Thơ khởi phát từ cảm xúc tự nhiên và thành thật

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 51 - 55)

Thơ ca khởi nguồn từ cuộc sống, từ sự trải nghiệm của bản thân nhà thơ vẫn là cha đủ. Nhà thơ dừng lại ở việc đi vào cuộc sống, đánh giá, thẩm định để tìm cảm hứng sáng tạo thì họ cũng chỉ nh những chính trị gia. Điều sâu xa hơn để thơ ca trở thành thiên sứ tinh thần của con ngời là nhà thơ khi đứng trớc cuộc sống phải nhìn nó qua sự trải nghiệm của bản thân bằng cảm xúc mãnh liệt và

bền bỉ. Đứng trớc cuộc đời đâu đâu cũng "thấy văn chơng", Nguyễn Du chủ tr- ơng:

Quân tâm hà sự thái thông thông.

(Hoàng Mai kiều vãn diểu)

(Lòng anh việc gì quá vội vàng)

Đến với cuộc sống, ngọn nguồn của thơ ca, rung động của trái tim nghệ sĩ không nên hời hợt và không thể hời hợt. Cảm xúc vội vàng sẽ dẫn đến thơ không có chiều sâu, thiếu sức sống. Nhà thơ phải biết yêu, biết căm giận, biết vui, buồn, rung động, dạt dào cảm xúc với những điều mình thấy, quan sát đ- ợc. Họ phải thực sự sâu sắc cảm thấy nỗi đau, niềm hạnh phúc của con ngời trong thời đại, tinh tế nhận thấy sự biến thiên của xã hội.

Để có đợc Truyện Kiều, tác phẩm bất hủ với thời gian, Nguyễn Du đã có hiệu thực của "những điều trông thấy" đợc chắt ra từ những giọt nớc mắt "đau đớn lòng" mà nh ông đã từng viết:

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.

(Truyện Kiều)

Nguyễn Du phải sống hoà nhập với cuộc đời, để hút lấy những rung động của thế giới hữu sinh, của lòng ngời. Ông đã đi qua bao biến thiên dâu bể của lịch sử, trải qua đắng cay cô đơn của một ngời "phong vận kỳ oan", thì mới đem đến cho đời những vần thơ chữ Hán đẫm chất suy t và giàu giá trị nhân văn đến thế. Nguyễn Du không chỉ nhìn xã hội qua những thay đổi của các triều đại mà cơ bản hơn, ông nhìn nó qua số phận con ngời, để đau đớn cái đau nổi chìm của kiếp sống con ngời. Chính vì thế dù viết về chuyện của cá nhân mình, hay là chuyện của ngời, dù viết về những điều diễn ra ở xã hội Việt Nam hay xã hội Trung Hoa, thì những vần thơ chữ Hán của Tố Nh vẫn thấm đẫm cảm xúc, tâm hồn của nhà thơ trong đó.

Cuộc sống là một vờn hoa đầy hơng sắc. Nhà thơ không chỉ đem đến cho ngời đọc một nội dung có tính thông điệp mà còn mong muốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn. Muốn thế phải làm cho ngời ta tin, mà chỉ tin đợc nhờ cảm xúc trong thơ tự nhiên và thành thật. Đó là lý do đơn giản để Nguyễn Du đề cao, coi trọng cảm xúc tự nhiên.

Tố Nh quan niệm những cảm xúc thơ phải là những cảm xúc tự nhiên, thành thực xuất phát từ tình cảm thực sự của nhà thơ trớc cuộc đời:

Sinh bình văn thái tàn lung phợng.

(Tống Nguyễn Sĩ Hữu Nam qui)

(Văn chơng lúc bình sinh nh chim phợng phải nằm trong lồng nát)

Thơ ca vốn là cái đẹp, muôn màu muôn sắc nh con chim phợng. Nhng nếu ràng buộc thơ ca vào một khuôn mẫu gò bó, giáo điều thì cũng giống nh chim phuợng kia phải nằm trong lồng nát. Thơ ca vì thế cũng sẽ đánh mất vẻ đẹp, sức hấp dẫn riêng của nó. Ngời nghệ sĩ bằng tâm hồn và sự trải nghiệm, nhạy cảm và trí tuệ, rung động trớc cuộc đời mà có nhu cầu bộc lộ thành thơ. Những rung động ấy phải đợc thổ lộ một cách tự nhiên để thơ đẹp nh bản chất của nó.

Khi bình bài thơ Quá Ngũ Hiểm than (Qua thác Ngũ Hiểm) của Lê Quang Định, Tố Nh đã bình: "Nhãn tiền chân cảnh, bất tại su sách" (Cảnh thật hiện trớc mắt chẳng phải ngời viết cố công tìm tòi). Lê Quang Định đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở. Nguyễn Du, khi bình thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp của bài thơ. Nhng đằng sau lời bình ấy, là ẩn ý của Tố Nh muốn hớng tới quan niệm thơ phải có cảm xúc tự nhiên trớc cảnh chứ không phải là ngời viết cố công tìm tòi, diễn đạt bằng kỹ xảo ngôn từ.

Khi khảo sát ba tập thơ chữ Hán, chúng tôi thấy rằng, trong cách đặt nhan đề thơ, rất nhiều lần Nguyễn Du dùng: Mạn hứng (3 lần), Ngẫu đề, Ngẫu đắc, Cảm tác, Hữu cảm. Đặt biệt Ngẫu hứng đợc Tố Nh sử dụng nhiều nhất là 12 lần. Cách đặt tên: Tình cờ làm thơ, Ngẫu nhiên nảy ý thơ, Cảm hứng lan

man...vẫn thờng thấy trong thơ trung đại, nhng vẫn chứng tỏ cảm xúc thơ của Nguyễn Du đến tự nhiên, công việc làm thơ của ông là ghi lại những cảm xúc ấy. Nó cũng cho thấy một điều thơ của Nguyễn Du luôn luôn thấm đẫm cảm xúc mãnh liệt và thành thật đến tự nhiên.

Tiểu kết

Nguyễn Du phát biểu trực tiếp quan niệm thơ của mình trong những vần thơ chữ Hán không nhiều, chỉ một số bài. Tuy nhiên với số ít tác phẩm đó, chúng ta vẫn thấy rõ quan niệm của Tố Nh: thơ ca là cái đẹp, có sức sống trờng tồn, thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, và những trải nghiệm cá nhân. Nhng quan trọng hơn, Nguyễn Du qua những vần thơ của mình, ông hớng tới thứ thơ đề cao cảm xúc, cảm xúc mãnh liệt, tự nhiên và thành thật. Xuất phát từ quan niệm thơ này mà tác phẩm của Tố Nh vừa mang giá trị hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân văn sâu sắc.

chơng 3: quan niệm Về thơ của Nguyễn Du qua hệ thống đề tài

“Đề tài”, theo "Từ điển thuật ngữ văn học" là "khái niệm chỉ loại các hiện tợng đời sống đợc miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phơng tiện khách quan của nội dung tác phẩm." [21;94].

Các hiện tợng đời sống có thể liên kết với nhau theo nhiều mối liên hệ: liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài. Nếu các hiện tợng đời sống liên kết theo mối liên kết bề ngoài thì có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm. Nếu đó là mối liên hệ bên trong thì có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bên trong của phạm vi hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm. Nhiều khi đề tài gắn liền với một hiện t- ợng xã hội - lịch sử, xuất hiện và trở thành phổ biến trong đời sống tinh thần của một thời hoặc một giới nào đó. Chẳng hạn nh đề tài số phận ngời chinh phụ, ngời cung nữ...

Từ đề tài, ngôn ngữ, hình tợng, có thể tìm thấy quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Tuy nhiên, đề tài của tác phẩm là yếu tố “đã đợc nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trờng t tởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn” (Từ điển thuật ngữ văn học) [21;95]. Việc Nguyễn Du hứng thú với đề tài nào cũng đã thể hiện quan điểm thẩm mỹ, lập trờng t tởng,quan niệm thơ của ông. Do vậy chúng tôi chọn đi vào khảo sát, tìm hiểu quan niệm thơ của Nguyễn Du qua hệ thống đề tài mà ba tập thơ chữ Hán hớng tới.

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w