Thơ bắt nguồn từ cuộc sống và những trải nghiệm cá nhân

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 46 - 51)

Nhà thơ, danh hiệu cao quý mà không phải ai cũng có đợc dù cho "bản chất của con ngời là nghệ sĩ" (M. Gorki). Làm thơ, hai tiếng đó đơn giản biết bao nhiêu thì cũng khó khăn ngần ấy. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn nên nó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng. Vấn đề đặt ra là thơ sinh ra từ đâu và bắt nguồn từ nơi nào? Biết bao nhiêu câu trả lời đã đợc đặt ra. ở thế kỷ XVIII Nguyễn Du đã trăn trở cho câu hỏi này. Với một vốn sống và tài năng thơ thiên phú, Nguyễn Du đã quan niệm thơ phải bắt nguồn từ cuộc sống, sinh ra từ những trải nghiệm cá nhân.

2.3.1. Cuộc sống với hiện thực phong phú, phức tạp vừa là đối tợng hớng tới, vừa là mạch nguồn nuôi dỡng văn chơng nói chung và thơ ca nói riêng. Nguyễn Du đã ý thức rõ điều đó và trong hành trình sáng tạo của mình nhà thơ đã phát biểu trực tiếp qua những vần thơ:

Đại địa văn chơng tuỳ xứ kiến, Quân tâm hà sự thái thông thông.

(Hoàng Mai kiều vãn diểu)

(Trên mặt đất rộng lớn nơi nào cũng thấy văn chơng, Lòng anh việc gì quá vội vàng)

Sức nặng của trang thơ, của những con chữ chính là cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải tìm đến đó để ngòi bút viết lên từ thứ mực chng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thăng trầm của mọi số phận. Quay l- ng lại với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị của thơ ca chỉ là một thứ kĩ xảo vẽ vời. Đến với cuộc sống nhà thơ phải đến từ nhiều nẻo đờng, trên vô vàng cung bậc phong phú. Bởi lẽ "Trên mặt đất này đâu đâu cũng thấy văn chơng". Từ cỏ cây chim muông, hoa lá đến các loài vật, từ những con ngời đã về cõi h vô nhng tên tuổi vẫn lu lại núi sông đến những cuộc đời đang bị cuốn theo vòng quay của cơn dâu bể; từ chuyện của đời xa đến chuyện của xã hội đơng thời... tất cả đều tạo nên chất thơ để ngời nghệ sĩ viết lên trang giấy.

Thời đại mà Nguyễn Du sống đầy ba động, đầy những bi kịch của con ngời đặc biệt là ngời nghèo khổ và những ngời tài hoa, thời đại mà Nguyễn Du chứng kiến trên hành trình đi sứ phơng Bắc là "Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La." (Phản chiêu hồn) thì thơ ca càng dễ đến gần với cuộc sống để đơm hoa, kết trái trên mảnh đất ấy.

Điều đáng lu tâm ở chỗ, cuộc đời thì rộng lớn, nơi nào cũng hiện hữu chất thơ (điều kiện để thơ ca nảy mầm) nhng thi sĩ phải biết quan sát tinh tế để phát hiện và khơi nguồn thơ nh thứ sa khoáng ẩn ngầm trong lòng đất. Đến với đời sống, nhà thơ không chỉ quan sát mà còn phải thẩm định để tìm ra bản chất của sự vật, sự việc, hiện tợng trong sự bề bộn, đa dạng của nó. Thẩm định để tìm ra trong bề bộn cuộc sống điều gì là bức thiết, là quan trọng đối với mỗi con ngời, để thơ ca có khả năng đem đến "những điều kỳ diệu" cho con ngời, "thanh lọc" tâm hồn ngời.

2.3.2. Thơ ca không chỉ đợc sinh ra từ trong lòng cuộc sống. Thơ còn là sự rung động của những trải nghiệm cá nhân nhà thơ có nhu cầu đợc thổ lộ, giải bày.

Nguyễn Trãi đã nói rõ làm thơ là để thổ lộ tâm tình, để ông "cởi buồn". Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng: "Tức cảnh mà ngụ ý hoặc tức sự mà tự thuật" (Tựa Bạch Vân am thi tập).

Lê Quý Đôn lại cho: "Ta thờng làm thơ có ba điểm chính, một là tình, hai là cảnh, ba là sự" (Vân đài loạn ngữ, mục 48, Văn nghệ). Trong ba yếu tố ấy, Lê Qúy Đôn đã nhấn mạnh yếu tố "tình". Thơ là sự biểu hiện của tình. Cái tình cùng tột sẽ tạo thành thơ.

Nguyễn Du không đi vào xem xét thơ ca bao gồm những yếu tố gì? Tình, cảnh hay sự? Ông đi vào cắt nghĩa cái tình của thơ ca không chỉ nảy sinh khi ngời làm thơ biết quan sát, lắng nghe, chiêm nghiệm cuộc sống mà nó còn là yếu tố "ngầm" tiềm ẩn trong tâm hồn nghệ sĩ:

(Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa tớng)

(Nỗi lòng bi thơng đến chốn nào cũng thốt ra những lời thơ vàng đá) Cái tình của ngời làm thơ đợc nuôi dỡng trong tâm hồn chỉ đến lúc nó thăng hoa mà thành thơ. Với Nguyễn Du "nỗi lòng bi thơng" đến sẽ "thốt ra lời thơ vàng đá". Vậy niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng không thể nào có thơ? Với thơ ca, vui, buồn, hạnh phúc, bất hạnh, đều tạo nên cảm xúc chứ đâu riêng gì nỗi buồn, niềm đau. Nguyễn Du đã phải sống trong một thời đại đầy thăng trầm, ông hiểu hơn ai hết con ngời trong xã hội ấy niềm hạnh phúc, niềm vui có đợc thì ít, khổ đau, buồn tủi, bất hạnh thì khôn cùng. Dù cho xuất thân trong một gia đình quý tộc, đã làm quan nhng cả cuộc đời Nguyễn Du là một câu chuyện dài đầy biến cố. Ông không chỉ sống trong đói nghèo, bệnh tật, mà còn phải giằn vặt, bế tắc của những tháng năm mất phơng hớng, mất lòng tin trớc cuộc đời. Ông không thể khép cửa tâm hồn trớc nỗi đau của con ngời, không gói nỗi đau cá nhân thành bí mật riêng mình. Tất cả những khổ đau, dằn vặt qua tâm hồn nhạy cảm Nguyễn Du mà thăng hoa thành thơ. Ba tập thơ chữ Hán là sự bộc bạch giải bày tâm trạng của thi nhân tơng ứng với ba chặng đờng đời của ông.

Thanh Hiên thi tập là tâm tình, cảnh ngộ của tác giả những năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình, nay đây mai đó, sống nhờ "Thân thế phó mặc cho gió bụi "mới rét đã thấy khổ vì thiếu áo", lúc nào cũng phải "giả vụng để đề phòng thói tục", gặp thời loạn "vì muốn bảo toàn sinh mạng nên luôn luôn sợ ngời ta". Nổi bật là sự cô độc của nhà thơ trong những tìm kiếm về tinh thần, ở đấy những tâm sự mà ngời ta cho là "tâm sự hoài Lê" mờ dần những đờng nét thuộc xu hớng chính trị của nó, và đậm dần lên một nhận thức mang tính triết lý về cõi thế phù vân, cuộc đời dâu bể, kiếp ngời ít ý nghĩa.

Nam trung tạp ngâm phản ánh tâm trạng của Nguyễn Du ở chốn quan tr- ờng đầy bon chen, đố kị, những hệ luỵ, ràng buộc mất tự do mà cuộc sống ấy

đem đến. Đồng thời tập thơ còn là sự gửi gắm nỗi niềm về quê hơng, gia tộc của nhà thơ khi phải sống cảnh xa quê, xa nhà.

Bắc hành tạp lục là một tập thơ du ký, đồng thời là cuốn sách hồi cố về tinh thần, ghi lại một cuộc trở về miền văn hoá vốn quen thuộc đến mức tác giả không tự xem mình là ngời đứng ngoài mà tự cho phép mình đối thoại với miền văn hoá ấy, với những đại diện của nó, đồng thời tự biểu hiện thế giới tinh thần, tâm trạng của mình trong hơn một năm trời đi sứ ở Trung Quốc.

Nguyễn Du đâu phải vất vả đó đây để tìm nguồn thơ với nghệ sĩ có tâm hồn phong phú thì mọi nỗi buồn dễ ở lại hơn mọi ca hát, xng tụng. Nguyễn Du là ngời hơn ai hết đợc "thiên phú" khả năng văn chơng để biến nỗi buồn của riêng mình thành "những lời thơ vàng đá".

Nhng tất yếu có một điều Nguyễn Du ý thức rõ để có đợc "những lời thơ vàng đá", những trang thơ tạo nên "th hơng" lu lại với đời, thì nỗi đau của chủ thể ngời cầm bút phải chuyển hoá vào nỗi đau của nhân tình. Đúng hơn là sự hoà nhập nỗi đau của nhà thơ vào nỗi đau của đời. Chỉ từ nỗi đau cộng hởng ấy mới có đợc nỗi đau nổi sóng của Nguyễn Du. Nhà thơ phải thấm thía nỗi đau của riêng mình để đồng cảm và đau đớn với nỗi đau của mọi ngời mà giải bày lên trang thơ nh một hành động chia sẽ cảm thông với cuộc đời. Đó là thiên chức, là chiều sâu trong sức mạnh đầu ngọn bút của nhà thơ. Cái đau ngoài đời là cái đau của số phận, cái đau của bản thân là nỗi niềm riêng của nhà thơ nhng khi đi vào trang thơ tất cả phải thành nỗi đau của thời đại, nói nh ngôn ngữ của lý luận hiện đại, nỗi đau ấy phải mang "tính điển hình". Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đau cùng nỗi đau của ngời con gái tài sắc mà bất hạnh là nàng Kiều. Tố Nh đã viết về cuộc đời của ngời con gái ấy bằng "máu rỏ đầu ngọn bút, nớc mắt thấm qua tờ giấy" (Mộng Liên Đờng). Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đau của ngời tài hoa mà bị ghen ghét, bất hạnh nên hơn ai hết ông đã đồng cảm với những ngời con gái tài sắc mà bất hạnh nh Kiều, Tiểu Thanh hay đến ngời đàn bà gảy đàn không tên ở đất Long Thành, ngời con gái đánh đàn ở La Thành. Nguyễn Du đã đau với nỗi

đau của ngời sống cảnh bần hàn, lu lạc nên trong Văn chiêu hồn ông đã cảm thông với những con ngời lao động bình thờng làm nghề biển, nghề rừng, những ngời buôn gánh bán bng, đến những ngời ăn xin, ngời bị "mắc oan tù rạc", có đời sống bấp bênh, điêu đứng.

Cũng nh thế, Hồ Xuân Hơng có trải qua những cuộc tình duyên trắc trở, cuộc đời của ngời đàn bà sống kiếp làm lẽ muộn màng dang dở thì bà mới sâu sắc cảm thông với những ngời phụ nữ sống cảnh chồng chung:

Năm thì mời hoạ hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không.

(Lấy chồng chung)

Bênh vực ngời phụ nữ khi họ rơi vào tình cảnh "dở dang":

Cả nể cho nên sự dở dang,

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng. Duyên thiên cha thấy nhô đầu dọc, Phận liễu sao đà nảy nét ngang.

(Dở dang)

Bằng cách:

Không có nhng mà có mới ngoan.

Nh vậy có thể thấy quan niệm thơ bắt nguồn từ cuộc sống, từ trải nghiệm cá nhân của Nguyễn Du, in đậm trong thơ của ông. Cũng chính vì quan niệm này mà thơ Nguyễn Du tự nhiên, gần gũi với cuộc sống con ngời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 46 - 51)