Gắn kết các nội dung hợp tác của UNESCO với các yêu cầu hộ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 109 - 111)

nhập phục vụ phát triển đất nước

Đây là một nội dung rất quan trọng, có tính thiết thực đem lại hiệu quả cao trong quá trình hợp tác với UNESCO, với mục đích tránh lãng phí không chỉ chất xám mà cả nguồn nhân lực, tài lực của đất nước. Mặt khác, sự kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động của UNESCO và Việt Nam góp phần tăng cường tính bền vững trong quan hệ hợp tác Việt Nam - UNESCO.

Hoạt động trao đổi của khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi với thị trường. Xây dựng chương trình có mục tiêu cấp quốc gia về thống kê và bảo tồn di sản văn hoá, phi vật thể nhằm hệ thống lại, định chuẩn và lập chương trình bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá xã hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, xây dựng hệ chuẩn cho thang giá trị văn hoá trong đời sống xã hội hiện đại. Thông qua các hoạt động giáo dục của UNESCO, Việt Nam phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cơ chế quản lý giáo dục và tư duy giáo dục…Tiếp tục

đề cao các chương trình giao lưu học tập để học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp thu tri thức của nhân loại. Bên cạnh đó là khai thác các giá trị văn hoá dân gian truyền thống để khôi phục các làng nghề truyền thống, nâng cao đời sống nhân dân, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng sâu vùng xa và trung tâm. Để thực hiện tốt các mục tiêu và phương hướng đã đặt ra, UBQG UNESCO tại Việt Nam đã thể hiện được vai trò to lớn khi đã đưa các thông điệp của UNESCO đến với các tầng lớp nhân dân. Vì thế, UBQG UNESCO Việt Nam được coi là một trong những Uỷ ban quốc gia năng động nhất và hoạt động có hiệu quả nhất trong số 193 Uỷ ban Quốc gia trên thế giới.

Trong chuyến thăm vào tháng 10/2010 của Tổng Giám đốc UNESCO - Bà Irino Bokovo, Việt Nam và UNESCO đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn hoá, thông tin đã được cụ thể hoá trong Bản ghi nhớ về hợp tác Việt Nam - UNESCO giai đoạn 2010 - 2015. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO. Trong Bản ghi nhớ đó, đặc biệt nhấn mạnh việc UNESCO hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và văn hoá như: Giáo dục cho mọi người, giáo dục vì phát triển bền vững; giáo dục di sản; nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng “Xã hội học tập” ở Việt Nam; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá cả vật thể và phi vật thể; hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực trong việc xây dựng hồ sơ di sản mới… đẩy mạnh việc khai thác sự giúp đỡ của quốc tế nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình khoa học lớn như: Chương trình Khoa học địa chất Quốc tế (IGCP), Chương trình Thuỷ văn Quốc tế (IHP), Chương trình con người và Sinh quyển (MAB)….

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường phát triển nguồn nhân lực, trong đó Việt Nam nên chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo dục đại học, hướng nghiệp và dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý di sản theo chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w