Mối quan hệ Việt Nam UNESCO từ năm 1986 đến năm

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 33 - 39)

Từ giữa những năm 80, Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn kinh tế gay gắt: Lạm phát cao, viện trợ của các nước trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa trước đây bị cắt giảm mạnh, đất nước bị bao vây cấm vận về kinh

tế và chính trị. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi bối cảnh thế giới có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ bất lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo ra bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội VI (1986) của Đảng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện mở cửa thị trường đưa đất nước từng bước vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đưa ra những quốc sách đổi mới về đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao, thực hiện sách lược “thêm bạn bớt thù”, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Chủ trương về đối ngoại là mở cửa và hội nhập quốc tế, quan hệ với tất cả các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là: “Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội”. Thế nhưng, vào thời gian này chiến tranh Lạnh vẫn đang tiếp diễn, vì thế chính sách đối ngoại của đất nước Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi đấu tranh giữa “ hai phe” Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa.

Trong thời gian này, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo Chủ nghĩa Cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương Tây, Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức năm 1984 và 1985 đã dẫn đến sự khó khăn trong tài chính của tổ chức này. Thế nhưng Việt Nam cùng với các nước Xã hội Chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên thế giới đã phối hợp đấu tranh, đã đứng vững và từng bước vượt qua khó khăn và trải qua một thời gian dài UNESCO đã ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình cũng như những đóng góp vô cùng thiết yếu đối với các quốc gia nhằm nâng cao vị thế của đất nước. Vì thế âm mưu làm sụp đổ tổ chức này của Hoa Kỳ và Anh đã bị thất bại. Ngược lại,

vào các năm 1997 và 2003, Anh và Hoa Kỳ lần lượt tham gia vào tổ chức. Vào thời kỳ này, Việt Nam đã tỏ rõ lập trường kiên định của mình bằng những hoạt động tham gia thiết thực hơn, nâng cao trách nhiệm của thành viên đối với một tổ chức quốc tế. Biểu hiện cụ thể của hoạt động này là:

Năm 1987, Việt Nam phê chuẩn công uớc 1972 về bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, một trong những “công cụ pháp lý mang tính chuẩn mực” quan trọng hàng đầu của UNESCO. Việc tham gia Công ước này là một cơ sở quan trọng mang tính chiến lược lâu dài không chỉ cho việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam mà còn là công cụ quốc tế uy tín nhất để Việt Nam tuyên truyền giới thiệu ra thế giới đất nước, con người và bản sắc văn hoá dân tộc.

Việt Nam cũng rất tích cực trong việc vận động, quảng bá hình ảnh văn hoá nước nhà ra thế giới thông qua diễn đàn UNESCO. Thành công lớn nhất trong thời gian này đó là : Khi Đại hội đồng lần thứ 24 của UNESCO (1987) ra Nghị quyết lịch sử công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị “Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá lớn”: Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng kiệt

xuất của sự khẳng định quyền dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc và vì hoà bình, dân tộc, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội… Những lý tưởng của Người là hiện thân nguyện vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá của mình và trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc [33,10]. Đó là bằng chứng hùng hồn khẳng

định sự đúng đắn của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, cũng như đóng góp quý báu sự nghiệp của Người đối với thế giới. Nghị quyết khuyến nghị các nước thành viên UNESCO cùng tham gia tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quy mô quốc tế nhằm làm cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn tầm vóc to lớn của tư

tưởng và hoạt động của Người. Trên thực tế trong năm 1990, hàng loạt các hoạt động phong phú, đa dạng kỷ niệm và tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức long trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn tại trụ sở UNESCO ở Pari và tại nhiều thủ đô, trung tâm sinh hoạt chính trị lớn của thế giới.

Nhận thức rõ văn hoá là một trong những trụ cột chính đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước và là một yếu tố quan trọng trong việc đề cập và xây dựng hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, Việt Nam đã tích cực chủ động hưởng ứng Thập kỷ Quốc tế phát triển Văn hoá (1988-1997) do UNESCO phát động. Uỷ ban Thập kỷ Quốc tế phát triển Văn hóa của Việt Nam được thành lập với sự ủng hộ mạnh mẽ và rộng rãi của nhiều nhà văn hoá, học giả lớn của Việt Nam. Hoạt động của Uỷ ban trong thập kỷ này không những đã góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền văn hoá đối ngoại, chấn hưng văn hoá nước nhà, mà còn cung cấp những tư liệu nghiên cứu và bài học quốc tế quý báu làm cơ sở tham khảo để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra Nghị quyết trung ương 5 khoá VIII (1996) nhấn mạnh việc “Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhiều khái niệm và loại hình văn hoá của thế giới đã được đưa vào làm cơ sở cho việc xây dựng Luật Di sản Văn hoá 2001.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90, tình hình thế giới có nhiều biến đổi to lớn, chiến tranh Lạnh kết thúc và trật tự hai cực sụp đổ, hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, phần lớn các nền kinh tế kế hoạch tập trung trên thế giới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh Lạnh chưa hình thành. Trong bối cảnh quốc tế thay đổi, sự giúp đỡ của phe Xã hội Chủ nghĩa không còn nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mạnh dạn đổi mới tư duy chính trị, phát huy cao độ nội lực, đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở “đa dạng hoá, đa phương hoá” trong quan hệ quốc tế để phục vụ sự

phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã đề ra đường lối đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn là bạn của

tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm mục tiêu: “Phải giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [10,119-120]. Đây là một bước tiến mới trong hoạt động đối ngoại

của Việt Nam.

Mối quan hệ hợp tác này không chỉ một chiều mà ngược lại trong lĩnh vực văn hoá, UNESCO đóng vai trò chủ chốt trong việc giới thiệu các truyền thống và văn hoá của Việt Nam cho thế giới. Lễ kỷ niệm các danh nhân lịch sử và văn hoá của Việt Nam đã được tổ chức, UNESCO cũng hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác trao đổi văn hoá nhất là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng Giám đốc UNESCO, Federico Mayor sang thăm chính thức Việt Nam năm 1992 và ký kết “Bản ghi nhớ” trong đó có nhiều cam kết tăng cường, giúp đỡ hợp tác với Việt Nam về văn hoá, giáo dục, khoa học, thông tin. Đáng chú ý nhất có lẽ là Chiến dịch Quốc tế nhằm bảo vệ di sản văn hoá cố đô Huế, được khởi xướng vào tháng 11/1981. Thông qua chiến dịch này, Chính phủ Việt Nam đã được tiếp nhận hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật lẫn về tài chính, từ các chuyên gia quốc tế và các chính phủ tài trợ. Hỗ trợ của UNESCO vẫn tiếp tục duy trì sau khi chiến dịch ưu tiên di sản văn hoá Huế kết thúc, cụ thể là khi Huế được đưa vào danh sách của UNESCO về di sản thế giới (1993). Sự hỗ trợ này bắt đầu với một chiến dịch bảo vệ di sản Huế - di sản thế giới kéo dài trong hai năm 1994 và 1995. Thông qua các hoạt động đào tạo, các cuộc hội thảo, nhân viên làm việc trong lĩnh vực văn hoá ở Huế và các nơi khác trong nước đã được

đào tạo để quản lý và giám sát các địa danh lịch sử, các giáo viên, các nhà quản lý hành chính của các trường học được huy động để hỗ trợ cho ý tưởng bảo tồn di sản văn hoá và nhận thức về di sản văn hoá. Sau Quần thể di tích Huế một năm, năm 1994 vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có giá trị đặc biệt của nhân loại.

Cũng trong hoạt động văn hoá của UNESCO ở Việt Nam, một dự án mang tên Phát triển cộng đồng hoà nhập và bảo tồn di sản văn hoá thông qua

nỗ lực địa phương viết tắt là LEAP đã được thực hiện. Hàng loạt các vấn đề

bảo tồn môi trường, bảo tồn di sản văn hoá, sự xuống cấp của nông thôn và ảnh hưởng của các ngành công nghiệp du lịch đã đựơc giải quyết và Hội An được chọn là một trong năm địa danh thực hiện dự án.

Ngoài ra, Việt Nam đã vận động, tranh thủ được UNESCO đứng ra kêu gọi, tập hợp các tổ chức tài chính thế giới tài trợ cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam. Ngân hàng thế giới, đối tác của UNESCO đã quyết định cấp vốn 70 triệu đô la cho Việt Nam để triển khai Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, sau khi Việt Nam hoàn thành dự án đánh giá tổng thể về giáo dục và nguồn nhân lực ở Việt Nam do UNESCO tài trợ. UNESCO đã trao giải thưởng về công tác xoá mù chữ cho Việt Nam vào các năm 1988, 1997 và 2000. Gải thưởng về âm nhạc của Hội đồng âm nhạc thế giới của UNESCO và nhiều giải thưởng tại các cuộc thi về tranh ảnh do trung tâm văn hoá Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (ACCU) tổ chức hàng năm.

Như vậy trong suốt giai đoạn cuối những năm 80 đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, quan hệ Việt Nam - UNESCO đã góp phần không nhỏ cải thiện nâng cao vị thế của người Việt Nam trên trường quốc tế. Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO đã trực tiếp đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước vào thời điểm khó khăn của Việt Nam thông qua các tài trợ, giúp đỡ kỹ thuật của tổ chức UNESCO đã góp phần phá thế bao vây cấm

vận về kinh tế, chính trị của các thế lực thù địch sau chiến tranh, tuyên truyền quảng bá về hình ảnh Việt Nam thông qua các hoạt động với UNESCO và cộng đồng quốc tế, tích cực chủ động tham gia vào các thể chế quốc tế và “luật chơi chung” nhưng hơn nữa là thông qua kênh UNESCO, Việt Nam đã tăng cường tiếp xúc hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về vật chất, kỹ thuật và nghiên cứu những ý tưởng tốt, kinh nghiệm hay của các nước trong khu vực và trên thế giới để tham khảo góp phần hình thành đường lối chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam trên các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục và truyền thông, thu phục dần lòng tin của các đối tác. Có thể nói đây là giai đoạn đổi mới tư duy, tiên phong để thực hiện chính sách “thêm bạn bớt thù”.

2.2. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với UNESCO trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam tổ chức giáo dục khoa học, văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) từ 2000 đến 2010 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w