2.2.1.1. Tiểu sử Hồ Anh Thái
Sinh năm 1960, Hồ Anh Thái là nhà văn thuộc thế hệ lớn lên trong những năm chiến tranh và trởng thành trong thời hậu chiến.
Giống nh hàng ngàn trẻ em khác lúc bấy giờ, Hồ Anh Thái từng sơ tán về một vùng “an toàn” ở ngoại vi Hà Nội khi chiến dịch ném bom của Mĩ bắt đầu cho đến lúc ông13 tuổi.
Năm 1977 Hồ Anh Thái tốt nghiệp Trung học phổ thông và trở thành sinh viên trờng Đại học Ngoại giao. Sau khi nhận bằng cử nhân( 1983), Hồ Anh Thái làm việc tại Bộ Ngoại giao và trong thời gian này ông đã làm nghĩa vụ quân sự hai năm. Trở về, Hồ Anh Thái là th kí cho Đại sứ quán Việt Nam tại ấn Độ. ở cơng vị là một nhà ngoại giao làm việc tại ấn Độ, bằng tài năng, sự nỗ lực phấn đấu Hồ Anh Thái đã tiếp tục học ở Ôxtrâylia, ấn Độ và nhân bằng Tiến sĩ văn hoá Phơng Đông (1994), đợc mời thỉnh giảng ở một số trờng Đại học của Mĩ nh Đại học tổng hợp Washington. Về mặt này có thể xem Hồ Anh Thái là trờng hợp hiếm hoi của văn học Việt Nam đơng đại. Hiện nay, Hồ Anh Thái đảm đơng chức vụ Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Là một nhà văn, nhà báo, Tiến sĩ Đông phơng học, nhà ngoại giao và là tổng th kí Hội nhà văn Hà Nội, Hồ Anh Thái là con ngời đa ngành và đa tài.
2.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Hơn 40 tuổi, Hồ Anh Thái là con ngời từng trải và sớm trởng thành. Sự trởng thành ấy của ông biểu lộ ngay cả trong lĩnh vực văn chơng. Cho đến nay, Hồ Anh Thái đã cho xuất bản 15 tập tiểu thuyết và truyện ngắn, đã in hàng trăm tác phẩm trên báo chí từ Bắc vào Nam, hầu hết sách của ông đã đ- ợc dịch và in ở nớc ngoài.
Hồ Anh Thái bớc vào làng văn khá sớm. Ông bắt đầu đợc in các bài báo trên tạp chí Văn nghệ Quân đội từ khi còn học phổ thông. 17 tuổi, Hồ
Anh Thái trình làng với truyện ngắn Bụi phấn gây ấn tợng cho những ngời biên tập cũng nh thu hút sự chú ý của độc giả cả nớc.
Trong thời gian làm việc với cơng vị của một nhà ngoại giao ở ấn Độ, bằng sự mẫn cảm, tinh nhạy cùng khả năng sáng tạo dồi dào, Hồ Anh Thái đã có hàng loạt tác phẩm giá trị tập trung khai thác những khía cạnh khác nhau của con ngời, đời sống, văn hoá ấn nh : Ngời đứng một chân, Đi khỏi
thung lũng mới đến nhà, Tiếng thở dài qua rừng kim tớc.
Bàn về Hồ Anh Thái trong những năm sống và sáng tác ở ấn Độ, nhà văn Vũ Bão cho rằng: “Anh không đứng xa nhìn vào từng mảnh đời với đôi mắt dửng dng của một du khách. Anh hoà mình vào miềm đất lạ, theo dõi mạch đời, lần tìm nỗi niềm của từng số phận khác nhau. Anh không chuộng lạ ghi chép những mảnh đời phơng xa, anh đã suy nghĩ về lẽ đời” [23, tr.316]. Thế giới quan, nhân sinh quan mới mẻ, sắc bén, tinh nhạy là cội nguồn của những tác phẩm có giá trị viết về đề tài ấn Độ của Hồ Anh Thái - những tác phẩm đợc Tiến sĩ văn học ấn Độ xem là những mũi kim châm cứu điểm trúng huyệt tính cách ấn Độ và khiến họ nhìn thấy cái bóng quẩn quanh dới chân mình.
Để khẳng định vị thế, chỗ đứng cũng nh bút lực, tài năng nghệ thuật của mình, Hồ Anh Thái đã miệt mài lao động với từng câu chữ trên hành trình sáng tạo đầy nghiêt ngã. Thành quả của quá trình ấy là những tác phẩm, những “đứa con tinh thần” có giá trị. Năm 1984, Hồ Anh Thái tiếp tục trình làng với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe - tác phẩm đoạt giải th- ởng văn xuôi 1983 - 1984 của báo Văn nghệ. Năm 1986, tiểu thuyết Ngời và
xe chạy dới trăng của Hồ Anh Thái đã nhận đợc giải thởng văn xuôi 1986 -
1990 của Hội nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết Trong sơng hồng hiện ra (1987), Ngời đàn bà trên đảo (1988), tập truyện Mảnh vỡ của đàn ông (1997)… là những tiếng vang mà Hồ Anh Thái có đợc sau đó.
Bớc sang những năm 2000, Hồ Anh Thái đã không ngừng làm mới mình bằng phong cách khác với nhiều tác phẩm giá trị. Đó là tập truyện ngắn Tự
sự 265 ngày (2001) - Tác phẩm đã đạt giải thởng của Hội nhà văn Việt Nam
nhng tác giả từ chối không nhận. Cuốn tiểu thuyết tạo nên sự “chấn động” trong đời sống văn học những năm gần đây của Hồ Anh Thái là Cõi ngời
rung chuông tận thế. Cùng trong một series các tác phẩm lấy thói xấu, đáng
cời của con ngời làm cảm hứng, Hồ Anh Thái còn có tập truyện ngắn Bốn
lối vào nhà cời (2004).
Nh vậy, với số lợng tác phẩm khá dày dặn, Hồ Anh Thái đã khẳng định đợc chỗ đứng cũng nh bút lực tài năng nghệ thuật của mình. Cây bút ấy, tài năng dồi dào ấy hứa hẹn sẽ còn đi xa hơn những gì anh đã thể hiện.
2.2.2. Vị trí Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam đơng đại
Năm 1986, với tinh thần “cởi trói”, “bật đèn xanh” văn học Việt Nam đã bớc vào quỹ đạo mới. Sự chuyển biến này kéo theo sự xuất hiện của một thế hệ nhà văn mới. Cây bút đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học thời kì này trớc hết phải kể đến Nguyễn Minh Châu - “Ngời mở đờng tinh anh cho văn học”. Tiếp nối ông, các văn nghệ sĩ đã góp vào mạch chung của công cuộc đổi mới văn xuôi nói riêng và văn học nói chung bằng nững tiếng nói mới mẻ, đầy sáng tạo. Đó là Nguyễn Khải, Dơng Thu Hơng, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Xuân Thiều, rồi Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… và đến nay trên văn đàn đã xuất hiện hàng loạt cây bút trẻ thu hút sự chú ý của d luận nh Thuận, Nguyễn Ngọc T, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu…
Sự hiện thực hoá khát vọng cởi trói của văn nghệ sĩ, xác lập một chỗ đứng, một cách nhìn mới về hiện thực cộng với khả năng sáng tạo dồi dào là nguồn cội của những cách tân táo bạo trong văn học Việt Nam đơng đại. Trong dòng chảy văn học thời kì đổi mới có sự đóng góp không nhỏ của Hồ Anh Thái. Hồ Anh Thái là một nhà văn có những thành tựu, đợc xem là một “hiện tợng” của văn học Việt Nam thời kì này.
Là nhà văn thành danh khá sớm, cho đến nay, Hồ Anh Thái là tác giả của hơn 20 đầu sách bao gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn, nhiều tác phẩm đợc dịch ra các thứ tiếng khác nhau và giới thiệu ở nớc ngoài. Hồ Anh Thái trở thành một trờng hợp hiếm hoi của văn học Việt Nam đơng đại.
Cũng nh các nhà văn thời kì đổi mới, Hồ Anh Thái cũng là cây bút có nhiều phá cách, sáng tạo, trớc hết là trong t duy nghệ thuật. Nếu 1975 - 1985 là thời kì văn học sử thi đầy chất trữ tình và lãng mạn thì Hồ Anh Thái và lớp nhà văn thế hệ ông đã cắt đứt, tuyệt giao hoàn toàn t duy sử thi. Chính sự đổi thay quan niệm hiện thực là xuất phát điểm cho sáng tạo của cây bút Hồ Anh Thái nói riêng và các nhà văn thời kì này nói chung. Có thể nói hiếm có cây bút nào trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới lại có đợc khả năng sáng tạo dồi dào nh Hồ Anh Thái.
Với mong muốn phản ánh cái đang diễn ra, “cái đơng đại cha hoàn thành”, tác phẩm Hồ Anh Thái có khả năng bao quát phạm vi hiện thực rộng lớn cả ở bề rộng lẫn bề sâu của nhiều nền văn hoá khác nhau. Trong hiện thực rộng lớn ấy, ngòi bút Hồ Anh Thái hớng về “tâm điểm” con ngời bằng cái nhìn nhiều chiều, sắc cạnh. Ông không đặt con ngời ở trạng thái tĩnh tại với cái nhìn một chiều phân chia rạch ròi. Vì vậy tính cách nhân vật trong tác phẩm của Hồ Anh Thái không phải đợc định hình ngay từ đầu mà nó có cả quá trình phát triển.
Hồ Anh Thái cũng là nhà văn luôn thay đổi. Mỗi đề tài khác nhau ông chọn cho mình lối viết, một cách diễn đạt, một giọng điệu khác nhau. Chính điều này lí giải vì sao là một cây bút trẻ, số lợng tác phẩm tơng đối nhiều nh- ng tác phẩm của ông vẫn có sức hấp dẫn lạ kì, có khả năng tạo ra đợc những “cú sốc” cho độc giả.
Sự mạo hiểm, tự thay đổi, làm mới mình của Hồ Anh Thái là minh chứng hùng hồn cho sức sáng tạo của cây bút này. Dĩ nhiên để tạo “ma lực” cho các sáng tác của mình đòi hỏi ở Hồ Anh Thái sự nỗ lực vật vã lao động trên từng câu chữ, bởi sáng tác văn học cũng chính là hành trình của những cuộc tìm kiếm nghệ thuật. So với các cây bút văn xuôi Việt nam đơng đại hiếm có cây bút nào có đợc khả năng sáng tạo nh ở Hồ Anh Thái. Thử nghiệm chủ yếu trên thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn và ở thể loại nào ông cũng thu về đợc những thành công nhất định.
Tài năng, vốn sống phong phú, đa dạng, “phông” văn hoá rộng cộng với ý thức tích luỹ, ý thức nghề nghiệp là những nguyên nhân chủ yếu lí giải sự thành công của ông cũng nh khẳng định vị trí không thể thay thế đợc của Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam đơng đại. Số lợng tác phẩm, giá trị tác phẩm cho thấy khả năng tinh nhạy với nhịp sống, với thời đại cả ở bề nổi và mạch ngầm của Hồ Anh Thái.
Hồ Anh Thái là một trong không nhiều những cây bút văn xuôi xuất hiện sớm và để lại dấu ấn trong văn học Việt Nam đơng đại. Bằng tài năng
và tâm huyết của mình, Hồ Anh Thái đã xác lập cho mình chỗ đứng, vị trí, tạo ra “thơng hiệu” trong làng văn xuôi thời kì này.