Những căn cứ của đề xuất đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố hà nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 114 - 126)

thông đô thị tại thành phố Hà Nội

Những vấn đề đặt ra từ thực trạng GTĐT và QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội (như đã trình bày tại mục 2.4) đòi hỏi nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội cần phải đổi mới hoạt động quản lý đối với GTĐT. Sự đổi mới này không chỉ là những thay đổi nhỏ trong từng hoạt động quản lý cụ thể của từng cơ quan quản lý hay sự thay đổi một cách rời rạc trong chính sách và biện pháp giống như thời gian qua mà cần phải có sự đổi mới mang tính hệ thống có cân nhắc và xem xét tới những vấn đề có liên quan tới GTĐT trong bối cảnh của cả quốc gia và tính đến bối cảnh quốc tế.

Chính vì thế, ngoài căn cứ xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong GTĐT và QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội, những căn cứ cần xem xét khi đề xuất đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội còn bao gồm những nội dung khác nữa, cụ thể là:

3.1.1. Tác động ca bi cnh hi nhp và phát trin ti giao thông

thành ph Hà Ni

Hội nhập quốc tế là sự gắn kết của một quốc gia với khu vực và thế giới trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Hội nhập quốc tế là xu thế khách quan của thế giới và là nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia mà trước hết từ nhu cầu của nền kinh tế của quốc gia đó. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối Đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu thay đổi nhận thức

về kinh tế thế giới. Kết quả của hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam đã chứng tỏ rằng, việc nhận thức và tham gia hội nhập quốc tế đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng về nhiều mặt cho Việt Nam.

Đối với Hà Nội, Thủ đô của cả nước, hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội phát triển cùng những thách thức mới cho sự phát triển của Thành phố nói chung và GTĐT nói riêng. Hội nhập quốc tế đã và sẽ mang lại những thay đổi ảnh hưởng tới GTĐT ở thành phố Hà Nội như sau:

3.1.1.1. Gia tăng nhu cu đi li

Nhu cầu đi lại quyết định đến phương hướng phát triển giao thông của một đô thị. Nhu cầu này trước hết phụ thuộc vào dân số của đô thị.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, dân số ở các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội tăng lên rất nhanh do dòng di dân từ các vùng khác tới Thành phố. Việc ngăn chặn các dòng di cư này là không thể và không thực tế bởi đây chính là quá trình phân bố lại dân cư. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm chính là sự phân bố lại dân cư hầu như không được chuẩn bị mà chủ yếu mang tính tự phát. Điều này thể hiện ở chỗ, trong các định hướng về phát triển của thành phố Hà Nội, có các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng lại gần như không có các giải pháp về cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu cho những người nhập cư. Vì thế, áp lực của sự tập trung quá đông dân cư đã làm trầm trọng thêm vấn đề giao thông của Thành phố [49].

Ngoài việc tăng nhu cầu đi lại bên trong đô thị do di dân, tại Hà Nội còn có các khách du lịch và các thương nhân, bộ phận này cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu đi lại trong và ngoài Thành phố. Tất cả các đối tượng đó (người đi lại) không những làm cho nhu cầu đi lại tăng lên mà còn đòi hỏi chính quyền thành phố phải có những thay đổi làm tăng chất lượng GTĐT theo các chuẩn mực quốc tế, đây chính là sự thay đổi để nâng cao sức cạnh tranh của Thành phố trong xu thế hội nhập quốc tế.

3.1.1.2. S thay đổi vai trò ca giao thông đô th

Trước khi hội nhập với các quốc gia trên thế giới, hệ thống GTĐT chủ yếu là phục vụ cho mối liên hệ giữa các khu vực trong phạm vi đô thị và quốc gia, các nguồn lực cũng chủ yếu được lấy từ ngân sách thành phố và ngân sách của nhà nước. Nhưng trong xu thế hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thách thức về hạ tầng cơ sở trong đó có GTĐT là “suy nghĩ ở phạm vi toàn cầu, hành động ở cấp địa phương” [53, tr.2]. Điều đó có nghĩa là, mặc dù hạ tầng GTĐT vẫn được các nhà quản lý và người dân coi đó là của thành phố nhưng những đối tượng sử dụng hạ tầng giao thông lại không chỉ giới hạn trong dân cư thành phố nữa mà còn có thêm một lượng những người đến thành phố với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, du lịch, học hành, …), các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cũng mở rộng ra trên quy mô toàn cầu.

Các quan hệ kinh doanh và hoạt động sản xuất ngày nay đã vượt khỏi ranh giới của các thành phố và biên giới của các quốc gia. Bản thân các hoạt động xây dựng và cung cấp dịch vụ hạ tầng giao thông cũng trở thành một ngành xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty nước ngoài. Từ đó phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải nhờ đến thị trường tài chính, mà các thị trường này ngày càng mang tính toàn cầu, do vậy, các vấn đề về thanh toán từng được coi là của địa phương lại trở thành những vấn đề quốc tế [53, tr.2].

3.1.1.3. Gia tăng ngun lc để phát trin h tng giao thông đô th

Các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông bao gồm: vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực,… Khi mở rộng hội nhập quốc tế, các quốc gia đều phải thay đổi khung pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Toàn cầu hóa cũng đem lại một nguồn lực không kém phần quan trọng cho phát triển GTĐT đó là các loại phương tiện giao thông hiện đại với tốc độ

cao, khả năng vận chuyển với khối lượng lớn, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận hành thấp được ra đời cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới. Từ đó, các thành phố sẽ có nhiều lựa chọn về phương tiện giao thông phù hợp với đặc điểm và tính chất của thành phố, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng để giải quyết nhu cầu đi lại và vận chuyển của thành phố.

Các công nghệ, thiết bị và vật liệu xây dựng hạ tầng giao thông cũng được phát triển và đưa vào sử dụng sẽ làm thay đổi đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của các thành phố, làm cho các công trình này được nâng cấp về chất lượng, mở rộng về qui mô, gia tăng sự kết nối với hệ thống giao thông của quốc gia, của khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, sự phát triển của đội ngũ chuyên gia giỏi ở nhiều nơi trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho việc truyền bá các ý tưởng và tạo ra các nguồn lực trí tuệ rất cần thiết để ứng dụng các ý tưởng vào điều kiện và tình huống cụ thể của từng thành phố.

3.1.1.4. Thay đổi v vai trò ca chính quyn thành ph trong qun lý giao thông đô th

Ngày nay, các thành phố vận động trong một bối cảnh hoàn toàn khác với trước đó. Do vậy cần phải xem xét lại vai trò của nhà nước và chính quyền thành phố trong bối cảnh này. Sự thay đổi về vai trò này không chỉ đơn thuần như sự thay đổi vai trò của nhà nước và chính quyền thành phố khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường mà nó phải ở tầm toàn cầu và theo xu hướng toàn cầu.

Để định hướng cho sự thay đổi vai trò của nhà nước và chính quyền thành phố, cần phải xuất phát từ mục đích của quản lý. Suy cho cùng mục đích của quản lý tất cả các thành phố trên thế giới là để chúng phát triển ổn định, bền vững, tạo lập môi trường sống ngày càng tốt hơn cho cư dân đô thị.

Muốn thực hiện được mục tiêu đó, các nhà quản lý đô thị phải có khả năng nắm bắt và điều hành tốt các động lực của quá trình phát triển đô thị.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những động lực mang lại cho thành phố được đo lường bởi nhiều chỉ số trong đó có chỉ số về quy mô và chiều hướng của các dòng người (thông qua tình hình di dân) - yếu tố quan trọng tạo nên nhu cầu GTĐT [53, tr.46 - 47].

Vì vậy, nhiệm vụ của chính quyền thành phố Hà Nội cần phải thay đổi theo hướng nắm bắt xu hướng và mức độ của các dòng vận động vào đô thị, chủ động có các giải pháp để thích ứng với các dòng vận động đó, chuyển chúng trở thành những thuận lợi cho sự phát triển của đô thị, hoặc quản lý, hoặc chế ngự các dòng vận động tác động xấu tới sự phát triển Thành phố.

Như vậy, vai trò của chính quyền Thành phố sẽ chuyển từ tổ chức và quản lý các hoạt động phát triển đô thị sang dự báo, định hướng và điều chỉnh đối với các dòng vận động xuất hiện từ bối cảnh hội nhập quốc tế.

3.1.1.5. Gia tăng s tham gia ca người dân và khu vc tư nhân vào qun lý và phát trin giao thông đô th

Hội nhập quốc tế mang tới sự thay đổi nhiều mặt cho đời sống của một thành phố. Việc mở mang ra bên ngoài giúp nhận thức của người dân được nâng lên. Càng ngày, người dân càng nhận thấy vai trò quan trọng của giao thông đối với đời sống của họ và khi nhận thức của người dân được nâng lên thì chính họ sẽ nhận thấy mình phải có trách nhiệm đóng góp vào xây dựng và phát triển giao thông tại thành phố mà mình đang sống. Sự tham gia có thể dưới rất nhiều hình thức trong nhiều giai đoạn của quá trình hoạch định, xây dựng và vận hành hệ thống giao thông đô thị.

Trước hết, người dân có thể tham gia vào quá trình ra quyết định về đầu tư xây dựng một công trình giao thông nào đó của thành phố. Sự tham gia này giúp cho các nhà quản lý tính toán, cân đối một cách hợp lý hơn giữa lợi ích

của thành phố và các đối tượng có liên quan trong vấn đề xây dựng một công trình giao thông, từ đó tránh được các xung đột về lợi ích có thể xảy ra.

Sự tham gia của người dân, của các công ty tư nhân trong và ngoài nước dưới hình thức PPPs là biện pháp thường được sử dụng ở thành phố lớn của các nước phát triển. Học hỏi từ mô hình này ở nước ngoài sẽ phần nào giúp Hà Nội tháo gỡ được những khó khăn về nguồn vốn trong xây dựng hạ tầng giao thông và cung cấp các dịch vụ vận tải.

Sự tham gia của người dân còn thể hiện qua việc người dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật giao thông, hiểu biết để lựa chọn các loại hình đi lại phù hợp với định hướng chung của thành phố, đề xuất các ý kiến trong công tác điều hành và quản lý giao thông.

Như vậy, khi dân chủ được phát huy theo xu hướng chung của thế giới sẽ giúp cho các các thành phố lớn có thêm được nguồn lực được khai thác từ chính bên trong thành phố để tạo dựng ra hệ thống hạ tầng và dịch vụ về GTĐT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của dân cư. Trong vấn đề này, hội nhập quốc tế có vai trò xúc tác để các thành phố khai thác tiềm lực của mình tốt hơn.

3.1.2. S phát trin ca lý lun và thc tin qun lý giao thông đô th

trên thế gii

3.1.2.1. V lý lun

Trong thời gian qua, trước những vấn đề GTĐT đang đặt ra ngày càng gay gắt tại các thành phố của các nước đ phát triển bất chấp những nỗ lực của chính phủ và chính quyền các thành phố, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu buộc phải xem xét lại cách thức tiếp cận đối với QLNN về GTĐT để từ đó tìm ra những mô hình QLNN về GTĐT thích hợp hơn, để thực sự giải quyết những vấn đề đặt ra trong GTĐT một cách triệt để. Đó là cách tiếp cận quản lý GTĐT bền vững với một số mô hình quản lý như đã được trình bày tại mục 1.5.

3.1.2.2. V thc tin

Qua nghiên cứu quản lý GTĐT bền vững ở 3 thành phố lớn (như đã trình bày tại mục 1.5), có thể thấy rằng, mặc dù điều kiện kinh tế của các thành phố này là khác nhau và cũng khác với điều kiện của Việt Nam nhưng điểm khởi đầu khiến các thành phố này phải hành động quyết liệt hơn đó là, khi dân số thành phố tăng lên nhanh chóng cùng với sự mở rộng đô thị - tình hình này giống với tình hình của các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay. Do đó, qua thành công của mỗi thành phố này, có thể chọn lọc để rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý đô thị ở các thành phố lớn của Việt Nam để giải quyết các vấn đề về GTĐT nóng bỏng. Những bài học qua thực tiễn quản lý GTĐT tại các thành phố được nghiên cứu trong Chương 1 của luận án là:

- Gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch GTĐT (tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông) để tạo ra sự cân đối trong mối quan hệ cung và cầu giao thông. Việc quản lý quy hoạch này được giao cho một cơ quan để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình kiểm soát và thực hiện các dự án GTĐT.

- Phát triển mạnh hệ thống GTCC, đặc biệt là các phương tiện có sức chuyên chở lớn như tàu điện ngầm và tích hợp các loại hình phương tiện giao thông trong thành phố thành một hệ thống giao thông thống nhất để tăng hiệu quả sử dụng mạng lưới GTĐT.

- Sử dụng nhiều biện pháp, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân như: tăng phí đỗ xe ở khu vực trung tâm, thu phí giao thông, đánh thuế nhập khẩu phương tiện, thuế sử dụng đường, thu phí cấp phép gia tăng (Singapore),…

- Tìm mọi cách huy động tối đa nguồn tài chính đầu tư cho phát triển GTĐT như: cho phép tư nhân tham gia, tạo nguồn tài chính từ chính GTĐT.

- Sử dụng công nghệ hiện đại để điều hành hệ thống GTĐT và để thực hiện các tác nghiệp cụ thể trong hoạt động quản lý GTĐT.

3.1.3. Nhng tin đề cho đổi mi qun lý nhà nước v giao thông đô th theo hướng bn vng ti thành ph Hà Ni

3.1.3.1. Quan đim phát trin GTĐT

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giao thông trong các thành phố, đặc biệt là trong những thành phố lớn, Nhà nước ta đã thống nhất quan điểm về phát triển giao thông vận tải nói chung và GTĐT nói riêng như sau [22], [16], [15], [19], [17]:

- Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố hà nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 114 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)