chất lượng của quy hoạch và chính sách GTĐT đồng thời tăng sự ủng hộ và cam kết của người dân trong thực hiện các quy hoạch và chính sách GTĐT - một điều kiện quan trọng để tăng hiệu lực QLNN.

Để cho những nội dung đổi mới QLNN về GTĐT được thực hiện trên thực tế, tác giả đã đề xuất những giải pháp sau:

- Ban hành khung pháp lý cho quản lý GTĐT bền vững với việc bổ sung thêm các quy định về thực hiện mô hình PPPs và cơ chế cho sự tham gia của người dân trong quản lý GTĐT.

- Thành lập một cơ quan quản lý GTĐT và phân định trách nhiệm quản lý GTĐT một cách hợp lý cho các cơ quan có liên quan: thành lập Ban qun lý GTĐT trực thuộc UBND Thành phố để làm đầu mối duy nhất phối hợp các hoạt động liên quan tới QLNN về GTĐT.

- Thực hiện tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch GTĐT bao gồm các chính sách và biện pháp để kết hợp việc sử dụng đất theo quy hoạch

với những định hướng phát triển GTĐT trong một thể thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

- Thực hiện các giải pháp quản lý cầu về giao thông theo các nhóm giải pháp về lựa chọn phương tiện đi lại và nhóm giải pháp về kinh tế.

- Tăng tính chịu trách nhiệm của các cơ quan và công chức làm công tác quản lý bằng cách xác định rõ trách nhiệm, thực hiện cơ chế giám sát và nâng cao đạo đức công vụ.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi hoạt động quản lý GTĐT thông qua đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cần thiết với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau cùng các biện pháp thu hút và sử dụng nhân tài.

- Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và điều hành GTĐT như ITS, GIS để tăng hiệu quả và chất lượng của hoạt động quản lý và điều hành GTĐT.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý GTĐT dưới nhiều hình thức và nội dung.

Như vậy, với những việc đề xuất nội dung đổi mới và những giải pháp thực hiện đổi mới QLNN về GTĐT tại Thành phố Hà Nội trên đây, tác giả đã đưa ra một hướng thay đổi mới về cách tiếp cận để giải quyết triệt để các vấn đề GTĐT đang đặt ra tại Hà Nội. Đó là cách tiếp cận quản lý GTĐT bền vững dựa trên sự khai thác hiệu quả những nguồn lực hiện có. Hướng đổi mới QLNN về GTĐT dựa trên sự nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn quản lý GTĐT được tham khảo từ những công trình nghiên cứu mới công bố trên thế giới, đồng thời, đề xuất cũng được xây dựng dựa trên sự phân tích bối cảnh thực tế của thành phố Hà Nội, do vậy, đề xuất có sự hợp lý và nếu được áp dụng sẽ có tính khả thi cao.

Luận án đã được thực hiện theo đúng trình tự, phương pháp của một nghiên cứu khoa học, sử dụng những luận cứ từ lý thuyết và thực tiễn có sự cập nhật. Do vậy, luận án có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

Về mặt lý thuyết, có thể sử dụng cơ sở lý luận của luận án làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu QLNN về GTĐT để phát hiện ra những đặc điểm mới của GTĐT và QLNN về GTĐT trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Về mặt thực tiễn, những đề xuất đổi mới và giải pháp thực hiện đổi mới QLNN về GTĐT có thể áp dụng cho những thành phố lớn của Việt Nam nói riêng và của các nước đang phát triển nói chung.

Tuy nhiên, luận án còn có hạn chế là thiếu những phân tích mang tính định lượng (số lượng chuyến đi, thời gian bình quân của một chuyến đi, số lượng vốn đầu tư cần thiết cho phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch,…) nên những luận chứng thiếu những con số minh họa để tăng sức thuyết phục cho các luận cứ được đưa ra.

Kết luận chương 3

Đề xuất đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển được đưa ra dựa trên sự phân tích những căn cứ đề xuất đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đó là: tác động của bối cảnh hội nhập và phát triển tới giao thông ở Hà Nội, sự phát triển của lý luận và thực tiễn quản lý GTĐT trên thế giới và những tiền đề đổi mới QLNN về GTĐT theo hướng bền vững tại thành phố Hà Nội.

Những nội dung đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội bao gồm: chuyển từ quản lý cung về giao thông sang quản lý cầu giao thông, tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông, thay đổi hướng đầu tư hạ tầng giao thông, khai thác nguồn tài chính tiềm năng cho phát triển GTĐT, mở rộng sự tham gia của người dân vào quá trình lập quy hoạch và ban hành chính sách GTĐT.

Để thực hiện những nội dung đổi mới này, tác giả đã đề xuất ra những giải pháp liên quan tới: khung pháp lý, bộ máy quản lý, nguồn nhân lực, giải pháp trong thực hiện tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao

thông và thực hiện quản lý cầu giao thông, sử dụng công nghệ hiện đại và tuyên truyền, vận động sự tham gia của người dân vào quản lý GTĐT.

Những nội dung và giải pháp trên nếu được thực hiện sẽ làm thay đổi cách thức giải quyết các vấn đề GTĐT tại thành phố Hà Nội và có thể giải quyết được một cách hệ thống các vấn đề giao thông đang đặt ra.

Trong chương này, tác giả cũng đã bàn luận về kết quả nghiên cứu để giải thích kết quả nghiên cứu và phân tích về tính hợp lý của giả thuyết với điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội, khái quát ý nghĩa của luận án và đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của luận án.

KẾT LUẬN

Giao thông đô thị là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội đô thị, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người dân đô thị và đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững đô thị.

Bối cảnh hội nhập và phát triển tác động đến GTĐT theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với chính phủ và chính quyền các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn phải thay đổi hướng quản lý đối với GTĐT.

Thành phố Hà Nội là trung tâm của cả nước cũng đang phải đối diện với yêu cầu này khi hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Tác giả thực hiện nghiên cứu luận án với đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô

thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển” nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó.

Luận án đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về GTĐT thông qua việc đưa ra các khái niệm liên quan và trình bày về những vấn đề chung của QLNN về GTĐT bao gồm: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, phương pháp quản lý, công cụ quản lý, biện pháp quản lý, nhiệm vụ quản lý và các hoạt động quản lý.

2. Phân tích bối cảnh hội nhập và phát triển để luận giải cho sự cần thiết phải đổi mới QLNN về GTĐT tại các thành phố.

3. Nghiên cứu cách tiếp cận quản lý GTĐT bền vững và một số mô hình quản lý GTĐT bền vững được các nhà nghiên cứu trên thế giới đề xuất áp dụng cho các thành phố lớn của các nước đang phát triển.

4. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý GTĐT bền vững tại một số thành phố lớn của các nước như: thành phố Tokyo, Singapore và Thượng Hải. Qua

đó, tác giả đã rút ra những luận cứ thực tiễn cho đổi mới QLNN về GTĐT theo hướng quản lý GTĐT bền vững tại thành phố Hà Nội.

5. Phân tích, đánh giá thực trạng GTĐT và QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội theo các khía cạnh: các yếu tố cấu thành GTĐT (cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông); chủ thể quản lý, phương pháp quản lý, công cụ quản lý và tổ chức các hoạt động quản lý. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong QLNN về GTĐT tại Hà Nội trong thời gian tới.

6. Hệ thống hóa những căn cứ làm cơ sở cho đề xuất những nội dung đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội theo hướng quản lý GTĐT bền vững.

7. Đề xuất các nội dung đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển theo hướng quản lý GTĐT bền vững dựa trên sự khai thác hiệu quả những nguồn lực hiện có.

8. Đề xuất các giải pháp để thực hiện các nội dung đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Các kết quả có được từ việc hoàn thành những nhiệm vụ trên có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nên có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và công tác QLNN về GTĐT tại các thành phố lớn ở Việt Nam cũng như những thành phố lớn của các nước đang phát triển.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005), “Một số giải pháp hoàn thiện giao

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố hà nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 147 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)