biểu hiện ý đồ nghệ thuật của các tác giả trong dòng truyện trữ tình.
HồDzếnh sống trong thời điểm giao thời của lịch sử, thời kỳ của sự bàn giao tất yếu giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ mất dần đi và cái mới thì dần hình thành trong cuộc sống. Vào những thời kỳ này cảm nhận của con ngời về quá khứ - hiện tại rất ám ảnh nên rất nhiều nhà thơ và nhà văn lúc ấy ngoái nhìn lại quá khứ với tâm trạng tiếc nuối. Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Thanh Tịnh, HồDzếnh tất cả đều tìm về quá khứ. Nguyễn Tuân nhìn lại quá khứ với tâm trạng tiếc nuối và ông muốn vực lại quá khứ, làm sống lại quá khứ đẹp đẽ trong thời hiện tại qua tác phẩm “Vang bóng một thời”. Ngoài ra Thạch Lam,Thanh Tịnh cũng thế . Nhng một điểm khác là thời gian nghệ thuật trong Thạch Lam không chỉ là quá khứ. Văn chơng Thạch Lam có sự đan quyện hài hoà tinh tế của thời gian ba chiều: quá khứ – hiện tại – tơng lai. Trong ba chiều thời gian ấy quá khứ và tơng lai chỉ xuất hiện đủ cho tác giả soi chiếu hiện tại, mở rộng và khơi sâu hiện tại. Thời gian ấy không luân chuyển theo quy luật mang tính vật lý mà nó là thời gian trôi chảy theo dòng tâm lý, dòng cảm xúc, kết quả có thời gian đồng hiện. Đồng hiện trên từng sự vật, từng con ngời, từng cảm giác. Còn thời gian trong Chân Trời Cũ là thời gian mang tính quan niệm có lẽ HồDzếnh gian díu quá nhiều với quá khứ cho nên ông chỉ lặng trôi theo quá khứ, nuối tiếc quá khứ. Ông nhìn thời gian nh một sự bào mòn khắc khoải, sự huỷ diệt âm thầm. Đó là sự huỷ diệt những gì tơi đẹp mà ông hằng ấp ủ. ở Chân Trời Cũ tơng lai dờng nh không đợc biết đến. ở đó hy hữu
xuất hiện thời gian hiện tại, nhng hiện tại chỉ là nơi bừng tỉnh của tác giả sau khi đã bơi lội mệt nhoài trong quá khứ: “tôi còn yêu Fin đợc đến ngày nay chỉ vì tôi ở xa Fin và không bao giờ gặp Fin nữa.” (Trong bóng rừng); hiện tại có lúc chỉ là nơi bắt đầu cho một cuộc hành hơng về quá khứ. “Trong số những ngời đọc tôi hôm nay ít nhất cũng có một trăm ngời quen em gái tôi. Tôi nói một trăm, vì muốn để cho em tôi đỡ tủi…” (Em Dìn). Điều này có nghĩa là HồDzếnh cha, hay cố ý cha
thấy những gì đang đến và sẽ đến. Với ông chỉ có những gì đã qua, nên trong tác phẩm của ông dờng nh chỉ có một màu : Quá khứ.
Có thể nói rằng tập truyện “Chân Trời cũ” là sự ngoái nhìn về tuổi thơ về gia đình với lai lịch những con ngời. Mỗi câu chuyện của HồDzếnh là một bức chân dung ngời thân trong gia đình : bố, mẹ, anh, em gái, chị dâu, chị nuôi, anh rể hụt, chú, dì, cháu…và những ngời hàng xóm nghèo khổ. Tuy là truyện ngắn nhng nó lại chứa đựng đợc cả cuộc đời nhân vật, chứa đựng cả một kiếp ngời và tất cả đều đợc dựng lên bằng kỷ niệm. Từ hiện tại quay nhìn dĩ vãng, dĩ vãng thì cực nhọc buồn thơng còn hiện tại là chia ly tan tác.
Lệ thờng khi thực tại chỉ mang đến cho con ngời nỗi chán chờng cô đơn lạc lõng, không nơi nơng tựa, không chỗ xẻ chia và không nhìn thấy cái đích của tơng lai thì sự trở về quá khứ sẽ trở thành phơng tiện giải thoát, thành cứu cánh cho sự cân bằng sinh thái tâm hồn, và quá khứ do vậy luôn luôn là chốn đi về của những nỗi vô vọng. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại tìm về với quá khứ cùng với những hy vọng, những mục đích cụ thể. Nguyễn Tuân tìm về quá khứ với những giá trị cao sang, những cái đẹp ẩn chìm trong thú chơi tao nhã ở những con ngời “Vang bóng một thời”. Quá khứ với Thạch Lam là một sự an ủi gợng gạo (Hai đứa trẻ) hay một sự thanh lọc tâm hồn(Dới bóng Hoàng Lan). Hồdzếnh tìm về quá khứ cũng là sự tìm về một nơi trú ẩn an toàn cho tâm hồn mình, một linh hồn yếu đuối đã chịu nhiều sự dè bỉu của thực tại. Nhng càng tìm về dĩ vãng HồDzếnh càng thất vọng vì quá khứ vẫn xa vời.