2.2.3.1. Giáo dục
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất của danh từ này là một trong những công việc chủ yếu của UNESCO kể từ khi thành lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn cầu, tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển. Cho nên hoạt động của giáo dục là hoạt động lắm hình nhiều vẻ, những hoạt động này tiến hành ở một trình độ hết sức sơ đẳng như cuộc đấu tranh xoá nạn mù chữ cũng như ở trình độ rất cao như tập trung trí thức chuyên môn cho các nước hội viên. Nhưng trong tất cả các hoạt động của mình, giáo dục có một mục tiêu thường xuyên là làm dễ dàng việc truyền bá giáo dục và phát triển sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, góp phần duy trì hoà bình. Chiến lược về giáo dục, UNESCO nhằm ba mục tiêu là: “Đẩy mạnh giáo dục như một quyền căn bản phù hợp với Tuyên bố
Nhân quyền; Cải thiện chất lượng giáo dục trong sự đa dạng hoá nội dung và phương pháp giáo dục và đẩy mạnh việc chia sẻ các thông tin và đối thoại giữa kinh nghiệm thực tiễn và chính sách trong lĩnh vực giáo dục” [49,11].
Trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi dựng nước cho đến khi giành độc lập và xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,Việt Nam đã từng bước
hoàn thiện một cơ cấu giáo dục tương đối hoàn chỉnh các cấp, từ giáo dục mầm non đến tiểu học, trung học chuyên nghiệp, Đại học và sau Đại học. Các loại hình trường khá đa dạng: công lập, bán công, dân lập và tư thục, các trường đào tạo chính quy dài hạn, các trường bổ túc ngắn hạn, các hình thức liên kết giáo dục đào tạo, các trung tâm đào tạo quốc tế nhằm tạo những điều kiện để huy động thêm các nguồn lực phát triển xã hội hoá giáo dục mạnh hơn.
Thế nhưng trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá, việc hình thành nền kinh tế tri thức, giáo dục và đào tạo Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn do thiếu thốn về nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm trong việc xây dựng nền giáo dục hiện đại: Quan điểm phát triển giáo dục của Việt Nam, phục vụ hội nhập của đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ từ Đại hội VIII là: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải
phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững” và “thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Với tư tưởng chủ đạo “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội…Nâng cao ý thức tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế…” [56 ]. Thực hiện chính sách
mở cửa, Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó giữa nhu cầu phát huy nội lực và hợp tác quốc tế nhằm gắn giáo dục và đào tạo với các yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo định hướng đó, Việt Nam hợp tác chặt chẽ với UNESCO trên các nội dung sát với nhu cầu của đất nước như xoá mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục, bình đẳng cơ hội học tập, giáo dục phát triển bền vững…thông qua hình thức giáo dục chính quy, phi chính quy. Mặc dù sự giúp đỡ về mặt tài chính của UNESCO không nhiều, nhưng
có giá trị vô cùng to lớn giúp cho Việt Nam sử dụng hợp lý các nguồn viện trợ quốc tế, phục vụ cho việc hoạch định chiến lược giáo dục, đào tạo vừa phù hợp với nhu cầu phát triển trong nước vừa đáp ứng các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế. Công cuộc hợp tác hai bên được biểu hiện thông qua các chương trình, nội dung sau:
- Chương trình Giáo dục cho mọi người (GDCMN)
Giáo dục cho mọi người là một nội dung có ý nghĩa quan trọng nhất trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO trong lĩnh vực giáo dục. Ngay từ đầu Việt Nam đã là một đối tác tích cực tham gia vào phong trào GDCMN trên thế giới. Việt Nam tích cực thực hiện các nội dung của tuyên bố thế giới về GDCMN trong khuôn khổ Thập kỷ Giáo dục cho mọi người 1990 - 2000 với mục tiêu chính là phổ cập giáo dục tiểu học và đặt nền móng cho giai đoạn sau. Hưởng ứng phong trào này, năm 1992 Uỷ ban Giáo dục cho mọi người đã được thành lập, tiến hành hàng loạt các Hội nghị Quốc gia về GDCMN, cũng như xác định các mục tiêu cho giai đoạn sau và soạn thảo kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người. Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập với phong trào khuyến học phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Những thành tựu đó đã tạo cơ sở cho việc soạn thảo “Kế hoạch hành động Quốc gia giáo dục cho mọi người” của Việt Nam được chính phủ phê duyệt tháng 7/2003 và kế hoạch này đã được triển khai có hiệu quả nhằm thực hiện cam kết của chính phủ tại diễn đàn Dakar (Senegal) năm 2000. Kế hoạch hành động của Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao, có tính hiện thực và khả thi với 5 nội dung: Mở rộng cải thiện chăm sóc và giáo dục mầm non toàn diện nhất là trẻ em bị thiệt thòi dễ tổn thương; Bảo đảm đến năm 2015 tất cả trẻ em, nhất là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em các dân
tộc thiểu số được đi học và hoàn thành giáo dục tiểu học bắt buộc miễn phí, có chất lượng tốt; Bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu học tập của thanh niên và người lớn thông qua tiếp cận bình đẳng với các chương trình học tập và kỹ năng sống phù hợp; Xoá bỏ bất bình đẳng về giới và đạt bình đẳng về giới trong giáo dục vào năm 2010, đồng thời chú trọng bảo đảm trẻ em gái được tiếp cận đầy đủ, công bằng và hoàn thành giáo dục cơ bản chất lượng tốt; cải thiện mọi khía cạnh chất lượng giáo dục và bảo đảm chất lượng tối ưu cho mọi đối tượng đều đạt kết quả học tập, được công nhận và đo lường được nhất là về khả năng đọc viết, làm tính và những kỹ năng sống cơ bản khác.
Trên cơ sở nội dung, mục đích chiến lược kế hoạch giáo dục cho mọi người định ra bốn nhóm mục tiêu, các nhóm này được thể hiện theo 3 mảng hoạt động: Tiếp cận chất lượng, sự phù hợp và quản lý. Các mục tiêu đó bao gồm: chăm sóc và giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo dục trung học cơ sở và giáo dục không chính quy. Các mục tiêu và biện pháp dần được triển khai để đến năm 2015 không có trẻ em hay thanh thiếu niên nào trong độ tuổi đến trường không được hưởng cơ hội tiếp cận với giáo dục chính quy vì không có khả năng trang trải các khoản chi phí; sẽ khuyến khích các trường huy động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nhà trường bằng hình thức hiện vật hay tiền mặt. Các mục tiêu của GDCMN là kim chỉ nam để các quốc gia có thể giúp cho mọi công dân nhận ra những khả năng và quyền của mình, giúp họ tự thoát khỏi đói nghèo và có một cuộc sống chất lượng. Kế hoạch đã được cụ thể hoá thành các chương trình hành động và đáng chú ý là đã dự báo khả năng huy động những nguồn lực của nhà nước của nhân dân, sự hỗ trợ quốc tế: “Theo dự báo tính theo giá cố định năm 2020, tổng kinh phí tài trợ cho
GDCMN năm 2004 là 1.175 triệu USD, năm 2010 là 1.967 triệu USD và đến năm 2015 sẽ là 2.575 triệu USD” [64].
Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham dự hàng loạt các hội nghị trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về các chủ đề Giáo dục cho mọi người. Hiện nay, Việt Nam ngày càng chứng tỏ được mình khi đang là một thành viên đi đầu trong khu vực Đông Nam Á về chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực qua việc tham gia tích cực vào Diễn đàn Giáo dục cho mọi người tiểu khu vực Đông Nam Á - một diễn đàn thường xuyên nhóm họp dưới sự bảo trợ của UNESCO.
Kế hoạch hành động quốc gia GDCMN 2003 - 2015 là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực GDCMN, là cơ sở để các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ xác định những biện pháp hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho Việt Nam nhằm đẩy nhanh và đảm bảo chất lượng của các hoạt động GDCMN. Các hoạt động GDCMN trong những năm qua là nhằm thực hiện chiến lược trên thực tiễn chiến lược rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với bạn bè thế giới.
Những kết quả hoạt động của kế hoạch GDCMN đó đã thuyết phục nhiều tổ chức quốc tế tham gia hỗ trợ Việt Nam và nhờ đó nhiều dự án đã và đang được triển khai như: “Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
với tổng giá trị 245 triệu USD đựơc triển khai tại 200 huỵên của 40 tỉnh thành, 8 dự án phát triển trung tâm học tập cộng đồng” [75], dự án tăng cường năng
lực xây dựng kế hoạch giáo dục, dự án phát triển trung học cơ sở…
- Thập kỷ giáo dục vì Phát triển bền vững (200 - 2014) (TKGDPTBV)
Khái niệm giáo dục hỗ trợ Phát triển bền vững (PTBV) được tìm hiểu, nghiên cứu ngay từ khi khái niệm Phát triển bền vững được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1987. Diễn đàn Giáo dục cho mọi người tại Darkar (2000) cũng đã khẳng định Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là chìa khoá của Phát triển bền vững, hoà bình, ổn định tăng trưởng kinh tế xã hội và xây dựng đất nước. Ngày 20/12/2002, Đại hội Đồng Liên
Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 57/254 về Thập kỷ của Liên Hợp Quốc về giáo dục vì PTBV (2005 - 2014) và được Liên Hợp Quốc chính thức phát động vào tháng 3/2005 tại New York. Mục đích của thập kỷ là thúc đẩy giáo dục với vai trò là nền tảng cho một xã hội bền vững hơn và lồng ghép nội dung của Phát triển bền vững vào hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích sự thay đổi trong cách ứng xử để có được một tương lai bền vững cho tất cả mọi người. Đây là sự tiếp tục các nỗ lực quốc tế được khởi đầu từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 nhằm tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề bức bách của thế giới như: Một trường xuống cấp, các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, bất bình đẳng ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bất ổn định xã hội…Do hậu quả của xu hướng phát triển chỉ thiên về chú trọng tăng trưởng kinh tế và nhằm tìm kiếm những mô hình, phương thức phù hợp để phát triển lành mạnh lâu dài và bền vững hơn, cam kết quốc tế lần này đặt giáo dục vào trung tâm coi đó vừa là nền tảng vừa là một phương thức hữu hiệu để triển khai các cam kết phát triển bền vững.
UNESCO được giao trách nhiệm đóng vai trò nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động của thập kỷ và xây dựng một kế hoạch triển khai toàn cầu. Các chủ đề hoạt động được UNESCO ưu tiên đặc biệt trong khuôn khổ Thập kỷ này là: Quản lý nước sạch, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, tăng cường sức khoẻ, sản xuất và tiêu dùng bền vững, các quyền con người, đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học, hoà bình và hiểu biết quốc tế, những chủ đề liên ngành như giảm đói nghèo, bình đẳng giới.
Ngay từ những năm 1990, Việt Nam cũng đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững và giáo dục phát triển bền vững được thể hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện “Kế hoạch quốc gia về môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000”, tham gia Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển năm 1992 tại Rio De Janero. Đến nay PTBV cũng được
khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và nhà nước về tăng cường bảo vệ môi trường trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt được một cuộc sống đầy đủ về vật chất, giàu có về tinh thần và văn hoá, bình đẳng và thống nhất xã hội. Phát triển phải được kết hợp một cách hài hoà, hợp lý, đồng bộ trên cả ba phương diện đó là phát triển kinh tế, bình đẳng xã hội và bảo vệ môi sinh. Để đạt được mục tiêu Phát triển bền vững đã được đề ra, chính phủ đã ban hành “Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là “một
chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp ý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện…”.
Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục “Con người là trung tâm
của sự Phát triển bền vững, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là cải thiện hệ thống giáo dục tăng cường nhận thức về Phát triển bền vững cho mọi người dân, mọi cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và các cơ quan của nhà nước ở tất cả các cấp” [9, 9].
Để hưởng ứng và thúc đẩy giáo dục vì sự PTBV ở Việt Nam, chính phủ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững (11/2005) do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm làm chủ tịch. Là cơ quan điều phối cấp quốc gia bao gồm đại diện của các bộ, ngành, các đoàn thể và có sự tham gia của các nhà khoa học, Uỷ ban có nhiệm vụ giúp chính phủ trong việc định hướng xây dựng các chính sách, chương trình kế hoạch để thúc đẩy và cải tiến giáo dục cơ bản cũng như tăng cường các hình thức học tập khác theo tiêu chí nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về Phát triển bền vững và đào tạo nguồn nhân lực cho PTBV. Uỷ ban cũng là đầu mối để phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan, tổ chức…và là đầu mối hợp tác giữa Việt Nam vói UNESCO trong các hoạt động của thập kỷ.
Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia cho TKGDPTBV (2005 - 2014), tập trung vào 7 chiến lược chính: Định hướng và xây dựng tầm nhìn; đóng góp và làm chủ; liên kết và hợp tác; xây dựng năng lực và đào tạo; nghiên cứu và đổi mới; công nghệ truyền thông và thông tin; theo dõi và đánh giá. Trong 5 năm đầu thập kỷ, các hoạt động của Uỷ ban chủ yếu tập trung vào việc nâng cao nhận thức về giáo dục Phát triển bền vững, thí điểm các sáng kiến, dự án và tạo ra các quan hệ hợp tác mới. Việt Nam đã tham gia một số hoạt động quốc tế và khu vực nhằm xây dựng năng lực cho các bên liên ngành để triển khai thực hiện kế hoạch hành động. Các hoạt động của Uỷ ban đã có những kết quả đáng khích lệ: Mạng lưới các trường liên kết UNESCO tại Việt Nam phát triển mạnh; Trung tâm học tập cộng đồng đã phát triển mạnh và rộng khắp đất nước, đưa giáo dục không chính quy trở thành một bộ phận trong hệ thống giáo dục của Việt Nam và bổ trợ cho “Giáo dục cho mọi người”; phát triển mạng lưới các khu Dự trữ Sinh quyển thế giới tại Việt Nam và gắn kết với giáo dục PTBV.
Với sự hoạt động đó, Việt Nam nửa đầu TKGDPTBV đã đạt được những thành tựu to lớn, cụ thể: Nhiều nội dung PTBV đã được đưa vào