0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thơ ca và khả năng phản ánh cuộc sống đời thờng

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM THƠ CỦA NGUYỄN DU TRONG THƠ CHỮ HÁN (Trang 62 -72 )

Với Nguyễn Du, thơ không chỉ để "ngôn chí" mà còn có khả năng phản ánh cuộc sống đời thờng. Cuộc sống đời thờng ấy gắn liền với buồn vui, trăn trở của bản thân nhà thơ. Thơ sẽ đem đến cho ngời đọc những phác hoạ chân thực nhất về đời sống của nhà thơ giữa thời tao loạn, những ám ảnh tâm linh của Nguyễn Du giữa cuộc sống thờng nhật.

ám ảnh về cuộc sống nghèo đói, bệnh tật, lu lạc đã hiện hữu khắp trong thơ Nguyễn Du.

Ngay bài thơ đầu tiên trong Thanh Hiên thi tập, Nguyễn Du đã phơi trải cảnh ngộ của bản thân mình:

Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán.

(Quỳnh Hải nguyên tiêu)

Biến cố thời đại ba động vào gia đình, đẩy gia đình đại quý tộc ấy rơi vào cảnh "tan đàn sẻ nghé", huynh đệ không chốn nơng thân. Nghèo lại càng trở nên túng thiếu đến tội nghiệp:

Đào hoa đào diệp lạc phân phân, Môn yểm tà phi nhất viện bần.

(U c - I)

(Hoa đào, lá đào rụng bời bời,

Cửa che xiêu vẹo một gian nhà nghèo)

Một cảnh tợng chúng ta khó hình dung nổi đã đợc Nguyễn Du tái hiện tỉ mỉ nh sự tự trào cho gia cảnh của mình:

Phế táo tụ hà ma,

Thâm đờng xuất khâu dận.

(Bất mị)

(Bếp hoang cóc nhái tụ lại, Nhà tối giun bò ra)

Những năm tháng ăn nhờ ở đậu ở quê vợ Thái Bình, cuộc sống của Nguyễn Du cũng chẳng có gì sáng sủa. Cái nghèo, nợ áo cơm vẫn bám đuổi lấy ông. ở nhờ nhà ngời, bệnh tật, nghèo đến nỗi vách mục, rắn mối làm tổ, ếch nhái không có chỗ bò ra :

Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch, Hoang trì thuỷ hạc xuất hà ma.

(U c - II)

(Vách mục trăng dọi rắn mối leo, Ao hoang nớc cạn ếch nhái bò ra)

Khi trở về Hà Tĩnh, cuộc sống của Nguyễn Du cũng chẳng khấm khá hơn. Nghi Xuân là vùng đất cằn cỗi. Tiên Điền lại là khu đất hoang ở gần biển, nớc mặn thờng theo sông lên nhất là mùa nắng. Vì thế đất không trồng đợc lúa mấy,

phần nhiều chỉ trồng hoa màu. Ngày mùa, ngời Nghi Xuân kéo nhau đi các huyện khác gặt thuê. Ngời dân phải làm đủ nghề phụ mà sống. Ngời lao động cật lực còn không kiếm ra ăn, huống chi một nhà nho yếu đuối nh Nguyễn Du:

Điền gia bất trị Nam Sơn đậu, Bần hộ thờng không Bắc Hải tôn.

(Ký Huyền H tử)

(Nhà nông không trồng đậu Nam Sơn,

Nhà nghèo nên thờng để rỗng không chén rợu Bắc Hải) Ông đã không ngần ngại khi vẽ lên trang thơ ngôi nhà của mình:

Không ốc lậu tà nguyệt, Chiếu ngã đan thờng y.

(Ký mộng)

(Nhà trống lọt trăng tà,

Chiếu vào chiếc áo đơn của ta)

Bởi nghèo, nhà cửa ông lúc nào cũng vắng lạnh, cửa đóng im ỉm, trong khi mọi nhà khác mở toang cửa ra để ngắm Thiên Thai:

Thiên Thai sơn tiền độc bế môn

(Ký Huyền H tử)

(Trớc núi Thiên Thai mình ta đóng cửa) Cha ai rét, Nguyễn Du đã rét vì thiếu áo quần:

Tảo hàn dĩ giác vô y khổ,

Hà xứ không khuê thôi mộ châm.

(Thu dạ - II)

(Rét sớm mới biết cái khổ không áo,

Nơi đâu tiếng đập áo của ngời khuê phụ phòng không giục giã buổi chiều hôm)

Mấy chục năm trời ôm chí lớn, phiêu dạt hết nơi này đến nơi khác mà túi vẫn rỗng không đến nỗi đau ốm không có tiền uống thuốc, rét mớt không có áo

mặc, phải nhờ cậy ngời khác. Tình trạng đó làm cho Nguyễn Du khổ tâm, đau xót vô cùng, mà viết lên những câu thơ đứt ruột:

Văn tự hà tằng vi ngã dụng, Cơ hàn bất giác thụ nhân liên.

(Khất thực)

(Văn chơng chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta, Không dè đói rét phải nhận lòng thơng hại của ngời)

Ngay cả đến lúc Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn, gia cảnh vẫn thanh bần:

Táo đầu chung nhật vô yên hoả, Song ngoại hoàng hoa tú khả xan.

(Tạp ngâm - II)

(Bếp núc suốt ngày không khói lửa,

Hoa cúc vàng ngoài cửa sổ, tơi đẹp tởng có thể ăn đợc)

Hoàn cảnh Nguyễn Du có nhiều chỗ giống Đỗ Phủ: đã có những lúc suốt ngày không có một chút lửa nào trong bếp, chỉ ngồi nhìn suông hoa cúc vàng ngoài cửa sổ cho qua bữa. Đã có khi thân nằm bệnh một nơi, con đói một ngả:

Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc, Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông.

(Ngẫu đề)

(Mời miệng ăn kêu đói ở Bắc Hoành sơn, Một thân nằm bệnh ở phía đông đế thành)

Nhà thơ không khỏi xót xa, day dứt khi bản thân mình làm quan, làm kẻ trợng phu mà để gia đình đói khổ:

Cố hơng cang hạn cửu phơng nông, Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng.

(Ngẫu hứng - Kỳ tứ)

Mời miệng trẻ đói mặt cùng xanh nh rau)

Lơng bổng nhà Nguyễn trả cho quan lại ít ỏi, làm quan thanh liêm nh Nguyễn Du đến cái thân mình còn không lo đủ, nói gì đến nuôi cái gia đình đông con nh thế.

Không chỉ có nghèo mà Nguyễn Du còn nói nhiều đến bệnh tật. Ông là con ngời đa bệnh: bệnh tật lẫn tâm bệnh. Bệnh với Nguyễn Du không chỉ là một mối đe doạ mà hơn hết nó đã trở thành xúc cảm thơ đi vào thế giới nghệ thuật của thi nhân. Nh ngời ta, già cả mà mang bệnh đã đành, đằng này Nguyễn Du bệnh liên miên ngay lúc tráng niên:

Tam xuân tích bệnh bần vô dợc, Táp tải phù sinh hoạn hữu thân.

(Mạn hứng - I)

(Bệnh đã ba năm nghèo không có thuốc,

Cuộc phù sinh ba mơi năm có mối lo vì có thân)

Đối với ngời ta, ngày xuân là để hởng lạc, với Nguyễn Du, ngày xuân là một tai hoạ. Lắm khi suốt ba tháng xuân, mang bệnh mà thuốc thang không có phải nằm co ro. Bệnh lâu ngày khiến nhà thơ không còn thiết tha với mùa xuân nữa:

Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu, Phong vũ xuân tuỳ nhất dạ thâm.

(Xuân dạ)

(Trong chốn giang hồ bệnh đến đã lâu ngày, Mùa xuân theo ma gió mà chìm trong đêm sâu)

Hết xuân lại sang thu, thời gian trôi qua mà bệnh tật chẳng buông tha ng- ời lữ khách xa nhà:

Tối thị thiên nhai quyện du khách, Cùng niên ngoạ bệnh Quế Giang tân.

(Đáng buồn nhất là ngời du khách nơi chân trời đã mỏi, Hết năm rồi vẫn đau ốm nằm bên Quế Giang)

Bệnh tật, nghèo túng khiếu tình cảnh nhà thơ thật bi đát. Bạn bè thân thích chẳng có ai thăm nom, săn sóc, một thân một mình nằm co ro, rên rỉ trên chiếc chõng tre, mới hơn ba chục tuổi đầu mà nhà thơ cảm thấy mình già. Tiếng thơ vì thế trở nên bi thơng:

Minh kính hiểu hàn khai lão sấu, Sài phi dạ tĩnh bế thân ngâm. Thập niên túc tật vô nhân vấn, Cửu chuyển hoàn đan hà xứ tầm?

(Ngoạ bệnh - II)

(Buổi sáng lạnh soi gơng sáng thấy mình già và gầy, Cửa sài đóng kín trong đêm vắng nằm rên than. Bệnh cũ mời năm không ai thăm hỏi,

Thuốc tiên luyện chín lần tìm đâu ra?)

Bệnh tật là đau về xác thịt nhng tâm bệnh của Nguyễn Du là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Hiện thực xã hội giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn vốn rất sóng gió, rất dữ dội. Tình cảm của Nguyễn Du đã phải vật vờ trớc thực tế mất chỗ bấu víu, thậm chí có lúc phải lật đi lật lại "cõi trăm năm chỉ là giấc mơ mở mắt". Nguyễn Du không hiểu vì đâu mà cơ nghiệp của những bậc anh hùng trong lịch sử và trong thời đại ông lại thay đổi chớp mắt. Nguyễn Du đã từng phù Lê, chống Tây Sơn nhng chung cục bị bắt, bị giam ba tháng trời. Nỗi đau thơng về cuộc đời, về con ngời, về các triều đại kế tiếp nhau dồn lại đã hình thành nên trong nhân sinh quan Nguyễn Du một ý thức thờng trực, một cảm hứng bi thiết về sự mong manh của đời ngời, của số phận. Nguyễn Du không thể nào có đợc cái khí phách "Quyết xoay bạch ốc lại lâu đài" của Cao Bá Quát. Con ngời Nguyễn Du chỉ biết nâng đau khổ thành triết lý, rồi quẩn quanh trong đó đến nỗi không nhìn thấy nguyên nhân mọi nỗi khổ của mình. Trọn đời ông, nhà thơ

vẫn phải nhẫn nhục đóng vai một "hàng thần lơ láo" dới trớng Gia Long. Vẫn cứ làm quan, song vẫn cứ vùng vằng khổ sở. Lúc cha ra làm quan, sự ngột ngạt trong tâm hồn khiến Nguyễn Du đã có lúc phải kêu gọi ánh sáng:

An đắc huyền quan minh nguyệt hiện, Dơng quang hạ chiếu phá quần âm.

(Ngoạ bệnh - II)

(ớc gì trớc cửa huyền vầng trăng sáng hiện ra, ánh sáng dọi xuống phá tan mọi u ám) Lúc làm quan rồi Nguyễn Du vẫn thế:

Cỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt, Lục âm trùng điệp bất di quang.

(Ngẫu hứng - Kỳ nhị)

(Gợng dậy đẩy song cửa ngắm trăng sáng, Cây xanh trùng điệp làm ánh trăng không lọt qua đợc)

Bệnh tật và tâm bệnh khiến Tố Nh sống triền miên trong trạng thái hốt hoảng lo sợ ma quỷ đang xông vào cớp hồn phách mình mang đi:

Đa bệnh đa sầu khí bất th,

Thập tuần khốn ngoạ Quế Giang c. Lệ thần nhập thất thôn nhân phách, Cơ thử duyên sàng khiết ngã th.

(Ngoạ bệnh - I)

(Nhiều bệnh nhiều sầu thần khí không th thái, Mời tuần nằm co trong nhà bên sông Quế. Hung thần vào nhà bắt vía ngời ốm,

Nghèo đói, đa bệnh, đa sầu khiến Nguyễn Du trở thành ngời gầy gò ốm yếu, thân hình "da bọc xơng" và mái tóc bạc trở đi trở lại trong thơ nh một nỗi ám ảnh:

Phong trần đội lý lu bì cốt,

Khách chẩm tiêu tiêu lỡng mấn bồng.

(Trệ khách)

(Trong đám phong trần còn lại kẻ da bọc xơng, Gối khách buồn thiu hai mái tóc rối bù)

Nhng dù cho Nguyễn Du luôn bị ám ảnh bởi nghèo đói, bệnh tật thì ông vẫn tìm cách vợt lên hoàn cảnh bằng một thái độ lạc quan:

Chẩm bạn thúc th phù bệnh cốt, Đăng tiền đẩu tửu khởi suy nhan.

(Tạp ngâm - II) (Cạnh gối có bó sách để nâng đỡ bộ xơng bệnh,

Trớc đèn uống chén rợu để hồng lên sắc mặt suy yếu)

Bệnh không thuốc đã có sách có thơ, thần sắc kém đã có rợu để làm hồng sắc mặt. Tất cả mọi việc ở đời là lẽ tự nhiên nh hoa rơi lá rụng. Điều quan trọng là bản thân phải giữ đợc tinh thần th thái:

Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự, Tứ thời tâm kính tự nh nh.

(Tạp thi - II)

(Lá rơi hoa rụng việc trớc mắt,

Bốn mùa tấm lòng nh gơng vẫn tự nhiên th thái nh không)

Hình ảnh con ngời cá nhân trong thơ chữ Hán Nguyễn Du không chỉ có nghèo, bệnh tật mà còn luôn phải dấn thân trên những đờng dài cát bụi. Cảm thức về con ngời lu lạc luôn là nỗi ám ảnh buồn thơng trong thơ. Không chỉ nhà thơ tự thơng mình, anh em bạn bè còn cùng đồng cảm với nỗi lu li của ông:

Vị ngã nhất triêm cân.

(Độ Long Vĩ giang)

(Bà con bạn bè ở bến sông trông theo, Vì ta thảy đều nớc mắt thấm khăn) Nguyễn Du luôn ở trong tâm trạng của kẻ tha hơng:

Tha hơng thân thế thác phù vân.

(Thu nhật ký hứng)

(Thân thể nơi đất khách gửi đám mây nổi)

Tố Nh luôn nhận mình là "hành nhân", "chinh nhân", "du tử", "du khách", "lữ muộn", "chinh khách", "trệ khách"... gắn với cảm xúc xót thơng thân lu lạc. Con ngời Nguyễn Du luôn hiện diện trên những con đờng xa cách, trắc trở, với bao hiểm nguy rình rập :

Vân tế sơn Tam Điệp, Thiên nhai khách tái du.

(Tái du Tam Điệp sơn)

(Đèo Ba Dội cao lng chừng mây,

Từ nơi chân trời khách lại vợt qua đèo) Hay:

Nhân hành liệt nhật trung.

(Hà Nam đạo trung khốc thử)

(Ngời đi trong nắng gắt của mặt trời)

Đờng xa vạn dặm, nguy hiểm luôn luôn rình rập "chinh khách":

Quỷ Môn thạch kính xuất vân côn (căn), Chinh khách nam quy dục đoạn hồn.

(Qủy Môn đạo trung)

(Đờng khe đá ở Quỷ Môn từ chân mây chạy ra, Khách đi đờng xa về nam nh muốn dứt hồn) Hành trình lữ khách phải xuất phát từ rất sớm và đầy bất trắc:

Nguyệt lạc viên thanh ngoại, Nhân hành hổ tích trung.

(Phợng Hoàng lộ thợng tảo hành)

(Trăng lặn ở ngoài phía tiếng vợn kêu, Ngời ta đi trong dấu chân hổ)

Trong bớc đờng lu lạc, con ngời Nguyễn Du luôn cảm thấy cô đơn đến mất ý niệm về thời gian, ngày tháng:

Niên niên thu sắc hồn nh thử, Nhân tại tha hơng bất tự tri.

(Giang đầu tản bộ)

(Năm này qua năm khác sắc thu vẫn nh thế, Ngời ở đất khách chẳng tự biết mà thôi)

Nỗi cô đơn ấy không chỉ bởi xa cách quê hơng mà còn bởi, ở trọ đất ngời lâu ngày đồng nghĩa với sự xa lạ, thiếu vắng bạn bè, thiếu ngời tâm sự:

Trệ khách yêm lu Nam Hải trung, Tịch liêu lơng dạ dữ thuỳ đồng.

(Trệ khách)

(Ngời khách ở lỳ chốn Nam Hải,

Đêm đẹp và vắng lặng biết cùng ai tâm sự)

Có thể thấy Nguyễn Du đã không né tránh mà thành thật phơi mở hết những ám ảnh về cuộc sống nghèo đói, bệnh tật, lu lạc của chính mình. Ông đem đến cho đời những lời thơ buồn về cuộc sống của một con ngời tài hoa mà truân chuyên. Song ám ảnh ấy đã hé lộ một thế giới tâm hồn phong phú và nhạy cảm của Tố Nh.

Không chỉ phát biểu trực tiếp qua những vần thơ, mà ở đề tài này Nguyễn Du vẫn thể hiện nhất quán quan niệm: thơ ca bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân. Ngời nghệ sĩ có thực sự trải qua những biến cố, thăng trầm, đối mặt với cuộc sống bộn bề thì tâm hồn họ mới trở nên phong phú nhạy cảm. Cuộc sống

tâm hồn của thi nhân với sự phong phú phức tạp là mảnh đất màu mỡ để thơ ca thăng hoa. Nghệ sĩ làm thơ là để trang trải nỗi niềm. Họ phơi mở nỗi niềm ấy nh là hành động để sẻ chia, tìm kiếm sự đồng cảm, đồng điệu, tri âm ở ngời đời. Chính điều này đã giúp hậu thế hiểu, đồng cảm sâu sắc với cuộc đời của thi hào Nguyễn Du, để trân trọng hơn những gì ông đã đem đến cho nền văn học nớc nhà.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM THƠ CỦA NGUYỄN DU TRONG THƠ CHỮ HÁN (Trang 62 -72 )

×