Đổi mới trong xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của hồ anh thái (Trang 64 - 94)

Quan niệm nghệ thuật về con ngời là nhân tố cơ bản, then chốt nhất của một chỉnh thể thẩm mĩ, chi phối các yếu tố khác của nghệ thuật biểu hiện, trực tiếp nhất là hệ thống nhân vật.

Những nhận thức và quan niệm mới về con ngời của Hồ Anh Thái đã kéo theo sự đổi thay trong thế giới nhân vật văn xuôi của ông. Cũng nh hầu hết các cây bút văn xuôi thời kì đổi mới, vợt ra khỏi giới hạn chật hẹp và cứng nhắc của cái nhìn con ngời cùng việc thể hiện nhân vật theo lối một chiều, Hồ Anh Thái đã mở ra sự phong phú, đa dạng dờng nh vô tận cho thế giới nhân vật của anh. Khó có thể đa ra đợc một cái nhìn toàn diện và bao quát thế giới “nhân vật không chịu mặc đồng phục” [27, tr.11] trong văn xuôi Hồ Anh Thái, vì vậy chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu các kiểu nhân vật cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hồ Anh Thái trên cơ sở quan niệm nghệ thuật về con ngời của ông trong hai tác phẩm Tự sự 265 ngày và tiểu thuyết Cõi ngời rung chuông tận thế.

3.3.1. Các kiểu nhân vật trong văn xuôi Hồ Anh Thái

Căn cứ vào những quan niệm nghệ thuật về con ngời nh trên, cùng với lí tởng, chủ để của tác phẩm, chúng tôi phân chia thế giới nhân vật của Hồ Anh Thái thành ba kiểu tơng ứng: Kiểu nhân vật thức tỉnh, kiểu nhân vật tha hoá và kiểu nhân vật bi hài.

3.3.1.1. Kiểu nhận vật thức tỉnh

Nhân vật thức tỉnh là mô hình về kiểu nhận vật ban đầu có những suy nghĩ, hành động không phù hợp với chuẩn mực đạo đức cộng đồng, xã hội, nhng dần dần qua sự tiếp xúc, va chạm trong đời sống họ ý thức đợc giá trị đích thực chân chính của con ngời, cuộc đời. Nhân vật thức tỉnh thờng bị bao bọc trong môi trờng tồn tại những giá trị đối nghịch, chịu sự tơng tác của những giá trị ấy: tốt và xấu, thiện và ác, cao cả và thấp hèn, để rồi phải dằn vặt, trở trăn trên con đờng nhận chân những ý nghĩa đích thực của cuộc sống, chọn cho mình một con đờng đi tới cái thiện, cái đẹp. Cũng cần phải nhận thấy rằng kiểu nhận vật thức tỉnh không phải là một phát hiện mới mẻ của Hồ Anh Thái. Trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 chúng ta đã có nhân vật thức tỉnh rất điển hình - Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Mặt khác, số lợng kiểu nhân vật này trong tác phẩm của Hồ Anh Thái cũng không phải nhiều. Riêng trong Tự sự

265 ngày và Cõi ngời rung chuông tận thế chỉ có nhân vật Đông trong Cõi ngời rung chuông tận thế là có thể xếp vào mô típ này.

Không phải là một phát hiện mới mẻ, số lợng lại ít ỏi, nhng Hồ Anh Thái bằng bản lĩnh và năng lực của mình đã thành công với những khám phá sáng tạo trong một mô típ quen thuộc.

Trở lại với tiểu thuyết Cõi ngời rung chuông tận thế, đây là cuốn tiểu thuyết đậm tính luận đề, lấy hớng thiện làm cảm hứng chủ đạo. Quá trình h- ớng thiện cao đẹp là hành trình loại bỏ cái ác, cái xấu trong xã hội và trong bản thân mỗi ngời. “Giải pháp tối u” cho quá trình ấy là lòng thơng và sự bao dung. Chỉ có lòng thơng và sự bao dung mới có thể hoá giải và diệt trừ tận gốc cái ác trong cõi ngời này. Lấy cảm hứng phục thiện, Hồ Anh Thái đã xây dựng đợc kiểu nhận vật thức tỉnh rất điển hình - nhân vật Đông.

Để làm bật quá trình thức tỉnh của nhân vật, Hồ Anh Thái đã “thả” nhân vật vào môi trờng mà cái xấu, cái ác hiện hữu tràn lan với vô vàn biến thái tinh vi, hơn thế nữa nhân vật lại là kẻ gần guĩ, tòng phạm với cái ác. Đông là ngời thân thích với Cốc, Bóp. Phũ - ba chàng trai trẻ với lối sống

bản năng, thác loạn, ích kỉ và thực dụng, Đông đồng loã với những cuộc ăn chơi đàng điếm, cổ vũ những chuyến tiêu khiển sa đoạ, đồng tình tham dự vào những trò lừa bịp lật lọng, giả trá của họ. Đấy cũng là lí do dễ hiểu cho khát vọng trả thù của Đông trớc ba cái chết của Cốc, Bóp, Phũ: “Chính tôi là kẻ có ý định trừ khử Mai Trừng bằng thuốc độc. Viên thuốc độc bằng chiếc cúc áo, bọc trong một lần giấy ni lông, luôn nằm trong túi quần tôi” [24,

tr.151]. Trớc sự vẫy gọi của cái ác, của sự thù hận Đông biết thức tỉnh và cắn rứt lơng tâm. Đây cũng chính là tình huống để Hồ Anh Thái thể nghiệm bản lĩnh và tài năng xử lí nghệ thuật của mình. Ông biết bứt phá ra khỏi lối viết đơn giản, cách thể hiện một chiều của tiểu thuyết truyền thống, tái hiện cuộc chiến giữa thiện và ác trong thế đan cài pha lẫn những dằn vặt trở trăn, đấu tranh của nhân vật. Một mặt Đông nhận thấy con ngời quả thực hèn yếu khi khoanh tay ngồi nhìn ngời thân lần lợt bị tiêu diệt anh quyết định trừ diệt Mai Trừng. Nhng làm theo khát vọng trả thù, anh linh cảm về kết cục thảm khốc mà anh phải hứng chịu: “Tôi đã chọn cái chết cho mình mà không hay biết”, anh nghĩ nh vậy và cảm thấy: “Tôi muốn sống(…) tôi bỗng thèm sống hơn bao giờ hết” [24, tr.151-152]. Ngộ ra ý nghĩa của sự sống, giá trị đích thực của con ngời, Đông ý thức lại hành động của mình và nhận chân ra một điều: Bản chất căn nguyên của cái ác chính là lòng hận thù trong mỗi con ngời. Sau những trở trăn, dằng xé, những cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội, Đông đã chế ngự, loại trừ cái ác ra khỏi tâm trí, thoát khỏi vòng hận thù luẩn quẩn mà ba đứa cháu mắc phải. Sự sám hối ấy của Đông cuối cùng đã đợc đền đáp. Thay vì nhận kết cục thảm khốc nh ba đứa cháu, Đông bình thản đi gặp Mai Trừng, cùng cô hành hơng hoá giải lời nguyền. Hành trình hoá giải lời nguyền hay cũng chính là hành trình tìm lại hình ảnh, tìm lại bản thân của Đông vậy.

Với nhân vật Đông nói riêng, và Cõi ngời rung chuông tận thế nói chung, Hồ Anh Thái đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con ngời, hãy thanh lọc tâm hồn, lấy tình thơng và sự bao dung diệt trừ hận oán, loại bỏ cái ác.

Đó cũng là thông điệp là, là hi vọng và niềm tin Hồ Anh Thái đã gửi gắm cho ngời, cho đời.

3.3.1.2. Kiểu nhân vật tha hoá

Bằng sự mẫn cảm, khả năng quan sát tinh tờng, Hồ Anh Thái đã đào xới sâu vào hiện thực đời sống vào thế giới nội tâm con ngời để nhận thấy con ngời còn rất nhiều xấu xa và ác độc. Là một nghệ sỹ chân chính, tâm huyết với nghề, Hồ Anh Thái đã phản ánh toàn bộ mặt trái của con ngời bằng việc xây dựng môtíp nhân vật tha hoá đặc sắc với ba đại diện tiêu biểu: Cốc, Bóp, Phũ ( Cõi ngời rung chuông tận thế)

Cõi ngời rung chuông tận thế từng gây nên làn sóng mới trong d luận.

Để làm nổi bật cảm hứng phục thiện, khát vọng tình yêu thơng, sự bao dung giữa những con ngời trong xã hội hiện đại phức tạp, Hồ Anh Thái đã tạo ra sự đối lập gay gắt giữa thiện và ác, tốt và xấu. Cuộc đấu tranh giằng xé giữa hai lực lợng ấy đợc đặt trong bối cảnh mà cái ác, cái xấu tồn tại dới muôn hình vạn trạng. Cốc, Bóp, Phũ chính là sự hữu hình hoá của cái ác hiện đại với những biến thái tinh vi. Cốc, Bóp, Phũ là ba “thanh niên thời đại” có lối sống ích kỉ, cá nhân, lấy tiêu thụ, hởng lạc làm chính với những ham muốn điên loạn.

Cốc vốn đang học năm thứ nhất Tổng hợp bỏ dở để lao vào thế giới điện ảnh, thế giới ca nhạc, thế giới thời trang. Cốc đã làm đảo điên cả thế giới ấy trở thành một “siêu sao”. Nhng đằng sau cái mác “sao” ấy là bản chất một kẻ dâm dục và trụy lạc. “Cốc không bao giờ ngồi yên với vài câu chuỵên mà không xoay sang chuyện tình dục” [24, tr.10]. Sau vài phút xuất hiện trong một bộ phim do Tây làm, Cốc “khiến cho hai đứa con gái cùng lớp phải đi nạo thai” [24, tr.11]. Cũng bằng năng lực, cơ thể cờng tráng của một gã trai trẻ tuổi, Cốc liên tục gặt hái thành công vang dội trên trờng tình. Cốc ngang nhiên sàm sỡ và mặc cả chuyện tình dục với Số Mời Hai ngay trên sàn diễn trong cuộc thi ngời đẹp, ngời mẫu thời trang. Những hành động dâm loạn xấu xa của Cốc cuối cùng đã phải trả cái giá đắt bằng chính sinh

mạng của hắn. Cốc chết, một cái chết thê thảm trong lúc hành động “tấn công” cô gái đẹp ở bãi biển Bình Sơn.

Gia nhập vào dàn đồng ca của cái ác, Bóp cũng là một thành viên. Bóp vốn học ở trờng Trung cấp xây dựng bị đuổi sau những cơn cuồng nộ bóp cổ ngời yêu bị phát giác.Tốt nghiệp trờng trung cấp nấu ăn, Bóp trở thành đầu bếp của khách sạn The Apocalypose. Bớc lên ngỡng cái ác của Bóp bắt đầu bằng những trò lật lọng trong sự hoán đổi các món ăn. Đi xa hơn thế, Bóp là kẻ vô hồn với dục vọng tầm thờng quái gở. Bóp cổ trở thành nỗi si mê bệnh hoạn của hắn. Không thể thoã mãn cái dục vọng bóp cổ trên con ngời, hắn tìm ra cách thức tự thoã mãn bằng bóp cổ động vật. Những hành động dâm loạn của Bóp chính là biểu hiện của lối sống bản năng buông thả.

Bộ ba thanh niên tha hoá ấy còn có sự góp mặt của Phũ. Phũ vốn là chàng trai đựơc sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong sự cng chiều của bố mẹ. Bội phản lại toàn bộ, Phũ trở thành một tay đua xe cừ khôi, “một tay đua không bịt khăn trắng trên một chiếc xe Win mở hết tốc lực phóng vọt lên phẹt vào mặt lũ nhóc con một luồng khói té re rồi lao ngay về đích, nhảy vào tiệm cà phê xanh kiếm thêm một chiếc quần lót Tàu nhanh lấy may” [24, tr.87]. Cũng nh Cốc, Bóp, Phũ là kẻ dâm dục bệnh hoạn. Hắn sẵn sàng hoà mình vào đoàn ngời đi hội để kiếm chác, hả hê với những hành động dục tính sàm sỡ :“Mồng năm tết năm nay, hai chú cháu ngứa chân sục vào hội Gò Đống Đa (…) thằng Phũ lãi ba cái bóp ngực, một cái nắn eo thừa cơ những cô gái chen chúc mắc kẹt” [24, tr.69]. Hơn thế Phũ còn mang trong mình sở thích quái đản - “su tầm đồ thầm lặng” của phụ nữ.

Với lối viết sắc lạnh, linh hoạt và tỉnh táo, Hồ Anh Thái đã xây dựng ba nhân vật điển hình cho lối sống buông thả, thác loạn, tha hoá khủng khiếp về mặt nhân cách: Cốc, Bóp, Phũ. Mỗi ngời một gơng mặt, một nét tính cách nổi trội nhng đó chính là sự hiện hữu của ba biến tớng khác nhau của cái ác hiện đại và tinh vi. Xây dựng kiểu nhân vật tha hoá, Hồ Anh Thái không có ý miệt thị con ngời mà đó là hệ quả tất yếu của niềm tin rất lớn ông đặt vào con ngời, vào thiện tâm của lòng ngời.

3.3.1.3. Kiểu nhân vật bi hài

Cùng khai thác đề tài những thói h, tật xấu của con ngời nhng nhìn nhận ở góc độ hài hớc, Hồ Anh Thái đã phơi bày, lột tẩy những mặt trái của con ngời thông qua kiểu nhân vật bi hài. Tự sự 265 ngày là tập truyện ngắn dày dặn và công phu của Hồ Anh Thái khai thác mảng đề tài này.

Tự sự 265 ngày là cách tự truyện của tác giả về 265 ngày đi làm công

sở, sau khi đã trừ đi 100 ngày nghỉ theo chế độ 2 ngày trong 1 tuần. Với 265 ngày ấy, thói xấu của công chức, của con ngời trong xã hôi đợc phơi bày chân thực trên toàn bộ trang viết. Đó là thói hãnh tiến, vọng ngoại, là sự ghen ghét, đố kị, ích kỉ cá nhân, là dốt nát tàn nhẫn, ác độc,thờ ơ, đạo đức giả.

Ngay từ đầu, với Phòng khách, Hồ Anh Thái đã dựng lên tập hợp chân dung bi hài. Phòng khách là “trờng đại học”, là “lò luyện tinh hoa”, là “phòng chờ, tiền trạm, trạm trung chuyển, trung tâm đảm bảo t cách, trung tâm dịch vụ chắp nối” [24, tr.06], nó là nơi hội tụ của quý bà, quý ông, giới tri thức chen lấn, xô đẩy nhau để đợc gặp gỡ, làm quen, giới thiệu mong kiếm đợc một suất đi nớc ngoài. T cách của những thành viên phòng khách là t cách của những kẻ đạo đức giả, những kẻ trộm cắp vặt vãnh nh ông Sử: “Tôi nhìn thấy ông bỏ cái ly vừa uống cạn vào túi quần, sửa sang kéo vạt ao che cái cục cồm cộm kềnh kềnh” [26, tr.18]. 100% lọt chân vào phòng khách cũng là chừng ấy kẻ đợc đến sứ quán điền vào tờ khai Visa. Trớc “cửa ngõ nớc Mĩ nóng nh rang vỉa hè ấy” [26, tr.27], đoàn ngời chen lấn, xô đẩy để đợc trắc nghiệm vào 35 ô phỏng vấn chứng thực lí lịch trong sáng mà chẳng hiểu gì và chăng cần phải biết. Trong đoàn ngời ấy Hồ Anh Thái đã kịp lia ống kính ghi lại sự dốt nát đến ngớ ngẩn của Bà Số Hai với vốn tiếng Anh ít ỏi, thấp kém, sự tự mãn thái quá trong hành động chơi khăm của ông Số Một khi khai mục 22, 23.

Sính ngoại, vọng ngoại trở thành mốt. Vì mục đích tối thợng ra nớc ngoài, ngời ta lợi dụng nhau, hãm hại nhau. Một tay chuyên viên sẵn sàng

cặp kè với một chị viện phó, một tay chuyên viên xuất thân bảo vệ tố cáo lão viện trởng- một ân nhân nâng đỡ mình hú hí với ả th kí.( Sân bay)

Ra đến nớc ngoài, những căn bệnh ung nhọt của thói xấu ăn sâu trong máu đã không thể thay đổi, vẫn bon chen, vẫn kèn cựa, vẫn ích kỉ, vẫn trộm cắp, vẫn đối xử với nhau nh những Bóng ma trên hành lang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến cuối tác phẩm những mảnh đời tụ lại ở một viện nghiên cứu không có công trình khoa học nhng lại sẵn chuyện tiếu lâm thời nay. Những công chức lê la buôn chuyện, làm vui nhau bằng những nụ cời rẻ tiền: “Chúng tôi chẳng chừa chuyện ông hoàng, bà chúa, công nơng tận bên Nhật, bên Anh, bên Mô Na Cô, chuyện quấy rối tình dục bên Mĩ và cả bên ta. Nhiều nhất là chuyện sau lng chúng tôi với nhau” [26, tr.147-148]. Họ nói xấu nhau, thờ ơ, vô trách nhiệm với nhau. Họ cời cợt ngay trên chính nỗi đau của ngời khác: “Đến chỗ tang ma ai cũng sửa bộ mặt rầu rầu thông cảm xót xa, xong rồi hai chục ngời chui vào cái xe mời hai chỗ ngồi chuyện trò rôm rả suốt đờng về nh thể chính cả bọn vừa thoát chết” [24, tr.151]. Thậm chí khi họ vắng mặt cả một tháng thì cũng chẳng ai đoái hoài, chẳng làm xao trộn cuộc sống của ai( Chạy quanh công viên mất một tháng).

Với cặp mắt tinh tờng, cảm quan nhạy bén, Hồ Anh Thái đã phơi bày trên toàn bộ trang viết những thói xấu của đám tri thức vẫn thờng mạo nhận là tinh hoa của đất nớc. Đó là những chân dung méo mó với vô vàn những thói h tật xấu, những ham hố và “ái ố mĩ miều”. Ngòi bút Hồ Anh Thái không đi sâu đặc tả chân dung nào thật cụ thể nhng họ lũ lợt kéo lên trên trang văn chân thực và sinh động. Cả tập truyện trở thành một bức biếm hoạ đen trắng về một giới tri thức và quan liêu hủ bại - những thứ sản phẩm bất thành trong xã hội. Mỗi bức biếm hoạ là một nụ cời châm biếm, căn nguyên sâu xa của nụ cời ấy là lơng tri của ngời cầm bút. Bởi vậy nụ cời ở đây là nụ cời để thức tỉnh nhiều hơn là để giễu nhại. Tính nhân văn trong tác phẩm của Hồ Anh Thái chính là ở đó.

Các phơng tiện nghệ thuật thể hiện nhân vật hết sức đa dạng, phong phú. Không có công thức chung nào trong việc tìm hiểu nghệ thuật xây

Một phần của tài liệu Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của hồ anh thái (Trang 64 - 94)