Tăng cường quảng bá vai trò UNESCO tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 111 - 156)

Vốn hiểu biết của người dân Việt Nam về hoạt động, vai trò của UNESCO còn rất hạn chế. Do đó, việc tăng cường quảng bá ý tưởng, vai trò của UNESCO trên thế giới và Việt Nam sẽ giúp người dân Việt Nam hiểu các nguyên tắc của UNESCO tốt hơn và nâng cao hiệu quả cho mối quan hệ giữa Việt Nam - UNESCO.

Ngoài ra, sự tăng vốn hiểu biết về UNESCO sẽ là nền tảng để toàn dân tham gia vào các dự án của quốc gia và địa phương, có ý thức bảo vệ và khôi phục các giá trị văn hoá của địa phương, của quốc gia và thế giới. Do đó, Việt Nam cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các ý tưởng, các chương trình, dự án, kinh nghiệm của UNESCO về mọi lĩnh vực trong toàn xã hội.

Việt Nam cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các ban ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân đối với những mục tiêu, nội dung hoạt động của UNESCO. Thông qua các mạng lưới cơ quan nhà nước như: Hiệp hội câu lạc bộ UNESCO Việt Nam, mạng lưới các trường liên kết UNESCO, các TTHTCĐ trên cả nước… Các nội dung, các chủ đề của UNESCO đưa ra như: Phát triển bền vững, văn hoá hoà bình, đa dạng văn hoá, công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá…là những nội dung khá mới mẻ với quần chúng nhân dân. Vì thế, Việt Nam cần phải có sự giải thích cụ thể, cặn kẽ để tránh những sai sót khi áp dụng vào đời sống người dân.

Ngược lại, cần nghiên cứu, cụ thể hoá các nội dung, ý tưởng của UNESCO cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Việt Nam cũng cần triển khai tất cả các hoạt động đối với tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước trên mọi lĩnh vực như: bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hoá, văn hoá hoà bình, giáo dục vì sức khoẻ cộng đồng… Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy, gìn giữ, bảo tồn những di sản vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Tiểu kết chương 3

Sự hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO đạt được những thành tựu rực rỡ, đã tác động đến mọi mặt đời sống người dân Việt Nam, đã khẳng định và nâng cao uy tín, vai trò của Việt Nam và có đóng góp quan trọng trong việc hội nhập, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mối quan hệ đó góp phần giúp UNESCO triển khai được các ý tưởng của mình ra toàn thế giới, ngày

càng chứng tỏ được đây là một tổ chức chuyên môn hoá quan trọng nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với UNESCO. Để vượt qua được những khó khăn thách thức đó, Việt Nam và UNESCO cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó sự cố gắng nỗ lực của Việt Nam là mang tính quyết định. Bên cạnh việc huy động nguồn lực trong nước, Việt Nam cần kêu gọi sự giúp đỡ của UNESCO, về kinh nghiệm, về nguồn lực đặc biệt là sự hỗ trợ về tri thức, chất xám. Thông qua UNESCO, kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác về mọi mặt của các tổ chức quốc tế cũng như các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với Việt Nam.

KẾT LUẬN

UNESCO là một cơ quan quốc tế chuyên môn hàng đầu về hợp tác trí tuệ, chất xám, được thành lập năm 1945, tổ chức này ra đời vì mục đích hoà bình và phát triển. Trong quá trình hoạt động của mình, UNESCO đã thành công trong việc duy trì phát huy có hiệu quả vai trò toàn cầu của tổ chức quốc tế liên chính phủ quan trọng nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học - thông tin. Đó là nhờ một phần rất lớn vào tổ chức này đã tôn trọng tính đa dạng của các nứơc thành viên cũng như đặc thù của từng khu vực khi xây dựng chính sách và triển khai các hoạt động của mình. Vì thế UNESCO được thế giới đánh giá là ngôi nhà chung lý tưởng có khả năng tập hợp ý chí và tiếng nói tiến bộ của các dân tộc nhằm định hướng cho nhân loại phát triển bền vững, cân đối. Chính vì lẽ đó, việc thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác với UNESCO là một chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Uỷ ban UNESCO Quốc gia Việt Nam đã nhận xét: “Có lẽ chưa bao giờ thế và vận của

chúng ta lại tốt đẹp như ngày hôm nay và trong thế và vận đó chưa có hoạt động nào làm cho chúng ta có cảm giác hào hứng, sung sướng như các lĩnh vực UNESCO. Bởi vì UNESCO là trí tuệ của thế giới, UNESCO là giáo dục, là văn hoá, thông tin, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và đó là kho tàng tri thức của thế giới mà trong đó chúng ta đang được tham gia” [60].

UNESCO đã hoạt động tích cực ở Việt Nam từ năm 1976, mục tiêu của tổ chức là góp phần trao quyền cho người dân Việt Nam đặc biệt là các nhóm dân cư bị thiệt thòi để họ tham gia đầy đủ vào sự phát triển và được hưởng lợi từ sự phát triển. Hợp tác với UNESCO, Việt Nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu, tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc giữ gìn độc lập dân tộc, đưa đất nước đi lên theo con đường công nghiệp hoá -

hiện đại hoá. Mặt khác, hợp tác với UNESCO, Việt Nam có thêm cơ hội góp tiếng nói và công sức cùng giải quyết những vấn đề chung của nhân loại, mở rộng và củng cố các mối quan hệ và hiểu biết hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sự giúp đỡ của UNESCO đã góp phần cùng với nhiều nhân tố khác giúp Việt Nam nâng cao vai trò và vị trí của mình trên trường quốc tế; sự giúp đỡ đó cũng có ảnh hưởng to lớn trong việc hỗ trợ các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế khác như: Liên Hợp Quốc, Tổ chức Pháp ngữ, ASEM, ASEAN, APEC…Đồng thời thông qua UNESCO, Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương với các nước ở khắp các châu lục.

Mặc dù mối quan hệ hợp tác Việt Nam - UNESCO đã đạt được rất nhiều kết quả to lớn nhưng trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế, của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời đại toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải có những biện pháp, chính sách điều chỉnh linh hoạt sáng tạo để nâng cao hiệu quả của sự hợp tác này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Bài (2004), Tham luận tại Hội nghị khu vực cấp bộ trưởng

về Đối thoại giữa các nền văn hoá, văn minh, Hà Nội.

2. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các nghị

quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ ngoại giao (2002), Sổ tay kiến thức đối ngoại, Hà Nội.

4. Bộ ngoại giao, (2005) Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2003), Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục

cho mọi người (2003 - 2015), Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn

cầu hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dân dịch (2005) Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn hoá, Thông tin Khoa học và Xã hội, (274).

8. Nguyễn Văn Dân (2006), “Khía cạnh văn hoá của phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Thông tin Khoa học và xã hội, (283).

9. Dự án VIE/01/021 (2004), Phát triển bền vững, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ 1, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Nghị quyết số 56/6 – 21/11/2001.

13. Đại hội đồng UNESCO lần thứ 34 họp tại Paris (2007), Tạp chí Chân

trời UNESCO, (số 56).

15. Phạm Xuân Nam (2004), “UNESCO và việc bảo vệ các di sản văn hoá phi vật thể”, Chân trời UNESCO , (số 15).

16. Phạm Minh Hạc (2007), “Học được rất nhiều ở UNESO”, Chân trời UNESCO, (số 50), Hà Nội

17. Nguyễn Văn Hàm (2004), “Bảo tồn các di sản văn hoá thế giới ở Quảng Nam”, Chân trời UNESCO, (số 16).

18. Nguyễn Quốc Hùng (2006), “Về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản”, Chân trời UNESCO, (số 38).

19. Nguyễn Quốc Hùng (2006), “Bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam”, Di sản văn hoá, Hà Nội.

20. Nguyễn Thế Hùng (2010), “Bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hoá tại Việt Nam 2010 - thách thức và nhiệm vụ”, Di sản Văn hoá.

21. Phạm Gia Khiêm (2001), Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31 với vấn đề đa dạng văn hoá và lòng khoan dung, Tạp chí Cộng sản, (số 24).

22. Luật di sản văn hoá, H. Chính trị quốc gia, 2003.

23. Lê Thị Minh Lý, (2010), “Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể - Quá trình nhận thức và bài học thực tiễn”, Di sản văn hoá, (số 1).

24. Koiichiro Matsura (2005), Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI, Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Phê-đê-ri-cô Ma-yo (1999), Một thế giới mới, Nxb Ô-đi-lơ Gia-cốp UNESCO, UBQG UNESCO Việt Nam

26. Phạm Xuân Nam (1992), “Một số vấn đề văn hoá và phát triển ở nước ta”, Tạp chí nghiên cứu Văn hoá - Nghệ thuật.

27. Phạm Xuân Nam (2005), Văn hoá vì phát triển, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Phan Ngọc (2004), Bản sắc Văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

29. Phạm Quang Nghị (2005), Văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững, Tạp chí Xưa và Nay, (số 227 – 228)

30. Nguyễn Dy Niên (2006), “Hoạt động ngoại giao của Việt Nam năm 2005”. Tạp chí Cộng sản, (số 2,3).

31. Nguyễn Dy Niên (2007), “Những thành tựu đáng tự hào”, Chân trời

UNESCO, số 50, Hà Nội.

32. Tôn Nữ Thị Ninh (2007), Các vấn đề toàn cầu, các tổ chức quốc tế và

Việt Nam, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Lê Công Phụng (2007), “30 năm uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam - Những chặng đường phát triển”, Chân trời UNESCO, (số 50), Hà Nội.

34. Lê Kinh Tài (2007), “UNESCO - con đường hội nhập vì phát triển bền vững”, Chân trời UNESCO, (số 50), Hà Nội.

35. Thái Văn Tân (1999) , “UNESCO và khía cạnh đạo đức trong khoa học”, Hoạt động Khoa học, (số 11).

36. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), “Chất lượng giáo dục và chất lượng giáo viên hiện nay ở Việt Nam”, Chân trời UNESCO, (số 11) Hà Nội.

37. Trường Đại học Kinh tế quốc dân - UNESCO/Proap (2002), Toàn cầu

hoá: cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội.

38. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (1986), UNESCO là gì?, Hà Nội.

39. Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ phát triển văn hoá (1992), “Một số vấn đề văn hoá và phát triển ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, (số 3).

40. Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá của Việt Nam, Viện khoa học xã hội, Uỷ ban quốc gia UNESCO (1993), Phương

pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển, Nxb Khoa học Xã

41. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (1995), Nửa thế kỷ tồn tại và phát

triển của UNESCO - Quan hệ giữa Việt Nam và UNESCO, Hà Nội.

42. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2000), Hồ Chí Minh với văn

hoá hoà bình, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Hà Nội.

43. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2001), Những nội dung cơ bản

về văn hoá phi vật thể, Hà Nội.

44. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2002), Hội nghị khu vực châu Á vì

một nền văn hoá hoà bình và phi bạo lực vì trẻ em Thế giới, Hà Nội.

45. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2003), Báo cáo tổng kết công

tác năm 2003 và phương hướng hoạt động năm 2004, Hà Nội.

46. UNESCO (2003), Phiên họp lần thứ 31, Di sản truyền khẩu và phi vật

thể của nhân loại.

47. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2004), Đối thoại giữa các nền

văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững. Thông tin về

Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hà Nội.

48. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2005), Biên bản thảo luận hợp

tác Việt Nam - UNESCO 2005 - 2010, Hà Nội.

49. Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ giáo dục vì phát triển bền vững của Việt Nam (2006), Vì một thế giới và tương lai bền vững, Hà Nội.

50. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2007), “Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá”, Văn hoá - nghệ thuật, (số 57).

51. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2007), Việt Nam và UNESCO, Hà Nội

52. Khánh Vân (2005), “Đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững”, Thông tin Khoa học và xã hội, (266), Hà Nội.

53. Vụ Văn hoá - UNESCO, Bộ ngoại giao (2003), Đối thoại giữa các

nền văn hoá, văn minh trong bối cảnh toàn cầu hoá và tác động đến Việt Nam, Hà Nội.

54. Vụ Văn hoá - UNESCO, Bộ ngoại giao (2003), Những nội dung chính

của Luật Di sản văn hoá. Tài liệu nội bộ, Hà Nội.

55. Việt Nam trong thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

Trang Website

56. Đảng cộng sản Việt Nam:

http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang

57. Đất nước của những di sản văn hoá (2/10/2007), Chân trời UNESCO. http://www.docbao.com.vn.

58. Phan Thế Hải (2006), Để hội nhập thành công phải đi qua chiếc cầu

văn hoá, http://vietnamnet.vn.07/11/2006

59. Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới, http://www.vietnamnet.vn

60. Sát cánh cùng nhau trong một đại gia đình UNESCO. http://uvp.vicongdong.vn/news/view 61. http://dantri.com.vn/khong-co-bieu-tuong-nao-ve-hoa-binh-vi-dai- hon-mot-di-san.htm 62. http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Hoang-Thanh-Thang-Long-don- 300000-luot-khach/2010. 63. http://kx03.vpct.gov.vn/ 64. http://mobi.vietbao.vn/Giao-duc/Phat-dong-tuan-le-Giao-duc-cho- moi-nguoi/ 65. http://unescovietnam.vn/vnf

66. http://unescovietnam.vn/tong-giam-doc-unesco-irina-bokova-tham- chinh-thuc-viet-nam

67. http://unesco-cep.org.vn/tin-tuc/hanh-trinh-di-san/38-vinh-ha- long.html

68. http://unescovietnam.vn/thap-ky-giao-duc-vi-phat-trien-ben-vung

69.http://unescovietnam.vn/trung tam hoc tap cong dong

70. http://vovnews.vn/Home/Luong-khach-quoc-te-den-Viet-Nam-tiep- tuc-tang/vov 71. http://vi.wikipedia.org/ 72. http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Dieu-uoc-quoc-te/Ban-ghi- nho-giua-Viet-Nam-To-chuc-khoa-hoc-va-van-hoa-cua-Lien-hop- quoc-UNESCO-2005-2010. 73. http://www.voh.com.vn/news/NewsDetail. 74. http://www.chinhphu.vn/portal/page 75. http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/chinh_tri 76. http://www.quymoitruonghanoi.vn

77.Nguyễn Xuân Thắng (2006), UNESCO - một nhịp cầu nối tương lai, website: www.unescovietnam.vn.

78. Nguyễn Xuân Thắng (2009), Vai trò của UNESCO đối với nhân đạo

hoá quá trình toàn cầu hoá, website: www.unescovietnam.vn.

79. Thông tin cơ bản về UNESCO và quan hệ với Việt Nam. http://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/

80. “Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ giáo dục vì phát triển bền vững của Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 111 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w