Thơ ca là cái đẹp, có sức sống trờng tồn

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 40 - 46)

2.2.1. Trong văn học trung đại, văn chơng đợc xem là thứ quý báu, thiêng liêng. Mà trong đó thơ lại chiếm một địa vị quan trọng và cao quý nhất. Vì vậy, nhà thơ, trong con mắt của ngời xa, phải là ngời có tài đức, học vấn uyên thâm. Lê Hữu Kiều đã từng cho rằng: "Ngời làm thơ hay đợc nh thế, tất phải là ngời tài hoa, tình tứ vợt bậc, bụng dạ chung đúc bao la, mà ngời lại là học vấn đầy đủ, kiến văn rộng rãi. Nếu không nh thế thì quê mùa nông cạn, làm thơ chỉ nói một cách chung chung nh thế có thể gọi là thơ thế nào đợc" [22;214].

Vua Lê Thái Tổ đã thấy ý nghĩa của thơ văn trong việc góp phần gìn giữ biên cơng của đất nớc:

Đề thi khắc vu thạch, Trấn ngã Việt tây quang.

(Thân chinh phục Lễ Châu)

(Đề thơ khắc vào đá,

Để trấn giữ miền Tây nớc ta)

Đặc biệt Nguyễn Trãi từng tuyên bố "đao bút" của mình là dùng những bài văn từ mệnh khéo léo góp phần vào việc dẹp yên giặc Bắc, xây dựng và bảo vệ nớc Nam:

Đao bút phải dùng tài đã vẹn, Chỉ th mấy chép việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thớc,

Điện Bắc đà đà yên phận tiên.

(Bảo kính cảnh giới, bài 6)

Văn chơng không những góp phần vào sứ mệnh cứu nớc và giữ nớc, mà còn làm vẻ vang cho đất nớc. Trong Quỳnh Uyển cửu ca, vua Lê Thánh Tông

đã nói lên giá trị của những tác phẩm của Nguyễn Trãi: "Văn chơng ức Trai làm vẻ vang cho đất nớc".

Lê Quý Đôn, một trí thức lỗi lạc của Việt Nam vào thế kỷ XVIII cũng đã cho chính văn chơng làm rạng danh cho đất nớc. Khi tiễn Thám hoa Nguyễn oánh đi sứ phơng Bắc ông đã dặn dò:

Phải giỏi lấy văn chơng làm tăng quốc thể.

(Tặng Nguyễn Huy oánh Bắc sứ)

Các triều đại phong kiến Việt Nam lấy văn để thi cử, chọn hiền tài cho đất nớc là một minh chứng cho việc xem trọng thơ ca.

2.2.2. Nguyễn Du không phải bằng phát biểu nghị luận, mà thông qua sáng tác thơ chữ Hán để thể hiện ý thức sâu sắc về phẩm cách của thơ ca. Sự ý thức ấy đã đợc Nguyễn Du phát triển lên thành quan niệm: thơ ca là cái đẹp .

Vị trí quan trọng của thơ ca trong đời sống con ngời thì nhiều nhà thơ đã viết. Song ở Nguyễn Du, sự khẳng định thơ ca là cái đẹp lại đợc thể hiện qua những vần thơ đầy day dứt, dằn vặt:

Văn tự hà tằng vi ngã dụng? Cơ hàn bất giác thụ nhân liên.

(Khất thực)

(Văn chơng chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta? Không dè đói rét phải nhận lòng thơng hại của ngời)

Chuyện ăn xin với ngời cầm bút, với một nhà thơ là điều đau xót, tủi nhục nhất trong những điều đau xót, tủi nhục. Thơ ca là cái đẹp giữa đời, nhng bắt thơ phải luỵ ngời đời thì nó không còn giữ đợc vẻ đẹp của nó nữa. Giơ tay sẽ dẫn đến quỳ gối, đến cúi đầu. Khi đã cúi đầu, quỳ gối thì không còn gì nữa. Nguyễn Du đã có sự gặp gỡ trong quan niệm với Lê Hữu Kiều: thơ ca, văn ch- ơng là sản phẩm đẹp của những con ngời có nhân cách và tài năng. Khi con ng-

ời cúi đầu khuất phục có nghĩa là đánh mất nhân cách thì thơ cũng chẳng còn chứ nói gì đến thơ hay.

ở bài thơ Tống Nguyễn Sĩ Hữu Nam qui, Nguyễn Du đã lấy hình ảnh con chim phợng để nói tới vẻ đẹp của thơ. Thơ ca chân chính bao giờ cũng muôn màu nh con chim phợng, có giá trị đối với con ngời và với thời gian.

Nguyễn Du không chỉ khẳng định thơ ca là cái đẹp trong những vần thơ bằng chữ Hán, mà trong lúc bình thơ ngời khác, Tố Nh vẫn thể hiện quan niệm của mình một cách nhất quán. Khi nghiên cứu thơ đi sứ của tác giả Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX, Nguyễn Đăng Na đã tìm thấy một tập thơ viết từ tháng 11 năm 1802 đến tháng 12 năm 1803 của chánh sứ Lê Quang Định, thành viên thuộc Gia Định tam gia, ngời dẫn đầu sứ bộ sang Trung Hoa cầu phong. Trong tập thơ có tên Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định, Nguyễn Đăng Na đã liệt kê có 33 lời bình của Nguyễn Du.

Với bài thơ Quá Khởi Kính than đề Mã Phục Ba từ, cảm hứng bao trùm mà Lê Quang Định gửi gắm là sự mỉa mai với một nét thoáng buồn đối với tên tớng giặc Mã Viện. Tác giả đặt câu hỏi cho Mã Viện và cho những ai muốn khuyếch trơng mu đồ đế vơng nơi cõi khác:

Đồng trụ trực tơng lu vĩ tích,

Vân đài hà tất hội gia mô?

(Cột đồng muốn để lại công tích vĩ đại, Hà tất phải vẽ ảnh ghi công mu lợc?)

Nguyễn Du bình bài thơ chỉ tám chữ: "Cú pháp tráng kiện, hữu nh thị ông". Hai chữ "thị ông” hết sức lấp lửng. Mới đọc tởng nh nói Mã Viện nhng ngẫm kỹ ra Nguyễn Du khen Lê Quang Định đặt câu khoẻ khoắn nh khí tiết của nhà thơ.

Với bài thơ Quá Dự Nhợng kiều hữu cảm, Lê Quang Định bộc lộ cảm xúc bay bổng và lãng mạn khi qua cầu Dự Nhợng. Tố Nh nhận xét: "Hung thứ

cao mại, tạo ngữ tráng vợng" (Lòng thanh cao hào mại tạo nên lời thơ mạnh mẽ, sáng sủa).

Lời bình của Nguyễn Du ngắn gọn mà vẫn nêu bật đợc vẻ đẹp của mỗi bài thơ. Nguyễn Du khen thơ Quang Định mạnh mẽ, sáng sủa, khoẻ khoắn nhng quan trọng hơn để có đợc những vần thơ nh thế Lê Quang Định phải có khí tiết mạnh mẽ, lòng thanh cao hào mại. Thơ là cái đẹp nhng để có đợc nó thì ngời làm thơ phải sống đẹp và có tâm hồn cao đẹp.

Tuy nhiên, thơ ca là cái đẹp không có nghĩa là Nguyễn Du hớng tới một thứ thơ nói chuyện cao đẹp. Cái đẹp ở đây là đẹp hình thức, đẹp về nội dung, quan trọng hơn là đẹp trong t tởng tình cảm, hớng con ngời đi đến tự hoàn thiện mình, tìm thấy những giá trị chân, thiện, mỹ. Nguyễn Du đã từng rơi vào tình cảnh:

Phế táo tụ hà ma,

Thâm đờng xuất khâu dận.

(Bất mị)

(Bếp hoang cóc nhái tụ lại, Nhà tối giun bò ra)

mà trang thơ của ông vẫn đẹp. Chuyện nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, lênh đênh nơi đất khách quê ngời của bản thân; chuyện về ông già mù hát rong ở Thái Bình; ngời mẹ nghèo cùng ba con nhỏ ăn xin ngoài đờng; ngời đàn bà gảy đàn không tên họ ở đất Long Thành; ngời con gái Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh; chuyện ngồi uống rợu, không ngủ đợc, hay những cảm hớng ngẫu nhiên; hoặc những địa danh, tên thành, tên đất nơi nhà thơ đi qua... tất cả chỉ là chuyện của cuộc sống thờng nhật chứ đâu phải là những điều thanh cao, tao nhã. Vậy mà những điều thờng nhật ấy đã đi vào thơ, làm nên sức sống cho Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâmBắc hành tạp lục. Trong thế giới thơ chữ Hán của Tố Nh, ông viết về những điều bình dị, đời thờng, nhng bằng sự quan sát tinh tế,

sự suy nghĩ không ngừng của bản thân đã khiến những điều tởng chừng không có chất thơ ấy lắng đọng thành thi ca mà lu dấu ấn với thời gian.

2.2.3. Thơ ca là cái đẹp bao giờ cũng có sức sống lâu bền, trờng tồn cùng thời gian.

Trong nhiều bài thơ, Nguyễn Du đã nhắc đi nhắc lại văn chơng (tức thơ ca) không có số mệnh. Ông đã khẳng định thơ ca cũng nh văn chơng chân chính sẽ không có số mệnh, mà sống lâu bền trong đời sống văn học dân tộc và cao hơn là trong lòng đời sống tinh thần của con ngời.

Nguyễn Du có lúc đã viết những câu thơ chất nặng suy t:

Bản vô văn tự năng tăng mệnh, Hà sự kiền khôn thác đố nhân?

(Tự thán - II)

(Vốn chẳng có văn chơng có thể ghét số mệnh, Thì sao trời đất lại ghét lầm ngời làm văn chơng?)

Cuộc sống bần hàn và lênh đênh lu lạc trong chốn bụi trần đẩy Nguyễn Du có lúc đến với thái độ bi quan. Nhà thơ đã nhận ra một điều dờng nh đã trở thành quy luật nghiệt ngã trong xã hội đơng thời: ngời tài hoa thờng bị đố kị và phải chịu "phong vận kì oan". Và cũng là một điều tất yếu, công thức "ngời cùng thì thơ hay" mà các nhà thơ cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX nói nhiều đã linh nghiệm vào Nguyễn Du.

Ngô Thì Vị từng cho rằng: "Thơ đến cảnh cùng quẫn mới hay". Cao Bá Quát cũng có sự tơng đồng: "Ngời cùng thơ dễ hay, còn ngời đạt thơ khó hay". Nguyễn Du cũng ý thức rõ điều này khi viết về Đỗ Phủ:

Nhất cùng chí thử khởi công thi.

(Lỗi Dơng Đỗ Thiếu Lăng mộ - I)

(Cùng quẫn đến thế có phải vì giỏi làm thơ)

Dù là có công thức "Ngời cùng thi thơ hay" hay ngời tài hoa bị đố kỵ thì thơ ca chân chính vẫn là "vô mệnh":

Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chơng vô mệnh luỵ phần d.

(Độc Tiểu Thanh ký)

(Bức vẽ có thần, sau khi chết, niềm thơng tiếc còn để lại,

Văn chơng không có số mệnh lại mang luỵ đến tập thơ bị đốt còn sót lại) Hai câu thơ trên đợc Nguyễn Du viết trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký. Bài thơ là tiếng khóc dài của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh. Đó là cô gái "nổi danh tài sắc một thì" sống đầu đời Minh ở Trung Quốc. Nàng lấy lẽ một thơng gia họ Phùng. Vợ cả đánh ghen, bắt nàng "biệt c" trong một ngôi nhà trên núi Côn Sơn cạnh Tây Hồ. Tiểu Thanh có làm một tập thơ nói lên cuộc đời khát khao hạnh phúc và đầy nớc mắt của mình. Tiểu Thanh đau khổ mà chết giữa lúc tuổi vừa mời tám xuân xanh. Nàng chết mà tập thơ còn bị vợ cả đem đốt, may còn sót lại một số trang, một số bài và đợc ngời đời chép lại gọi là phần d cảo. Nguyễn Du bắt gặp thơ nàng, đọc, đồng cảm để rồi khóc thơng cho nàng. Nhng suy cho cùng cảm hứng chủ đạo của bài thơ không chỉ là chuyện xót thơng cho nỗi oan, nỗi đau của ngời con gái đẹp đã khuất mà còn là chuyện thơ ca mà Nguyễn Du gửi gắm. Nguyễn Du cho và "văn chơng" không hề có cái chết. Hoặc cái chết cha phải là sự kết thúc, không bao giờ là dấu chấm cuối cùng. Nh thế thơ ca có một vận mệnh là đi đến sự trờng tồn, vĩnh cửu. Chứng cớ là cái phần còn lại của tập thơ vẫn đợc ngời đời ghi lại, nhắc nhở, Nguyễn Du vẫn biết và đồng cảm sau hơn ba trăm năm. Linh hồn của tập thơ vẫn còn có sức sống, "thác là thể phách còn là tinh anh".Hơn ai hết Nguyễn Du tin ở sự trờng tồn của thơ ca chân chính:

Thi thành thảo thụ giai thiên cổ.

(Hán Dơng vãn diểu)

Việc Nguyễn Du yêu mến, khâm phục Khuất Nguyên, Lý Bạch, bình sinh không hề rời thơ Đỗ Phủ cũng nói lên niềm tin ấy. Với Khuất Nguyên, Nguyễn Du hết lời tôn vinh và ngợi ca thơ ông:

Sở từ vạn cổ thiện văn chơng.

(Tơng Đàm điếuTam L đại phu - II)

(Muôn đời sở từ vẫn là áng văn chơng tuyệt tác)

Li tao là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên. Đó là bài thơ trữ tình dài nhất thời cổ đại Trung Quốc, là kiệt tác thi ca lãng mạn với lý tởng cao cả và tình cảm nồng nàn toả ra chói lọi khác thờng. Thơ Ly tao mở đầu cho loại sở từ để các tác giả nối theo Khuất Nguyên, nh Tống Ngọc, Cảnh Sai, Đờng Lặc...

Với Đỗ Phủ, Nguyễn Du đã xem ông là ngời thầy thơ của mình:

Thiên cổ văn chơng thiên cổ si (s), Bình sinh bội phục vị thờng li.

(Lỗi Dơng Đỗ Thiếu Lăng mộ - I)

(Văn chơng để lại muôn đời, bậc thầy của muôn đời, Suốt đời ta khâm phục cha chút đơn sai)

Đâu chỉ là lòng ngỡng mộ của nhà thơ đối với con ngời và thơ của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ. Nguyễn Du còn tự hào mà khẳng định sức sống của thơ họ nhng cao hơn đó là sự khẳng định khả năng bất tử của thơ ca, văn chơng chân chính. Thơ ca lu lại trong sách vở đã có khả năng kỳ diệu, khiến sách vở trở thành "th hơng" hớng con ngời ta đến với những đạo lý tốt đẹp ở đời:

Văn đạo dã ng cam nhất tử, Dâm th do thắng vị hoa mang.

(Điệp tử th trung)

(Nghe đợc đạo lý cũng đành cam một chết, Mê sách còn hơn bận lòng vì hoa)

Một phần của tài liệu Quan niệm thơ của nguyễn du trong thơ chữ hán (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w