Tăng cường tính bền vững của quan hệ Việt Nam UNESCO

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 108 - 109)

Sau hơn 30 năm trở thành thành viên chính thức của UNESCO, Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức này và mối quan hệ hợp tác hai bên cũng phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực. Nhằm góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa nhằm hướng tới một mối quan hệ lâu dài, bền vững với UNESCO, nâng cao tầm quan hệ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Việt Nam cần tăng dần những đóng góp về vốn, kinh nghiệm sẵn có cũng như những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong quá trình hợp tác với các tổ chức, các nước trong khu vực cho UNESCO ngược lại UNESCO sẽ hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam về các lĩnh vực chuyên môn của UNESCO đặc biệt là chất xám góp phần mở rộng phạm vi hoạt động ra khu vực cũng như trên thế giới.

Thời gian qua Việt Nam đã tham gia một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực với UNESCO cả về giáo dục và di sản văn hoá. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước yêu cầu về giáo dục, văn hoá truyền thống dân tộc cho học sinh là vấn đề rất cấp bách. Từ năm 2008, Việt Nam đã bắt đầu triển khai trên toàn quốc cuộc vận động “Các trường học tại Việt Nam tham gia chăm sóc và phát huy các di sản văn hoá”. Đồng thời, Việt Nam kêu gọi UNESCO phổ biến kinh nghiệm của các nước trong việc khai thác các tài nguyên văn hoá đã được công nhận, giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh. Việt Nam sẵn sàng đăng cai hội nghị quốc tế về “Di sản văn hoá - Vai trò của Liên Hợp Quốc và hoạt động của nhà trường” vào năm 2011.

Mặt khác, nhằm tăng cường mối quan hệ bền vững, lâu dài với UNESCO, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc thực hiện các cam kết và phát huy kết quả hợp tác theo thoả thuận với UNESCO trên tất cả các lĩnh vực, các nội dung, mục tiêu đã được UNESCO đề ra trong giai đoạn tới như: GDCMN, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp thiết thực cho các hoạt

động của các cơ quan quan trọng cũng như một số các Công ước của UNESCO về văn hoá, khoa học, giáo dục; tăng cường quản lý các khu di sản, các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam.

Coi trọng khai thác chất xám, kinh nghiệm của UNESCO, tranh thủ sự giúp đỡ của UNESCO đối với việc vận dụng mô hình quốc tế cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, thực tế Việt Nam đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các nước có điều kiện hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam. Và cũng thông qua UNESCO, Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức chuyên môn trên thế giới như: ICOMOS, IUCN, IPU, UPU…với mục đích đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện dự án, chương trình hợp tác thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển đi lên.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 108 - 109)