Chủ điểm nhân vật lịch sử và con ngời bất hạnh

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 78 - 107)

Thơ chữ Hán Nguyễn Du, không chỉ có bức chân dung tự hoạ về chính tác giả mà nhà thơ còn hớng ra thế giới bên ngoài để đến với những nhân vật lịch sử, những con ngời bất hạnh.

Trong dịp đi sứ Trung Hoa, trên hành trình tới Yên Kinh, nhà thơ có dịp chứng kiến cảnh vật, di tích lịch sử, con ngời trên đất nớc này. Bằng vốn sống phong phú, trái tim nhạy cảm của nghệ sĩ tài ba, cặp mắt nhìn đời thấu đạt, từng trải, Nguyễn Du đã viết về nhân vật lịch sử, về con ngời thấm đẫm tình yêu th- ơng và ngỡng vọng.

Với Nguyễn Du, những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng mà cuộc đời trải muôn vàn bất hạnh, tuy cách xa về không gian và thời gian nhng giữa Nguyễn Du với họ vẫn có sự tơng đồng về tình cảm, lý tởng đã đa tới những xúc cảm mãnh liệt. Đọc tập thơ của hai nhà thơ Đờng Vi ứng Vật và L Chiếu Lân, dù ngời xa đã khuất nhng Nguyễn Du đồng cảm với nỗi niềm của họ qua thơ, nhà thơ cảm nhận đợc sự gần gũi thân thiết "kiến thi nh kiến nhân". Nguyễn Du nhận chân ra tiếng thơ "nồng thắm mà đạm bạc, vừa hào phóng vừa mang tâm tình nhàn hạ của ẩn sĩ" (Mai Quốc Liên) [28;367] của Vi ứng Vật và vị trí một trong sơ Đ- ờng tứ kiệt L Chiếu Lân, bằng một thái độ ngỡng vọng:

Đại sơn hng bảo tạng, Độc hạc xuất phong trần.

(Đề Vi L tập hậu)

(Nh kho báu trên núi lớn,

Nh hạc lẻ bay khỏi vùng gió bụi)

Với Khuất Nguyên, nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáu lần nhắc đến. Chùm thơ hai bài Tơng Đàm điếu Tam L đại phu, Phản chiêu hồnTơng Âm dạ trực tiếp viết về Khuất Nguyên còn

Biện GiảTrờng Sa Giả Thái phó viết về Giả Nghị nhân đó mà nhắc đến Khuất Nguyên. Nghĩ về Khuất Nguyên, Nguyễn Du trớc hết không thể không bộc lộ niềm ngỡng vọng với một tài năng thơ ca xuất chúng:

Thử địa do văn lan chỉ hơng.

(Tơng Đàm điếu Tam L đại phu - I)

(Đất này còn nghe thoảng mùi hơng của hoa lan, hoa chỉ) Tố Nh khẳng định, tôn vinh giá trị vĩnh hằng của tác phẩm Khuất Nguyên để lại cho đời:

Sở từ vạn cổ thiện văn chơng.

(Tơng Đàm điếu Tam L đại phu - I)

(Muôn đời sở từ vẫn là áng văn chơng tuyệt tác) Và:

Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ, Hà hữu Ly tao kế Quốc phong?

(Tơng Đàm điếu Tam L đại phu - II)

(Ví nh hiến lệnh đợc ban hành trong thiên hạ, Thì làm gì có đợc Ly tao nối tiếp Quốc phong?)

Tình cảm Nguyễn Du dành cho Khuất Nguyên rất sâu sắc, tất cả đợc dồn nén vào bài Phản chiêu hồn. Nhà thơ viết tác phẩm này để luận chiến với Tống Ngọc, một nhà văn cùng thời với Khuất Nguyên, tranh biệt với ý kiến của ngời xa khi Tống Ngọc làm bài Chiêu hồn để gọi hồn Khuất Nguyên trở về. Khác với những ngời trớc đó "chiêu hồn" Khuất Nguyên nh Tống Ngọc, Giả Nghị, Nguyễn Du cho rằng Khuất Nguyên đang tồn tại, đang luôn thiết tha hớng về quê hơng đất nớc với tất cả tài năng và tâm hồn cao quý của ông. Nhng đất này, nơi đã từng là tổ quốc của Khuất Nguyên vẫn cha phải là nơi để ông trở về. Hai nghìn năm sau, mặt đất vẫn chẳng khác gì thời Khuất Nguyên sống. Tuy nhiên

Phản chiêu hồn không phải chỉ là một tâm hồn khóc một tâm hồn tri kỷ, không phải chỉ là bi kịch cá nhân của hai ngời, dù đó là những con ngời vĩ đại. Truyền

thống học vấn uyên bác của dòng họ gia đình và tài năng của Nguyễn Du tạo cho ông vốn hiểu biết sâu sắc về văn hoá và lịch sử Trung Quốc. Nguyễn Du hiểu và yêu mến Khuất Nguyên không có gì là lạ. Nhng tất cả những hiểu biết tri thức lịch sử ấy, qua tâm hồn và trái tim Nguyễn Du đã trở thành máu thịt, thành suy ngẫm, day dứt về lẽ đời và con ngời trong ông. Nhà văn Lỗ Tấn đầu thế kỷ XX đã nhiều lần gọi xã hội Trung Quốc là xã hội ăn thị ngời. Nhng trong xã hội Phản chiêu hồn các hành động “ăn thịt ngời” ấy hiện lên bằng những hình ảnh cụ thể, gây ấn tợng mạnh. Đó là những kẻ vênh váo, ăn nói bắt chớc hiền thần xa nh ông Cao ông Quỳ thời Nghiêu Thuấn nhng trong bụng chứa đầy nọc độc. Bản chất thâm độc của chúng thật đáng rùng mình:

Bất lộ trảo nha dữ giác độc, Giảo tớc nhân nhục cam nh di.

(Họ che giấu nanh vuốt và nọc độc, Nhng cắn xé thịt ngời ngọt xớt nh đờng)

Một xã hội mà nhân gian đầy bọn ác quỷ, bốn phơng không còn chốn n- ơng tựa, hồn làm sao có thể trở về, đến cả "lên trời xuống bể" chẳng đợc nữa huống chi một mảnh đất nh thành Yên Sính:

Hậu thế nhân nhân giai Thợng quan, Đại địa xứ xứ giai Mịch La.

Ng long bất thực, sài hổ thực,

(Đời sau ngời đều là Thợng quan,

Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La. Cá rồng chẳng nuốt, hùm sói cũng ăn)

Hiểu thấu nỗi cô trung của Khuất Nguyên, cõi lòng nhà thơ nớc Sở, Nguyễn Du đã phản bác lại lời bàn của Giả Nghị khi ông cho rằng Khuất Nguyên sao không "trải chín châu mà tìm vua, hà tất ôm lấy cố đô ấy". Đứng trên lập trờng chính thống của một nhà nho, Nguyễn Du cho rằng liệt nữ không thờ hai chồng, kẻ trung thần không thờ hai dòng họ, lẽ đâu lại đi tìm vua ở chín

châu. Và hơn thế Nguyễn Du hiểu tấm lòng suốt đời vì dân vì nớc của Khuất Nguyên chứ đâu phải là chuyện chọn chủ để thờ. Tấm lòng Khuất Nguyên đợc Tố Nh ví trong nh nớc dòng sông Tơng:

Khuất Nguyên tâm, Tơng giang thuỷ, Thiên thu vạn thu thanh kiến để.

(Biện Giả)

(Lòng Khuất Nguyên và nớc sông Tơng, Nghìn năm vạn năm vẫn trong suốt thấy đáy)

Viếng ngời xa, thông cảm và trân trọng ngời xa, Nguyễn Du hiểu rằng vị tất Khuất Nguyên đã biết có một Nguyễn Du tri kỷ trên cõi đời này, đang trăn trở những nỗi đau nhân tình cùng ngời thiên cổ. Câu hỏi "Vi tất hữu nhân vi hữu ngã" là câu hỏi cho mình, đồng thời cũng là câu đồng vọng tới ngời xa, là lời đáp gọi ngời xa, hớng đến khát vọng tri kỷ lúc sinh thời của Khuất Nguyên. Không là bậc tri kỷ tri âm, làm sao nhà thơ có đợc nỗi thơng cảm lạ lùng nh thế:

Tĩnh dạ tức ngâm khiếu, Vô sở giao long kinh.

(Tơng Âm dạ)

(Đêm yên tĩnh thôi đừng ngâm nga nữa, Chớ làm cho loài giao long khiếp sợ)

Cũng nh Khuất Nguyên, Đỗ Phủ là nhà thơ vĩ đại từng đợc ngời đời xem là “thi thánh” của dân tộc Trung Hoa. Khi còn ở nhà, Nguyễn Du luôn canh cánh một nỗi niềm:

Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi.

(Y nguyên vạn ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên)

(Hồn mộng tôi đêm đêm nhập vào thơ Đỗ Thiếu Lăng) Đi sứ Trung Hoa, trực tiếp viếng mộ Đỗ Phủ, Nguyễn Du không dấu nổi niềm kính phục của mình đối với bậc thi thánh này:

Bình sinh bội phục vị thờng ly.

(Lỗi Dơng Đỗ Thiếu Lăng mộ - I)

(Văn chơng để lại muôn đời, bậc thầy của muôn đời, Suốt đời ta khâm phục cha chút đơn sai)

Mọi ngời chỉ biết khen, cảm, tài Đỗ Phủ. Riêng Nguyễn Du, ông còn đồng cảm với cảnh nghèo đói đến nỗi lúc chết còn phải gửi nấm mồ cô đơn nơi đất khách của Đỗ Phủ. Bởi hơn ai hết Nguyễn Du là ngời thấm thía cảnh đói nghèo, hiểu nỗi lòng kẻ tha hơng từ chính bản thân cuộc đời mình:

Cộng tiễn thi danh s bách thế, Độc bi dị vực ký cô phần.

(Lỗi Dơng Đỗ Thiếu Lăng mộ - II)

(Ai cũng khen tài thơ đáng bậc thầy muôn thủa,

Riêng ta buồn thơng cho ông phải gửi nấm mồ cô đơn nơi đất khách) Nguyễn Du day dứt và đồng cảm cho cuộc đời Đỗ Phủ nhng cũng chính là nỗi day dứt về những kiếp tài hoa mà bất hạnh trên cõi đời.Với Văn Thừa T- ớng, anh hùng dân tộc và là nhà thơ yêu nớc nổi tiếng thời Nam Tống, Nguyễn Du ngợi ca tấm lòng của bậc tiền bối:

Thừa tớng cô trung vạn cổ truyền.

(Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa tớng)

(Tấm lòng cô trung của Thừa tớng lu mãi muôn đời)

Tố Nh không chỉ ngợi ca tấm lòng cô trung của Thừa tớng mà còn tôn vinh, trân trọng thơ ông, gọi đó là "thơ vàng đá":

Ai trung xúc xứ minh kim thạch.

(Nỗi lòng bi thơng đến chốn nào cũng thốt ra những lời thơ vàng đá) Có thể thấy rằng với những nhà thơ lớn, Nguyễn Du viết về họ bằng thái độ tôn vinh, ngỡng vọng và bằng tấm lòng đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ của họ. Đó là thứ tình cảm tự nhiên vợt qua mọi khoảng cách không gian và thời gian.

Cũng bằng cảm hứng ngợi ca, Nguyễn Du đã viết nhiều về những bậc anh hùng, trung thần, lơng thần, tôi trung trong lịch sử Trung Hoa khi ông đợc tận mắt ngắm nhìn bia mộ, dấu tích lịch sử của họ trên đất nớc này.

Đứng trớc mộ Âu Dơng Văn Trung, một bậc trung thần đời Tống, Nguyễn Du không khỏi bùi ngùi và cảm phục cho tấm lòng trung trực của ông, dù cho bị giáng chức nhiều lần mà vẫn can vua đừng nghe lời gian thần:

Bình sinh trực đạo vô di hám,

Thiên cổ trùng tuyền thợng hữu hơng.

(Âu Dơng Văn Trung công mộ)

(Suốt đời theo đờng lối ngay thẳng không để lại điều gì ân hận, Nghìn xa dới suối vàng còn nức mùi hơng)

Đến mộ Tỷ Can, một bậc trung thần vì can gián vua Trụ tàn bạo mà bị tên bạo chúa này đem mổ bụng để xem tim, nhà thơ ngỡng vọng đức lớn của ông. Tỷ Can đã không chịu đi trốn hay giả điên để đợc toàn tính mệnh nh các bậc quân tử trong triều, ông đã thà chết để đợc làm một bậc trung thần, để “thành nhân” trong lòng hậu thế:

Độn cuồng quân tử các toàn thân, Bát bách ch hầu hội mạnh tân. Thất khiếu hữu tâm an tỵ phẫu, Nhất khâu di thực tận thành nhân.

(Tỷ Can mộ)

(Các vị quân tử đi trốn tránh và giả điên đều giữ đợc an toàn tính mệnh, Tám trăm ch hầu họp mặt ở mạnh tân.

Có trái tim bảy lỗ thì làm sao tránh bị mổ, Một gò cây cỏ đều thành nhân)

Viết về Bùi Độ, ngời đời Đờng đậu tiến sĩ, làm quan dới triều Đờng Hiến Tông, có công dẹp giặc đợc phong Tấn quốc công, làm Tể tớng. Ba mơi năm

sau vì bọn hoạn quan lộng quyền, ông cáo quan về nhà, Nguyễn Du kính trọng và cảm phục tấm lòng "nhất điểm linh đài" của ngời quá cố:

Đan tâm nhất điểm lu kim cổ.

(Bùi Tấn công mộ)

(Một tấm lòng son lu tiếng xa nay)

Qua làng cũ Lạn Tơng Nh, nhà thơ nhớ tới câu chuyện ngời anh hùng lấy quốc sự làm trọng, không cố chấp Liêm Pha, tránh gặp Liêm trong các buổi thiết triều, ngoặc xe tránh khi gặp ngoài đờng. Nghĩa cử cao đẹp của Tơng Nh đã làm xúc động Liêm Pha, ngời dân nớc Triệu và cả với một ngời cách xa về không gian địa lý và thời gian lịch sử là Nguyễn Du, nhà thơ ngợi ca Tơng Nh là bậc đại dũng: Đại dũng bất dĩ lực, Cận hữu Lạn Tơng Nh. (Lạn Tơng Nh cố lý) (Bậc đại dũng không cần đến sức mạnh, Chỉ có Lạn Tơng Nh)

Nguyễn Du đặc biệt đề cao hành động xả thân vì chủ của Dự Nhợng. Nhà thơ đã sáng tác hai bài thơ để thực hiện tình cảm của mình đối với "đấng trợng phu có ý chí cứng rắn nh sắt thép" này. Bị Tơng Tử bắt đến lần thứ ba nhng ý chí phục thù cho chủ vẫn rừng rực. Để tỏ lòng trung, Nhựng xin đợc đâm ba nhát gơm vào áo Tơng Tử rồi tự đâm cổ mình mà chết. Nguyễn Du so sánh tấm lòng Dự Nhợng đối với chủ so với Kinh Kha, Nhiếp Chính. Nếu nh Kinh Kha, Nhiếp Chính là những bề tôi đợc nuôi nấng theo ý đồ của chủ để làm thích khách thì Dự Nhợng cao hơn họ ở ý thức tự nguyện xả thân vì nghĩa. Đức sáng ấy ngàn đời làm cho bọn ăn ở hai lòng phải hổ thẹn, làm mất hồn kẻ nào thờng thay lòng đổi dạ. Nguyễn Du trân trọng gọi khí tiết của Dự Nhợng là:

Lăng lăng kỳ khí thiên tiêu thợng.

(Khí lạ cao ngất nghìn tầng mây) Và hết mực đề cao bản lĩnh, phẩm chất của ông:

Quân độc tranh tranh thiết trợng phu.

(Chỉ mình ông là đấng trợng phu có chí cứng rắn nh sắt thép) Đi trên đất Yên, là nơi sông Dịch chảy, vào một buổi tra "đầy nắng thu và gió thu", nhớ đến Kinh Kha, Nguyễn Du tấm tức thơng xót và nghĩ rằng cái chết của kiếm khách cha hẳn đã là vô ích:

Mạc đạo chuỷ thủ cánh vô tế, Yết can trảm mộc vi tiên thanh.

(Kinh Kha cố lý)

(Chớ bảo rằng mũi dao nhọn kia chẳng có ích gì,

Nó mở đầu cho việc chặt cây làm giáo, làm cán cờ khởi nghĩa) Trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du còn dành cảm xúc và lòng ngỡng mộ, kính phục cũng nh xót thơng cho nhiều nhân vật lịch sử lừng lẫy một thời, lu danh ngàn đời nh Hoàng Sào, Quản Trọng, Vinh Khả Kỳ, Liễu Hạ Hụê, Nhị Sơ, Nhạc Vũ Mục...

Bên cạnh những công hầu, khanh tớng, tôi trung, cảm xúc của Nguyễn Du cũng hớng tới những liệt nữ bằng cái nhìn yêu thơng, lòng kính trọng và lòng cảm thông sâu sắc giàu tinh thần nhân đạo.

Đi qua Nghệ An, thăm đền thờ Dơng Thái hậu, vợ Tống Dục Tông, ở Quỳnh Lu, Nghệ An, nhà thơ xót thơng cho ngời đàn bà bất hạnh và ngợi ca tấm lòng tiết nghĩa của bà. Ba phụ nữ tuẫn tiết để giữ phẩm hạnh là Trơng Thị, Quách Thị, Lu Thị đợc ngời đời xem là tam liệt, lập miếu thờ. Với Nguyễn Du, ông đã viết những câu thơ đầy ngỡng mộ để tôn vinh họ:

Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt, Vạn cổ cơng thờng thuộc nhất môn.

(Tam liệt miếu)

Cơng thờng một thủa thuộc về một nhà)

Cũng bằng thái độ ngỡng mộ, Nguyễn Du đã hết lời ngợi ca và cảm phục gơng tiết liệt của hai bà vợ Ngu Thuấn là Hoàng Nga và Nữ Anh.

Viết về những liệt nữ, Nguyễn Du không chỉ có ngợi ca, tôn vinh mà còn cảm thơng và lên tiếng bên vực họ. Câu chuyện tình của Dơng Quý Phi và vua Đờng Minh Hoàng cùng loạn An - Sử đã lu danh sử sách. Quan quân nhà Đờng cũng nh sử sách Trung Hoa khép Dơng Quý Phi vào tội khuynh thành khuynh quốc, làm mê hoặc đế vơng, dẫn đến mất nớc, dân tình lầm than điêu linh. Trên đờng tháo chạy vào đất Thục cùng Đờng Minh Hoàng, Dơng Quý Phi bị quân lính ép phải thắt cổ chết ở đèo Mã Ngôi. Không đứng trên lập trờng đạo đức phong kiến mà đứng trên lập trờng nhân sinh, Nguyễn Du cho Dơng Quý Phi không phải là nguyên nhân gây loạn, dẫn đến sự suy sụp của một triều đại phong kiến. Nàng là ngời vô tội, chỉ có vua quan nhà Đờng mới là kẻ có tội:

Tự thị cử triều không lập trợng, Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành.

(Dơng Phi cố lý)

(Từ đấy cả triều đều là ngời đứng nh phỗng,

Mà nghìn năm còn đổ tội oan cho ngời đẹp khuynh thành)

Vua quan nhà Đờng ăn chơi xa xỉ, loạn An - Sử hoành hành, đất nớc nội chiến đẩy ngời dân vào chốn điêu linh. Ngày thờng ăn chơi xa hoa, đến khi sự biến, thì tất cả triều đình đều đứng ngây nh tợng đá, sao lại đổ lỗi một mình ng- ời đẹp? Cách nhìn nhận đánh giá này là của một con ngời trải đời, vợt qua cái nhìn định kiến xem thờng và quy tội cho phụ nữ của xã hội xa để đạt đến chiều sâu của lòng nhân đạo. Ông xót thơng cho một ngời con gái sắc đẹp khuynh thành mà mong manh nh cánh hoa rơi:

Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ,

Đông phong thành hạ bất thăng tình.

Dới thành gió đông thổi, khiến lòng ngậm ngùi khôn kể xiết)

Tấm lòng ấy của Nguyễn Du xuất phát từ "một tình thơng, một chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ" (Nguyễn Lộc) [30;324].

Nếu nh với bậc trung thần, lơng thần, tôi trung, Nguyễn Du viết bằng cảm hứng ngợi ca và tấm lòng đồng cảm bao nhiêu thì với bọn ngời gian hùng, tớng tặc, quân tặc tử, loạn thần, Nguyễn Du không ngại ngần viết những vần thơ về chúng đầy thái độ khinh bỉ, xem thờng và lên án.

Đối với Mã Viện, viên tớng đời Đông Hán, Nguyễn Du có ba bài thơ viết về y bằng thái độ vừa diễu cợt và khinh thờng. Với ngời phơng Bắc, Mã Viện là

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 78 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w