So sánh nhân vật của HồDZếnh và các tác giả trong cùng dòng truyện trữ tình.

Một phần của tài liệu Nhân vật lưu lạc trong chân trời cũ của hồdzếnh (Trang 31 - 36)

truyện trữ tình.

HồDzếnh cứ điềm nhiên kể, kể bằng một chất giọng đậm đà thiết tha sâu lắng để gieo vào lòng ngời đọc những âm ỉ khôn nguôi bởi những số kiếp, những

nỗi đau khổ trong tâm hồn mà các nhân vật của ông phải chịu đựng. Đúng nh có ngời đã nhận xét: đây là một tâm hồn đau khổ, suốt đời đau khổ. Thậm chí ông là ngời tự tạo ra đau khổ để mà sống, để mà sung sớng, sung sớng vì thấy mình đợc đau khổ hơn ngời. Chính vì vậy mà giọng văn của ông tha thiết nhân hậu nhng nó vẫn có cái gì đó lâm li ai oán đầy tủi hờn. Vũ Quần Phơng từng nói “văn của HồDzếnh là những tiếng chuông buồn mà tiếng này cha dứt tiếng khác đã bồi thêm vào tạo thành một chuỗi buồn luôn ngân nga trong một chuỗi buồn”. Phải chăng vì thế mà các nhân vật trong chuyện của ống suốt kiếp chìm đắm trong nỗi buồn của sự lu lạc, của mặc cảm thiếu quê hơng.

Có thể nói cả một thời buồn tủi ấy là cái cớ để HồDzếnh khóc bằng thơ, để làm hoen ố cả một thời bình minh đáng lẽ rất tơi đẹp (Ngời Chị dâu tôi). Chuỗi năm tháng tiếp theo, tiếng khóc ấy vẫn dội vào trong trang viết của ông với d âm “tiếng chày giã gạo đều đều rơi vào cảnh tĩnh mịch, nh kéo giãn thời khắc buồn bã không bao giờ tan”(Ngày gặp gỡ) “Tiếng xay lúa ồ ồ nhiều lúc đến tận hai giờ sáng, nh những nhịp đời thơng nhớ âm vọng trong thời khắc lòng ngời” (Ngời Chị Dâu). Có ai chịu nhiều đắng cay hơn nhân vật trong truyện “Nguời anh xấu số” mà “tâm hồn nh căn lều trống, gió thổi qua không vớng một bức bách?” Có ai chịu nhiều cô đơn, lạnh lẽo hơn ngòi đàn bà trong truyện “Sáng trăng suông” mà ngày tết chỉ có “mấy que hơng ngậm ngùi cháy trên bàn thờ vắng vẻ, vài bông hoa giấy trơ trẽn thò ra ngoài chiếc bình sứ, không đủ điểm sáng sự u tịch đã có từ nhiều đời” và “tóc chị rối ren nh tâm hồn chị bận rộn bập bùng và sầu thảm nh cái ánh đèn dầu lạc đêm đêm soi không đủ sáng một góc nhỏ trong căn nhà tranh”. Những dòng văn của ông đã dẫn dắt ngời đọc vào một cõi u hoài cô tịch của một chân trời băng giá để ngời đọc nằm mê man tại đó thấp thoáng trong giấc mộng những hình bóng lui hui chịu sự đè nặng của số phận.

HồDzếnh viết văn bằng tâm hồn của một nhà thơ, cho nên có thể nói rằng mỗi truyện ngắn của ông là một bài thơ triền miên cảm xúc mà trong đó nhân vật chỉ là cái đinh để ông treo bức chân dung tâm hồn mình. Không phải vô cớ mà Vũ Th Hiên viết cho ông những trang th đầy kính trọng: “Anh là ngời thầy tinh thần

của tôi, nh tôi đã nói không phải bây giờ, mà từ khi tôi còn là đứa trẻ. Không đọc

Chân Trời Cũ vị tất tôi đã đi vào cái nghiệp văn chơng nh hôm nay”

Về phơng diện này ta thấy nhân vật của HồDzếnh khác với nhân vật của Thạch Lam, Thanh Tịnh. Nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh cũng thờng gặp phải những cảnh ngang trái của cuộc đời. Nh “Dung” trong “Hai lần chết” (Thạch Lam) cô sinh ra đã phải chịu sự ghẻ lạnh của ngời trong gia đình, lớn lên lại bị ép duyên, nói đúng hơn là bị bán cho một gia đình ở thành thị và ở đây cô phải sống một cuộc sống của kẻ ăn ngời ở, phải chịu những lời chửi nắng của mẹ chồng cay nghiệt. Dung không tìm đợc chỗ dựa tinh thần, cô đã đi tự tử. Lần thứ nhất cô tự tử nhng không chết. Lần thứ hai đáng sợ hơn là Dung phải sống cuộc sống cũ, đó mới thực sự là cái chết không bấu víu vào đâu đợc, cái chết về tinh thần ngay trong cõi sống.

Rồi “Tâm” trong “Cô hàng xén”(Thạch Lam) cuộc đời cô gắn liền với chiếc đòn gánh trên vai hết lo cho gia đình mình lại lo cho gia đình chồng “ngày nọ dệt ngày kia nh một tấm vải thô”, “ghánh hàng trở nên quá nặng trên đôi vai nhỏ bé của Tâm, chiếc đòn gánh càng cong xuống và rên rỉ”. Từ một cô gái xinh đẹp, do gánh nặng gia đình Tâm đã già đi, tơng lai cuộc đời Tâm mù mịt, nàng không còn chú ý đến sắc đẹp của mình, không biết nó tàn lúc nào. Kết thúc truyện đợc khép lại bằng hình ảnh bế tắc tuyệt vọng “…nàng cúi đầu đi mau vào trong đêm tối”.

Hay Dyên “Bên con đờng sắt” của Thanh Tịnh đã vội vã đặt duyên phận và thân phận cho cái mới để rồi cuối cùng lại bị quẳng trở lại với cuộc sống cũ, nhng cuộc sống ấy giờ đây lại trở nên nặng nề và cay đắng hơn trớc rất nhiều.

Các nhân vật của Thạch Lam, Thanh Tịnh tuy gặp rất nhiều hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã nhng họ cha một lần chịu lu lạc, cha một lần phải mang trong lòng mặc cảm lu lạc. Còn nhân vật của HồDzếnh thì khác trừ một số rất ít, những nhân vật còn lại là những con ngời phải chịu cảnh lu lạc. Đây là một ấn tợng mà HồDzếnh để lại cho văn học, một ấn tợng thật sâu sắc.

Những lu lạc trong “Chân trời cũ” của HồDzếnh thờng không phải là sự lu lạc riêng rẽ rời rạc mà là những lu lạc ràng buộc, quan hệ với nhau. Sự lu lạc này

có khi lại là nguyên nhân hay hệ quả của sự lu lạc khác. Đây cũng là một lí do để ta hiểu thêm tại sao hầu hết các nhân vật của HồDzếnh đều phải chịu cuộc đời lu lạc hoặc mang những mặc cảm của sự lu lạc. Chị Yên - ngời con gái nuôi trong gia đình nhân vật “Tôi”, một ngời con gái hiền lành, đảm đang tháo vát đáng ra chị sẽ có một gia đình yên ấm, chị sẽ sống bên anh đỏ phụ hiền lành thì trái ngang thay ngời cậu họ của gia đình lại đến ở lì làm một vị khách báo hại và ngời này đã làm nhục đời chị để rồi chị phải ôm uất hận bỏ nhà ra đi. Chị Yên lu lạc kéo theo sự lu lạc của anh đỏ Phụ. Vì không sao cắt nghĩa đợc lí do tại sao ngời yêu rời xa mình, rồi vì cuộc đời nghèo khổ bám riết nh hình với bóng ngay từ khi anh sinh ra anh đã quyết định bớc vào cuộc đời lu lạc đi phu sang tân thế giới sau khi đã nhận món tiền định mạng “những tên cai mộ phu lì lợm mặt cắt không ra một giọt máu, mở túi bạc trả tiền mua ngời theo một giá ấn định sau khi đã cầm từng ngón tay bắt lăn và điểm chỉ lên tờ giấy cam đoan đóng rằn con dấu nhà thầu: mời đồng một đầu phu sang tân thế giới và năm đồng đến đất đỏ Nam kỳ. Chỉ sau một cử chỉ khô gọn là nhận số tiền định mạng, con ngời chợt thấy hoang mang, nghe nh có nhát dao nào cứa đứt lìa mình khỏi cuộc đời quen thuộc, khỏi quê hơng thân thích”(Anh Đỏ Phụ). Đây là cái lu lạc truyền ngời.

Các nhân vật của HồDzếnh không chỉ phải chịu sự lu lạc truyền ngời này mà còn phải chịu cái lu lạc dai dẳng hơn : lu lạc truyền kiếp. Ngời cha lu lạc kéo theo sự lu lạc hay ít nhất là những mặc cảm lu lạc của các thành viên trong gia đình. Đó là sự lu lạc của ngời anh trai, ngời chị dâu, ngời chị nuôi và đặc biệt là cái tôi HồDzếnh. HồDzếnh có hai quê, quê mẹ Việt Nam và quê cha Trung Quốc. Với quê mẹ HồDzếnh yêu bằng một tình yêu dung dị cụ thể trong sự tôn kính. Với quê cha đó là sự tôn ngỡng thờ vọng. Nhng có lẽ cả hai quê hơng này đều ít chấp nhận cái tôi nhỏ bé này. Cho dù HồDzếnh có yêu quê mẹ đến “trên bậc tuyệt vời của tôn giáo” thì ngoài ngời mẹ ra HồDzếnh cũng không thể tìm thấy một sợi dây liên hệ nào khác. Ngay cả em Fin xinh đẹp mối tình đầu của “Tôi” cũng không chấp nhận ông “không dng, lòng tôi nhói lên nh bị ai chích. Rồi tôi chợt hiểu, Tôi hiểu rằng, trong lòng ngời con gái của xứ rừng núi này, ẩn một tình cảm khác, nó chỉ đặc biệt

ràng buộc với những cái gì thuộc về quê hơng, mà không có một sức mạnh nào, quyền phép nào dẫu nhiệm màu cao cả ở trên thế gian này mua đợc”. Và không chỉ thế đã có lần HồDzếnh và thằng cháu đích tôn đã bị thầy giáo mắng trớc lớp với một hàm ý khinh bỉ rõ rệt “rõ là đồ Tàu”, “đúng là đồ Tô Định!” (Thằng cháu đích tôn) .

Còn với quê cha HồDzếnh cũng không đợc thừa nhận và cái ngời đầu tiên nghi ngờ điều đó lại chính là cha ông “dòng máu Trung Hoa thấm đến ba anh em chúng tôi không còn dợc nguyên chất nh trớc nữa. Ngời lo đến ngày lạc giống nhất, có lẽ là ba tôi” (Ngời chị dâu tôi), kể cả chú Nhì hay thằng cháu đích tôn đến Việt Nam đều chỉ chuyện trò với một ngời duy nhất: đó là cha của HồDzếnh. Chỉ có một ngời Trung Hoa chính gốc thừa nhận HồDzếnh là ngời cùng cội rễ với mình đó là ngời chị dâu, nhng ác hại thay chính ngời chị dâu ấy lại trở thành “ngời đàn bà Việt Nam đặc”. Chính vì thế mà suốt cuộc đời mình HồDzếnh luôn mang trong mình những mặc cảm lu lạc, bởi HồDzếnh bị đẩy vào tình thế không phải của bên này cũng không phải của bên kia. Tình thế ấy đẩy HồDzếnh chìm sâu vào mặc cảm không cội nguồn, bị bỏ rơi, bị coi nh tồn tại ngoài cộng đồng. Trong khi ở quê mẹ HồDzếnh vẫn khao khát nhớ quê cha và tâm trạng ấy đã đẩy HồDzếnh vào mặc cảm phạm tội vì ông cho rằng nh vậy là một sự bạc bẽo rất đáng xấu hổ.

Bị phân chia bởi hai thứ tình yêu mà tình yêu nào cũng lớn lao thiêng liêng. HồDzếnh dờng nh muốn tìm kiếm một miền đất lý tởng để có thể thoả mãn đợc những mối giao thoa phức hợp trong tình cảm của mình mà không phải phản bội lại cả hai xứ sở ông cùng yêu dấu. Chính vì không tìm thấy miền đất đó mà “Chân trời cũ” là những giằng xé âm thầm triền miên của một kẻ chơi vơi giữa hai bờ xứ sở. HồDzếnh chua xót nhận ra quê hơng và gia đình không còn là sự che chở của con ngời, mà đó là sự ghẻ lạnh. Đây chính là sự gặp gỡ lý thú của HồDzếnh với các tác giả cùng thời, đó là một Nguyễn Tuân với “Thiếu qê hơng”, đó là một Huy Cận “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” và còn là một Vũ Hoàng Chơng “lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa - Bị quê hơng ruồng bỏ giống nòi khinh ”. Qua dây có thể thấy rằng ở mỗi một trang văn HồDzếnh lại vẽ nên cho độc giả thấyđợc

những éo le những nghiệt ngã mà con ngời phải gánh chịu. Hầu hết các nhân vật của HồDzếnh dù ở hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác thì họ đều phải chịu kiếp đời lu lạc hoặc ít nhất là mang trong mình những mặc cảm của sự lu lạc. Dù nỗi khổ của cảnh lu lạc không giống nhau nhng các nhân vật của HồDzếnh cuối cùng đều phải chịu chung một kết cục bi thảm là bị hoàn cảnh lu lạc bóp chết.

Một phần của tài liệu Nhân vật lưu lạc trong chân trời cũ của hồdzếnh (Trang 31 - 36)