Tạo sự gián cách trong quan niệm về hiện thực và sử dụng bút pháp kì ảo

Một phần của tài liệu Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của hồ anh thái (Trang 53 - 61)

pháp kì ảo

Trớc giai đoạn văn học đổi mới, văn xuôi thờng đòi hỏi ngời tiếp nhận phải nhập thân vào hiện thực đợc phản ánh, hoá thân vào nhân vật để cùng trải nghiệm những tình huống, những cảnh ngộ của nhân vật, cùng buồn vui, âu lo, cùng ớc mơ, khát vọng với nhân vật để hình dung câu chuyện đang xảy ra “nh thật” ở ngoài đời. Thói quen tiếp nhận ấy một phần do quan niệm về hiện thực có phần giản đơn và hạn hẹp - “ Hiện thực thô sơ” (chữ dùng của Hồ Anh Thái).

Văn xuôi thời đổi mới, với những tác giả nh Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… lại chú ý hớng ngời đọc phải ý thức rõ: Hiện thực trong các tác phẩm văn chơng là hiện thực của văn chơng. Nó khác biệt với hiện thực ở ngoài đời tuy có gốc rễ từ hiện thực ngoài đời vì phản ánh hiện thực vốn là thuộc tính của văn học, nhng hiện thực trong tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của ngời nghệ sĩ, cho nên trong tác phẩm của mình nhà văn luôn có ý thức “cảnh tỉnh” ngời đọc bằng việc tạo ra khoảng cách giữa hiện thực đời sống và hiện thực trong văn chơng, tạo ra ranh giới giữa các đối tợng: Ngời kể chuyện, ngời nghệ sĩ và ngời tiếp nhận.

Trong tác phẩm Tự sự 265 ngày và Cõi ngời rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã rạo ra sự gián cách triệt để bằng nhiều biện pháp, thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả. Nhìn một cách khái quát khuynh hớng gián cách đợc nhà văn tạo ra bằng phơng thức: sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật mới mẻ, tạo ra sự khác lạ với những “kết cấu nghệ thuật” mang tinh thần “khớc từ truyền thống”, nghĩa là vợt ra khỏi mô hình những tác phẩm văn xuôi quen thuộc, xác lập mối quan hệ mới giữa văn chơng và hiện thực, giữa nhà văn

với ngời đọc để hình thành những cách thức tiếp nhận, những kinh nghiệm đọc mới.

Văn chơng nghệ thuật ở thời đại nào, của quốc gia nào cũng dùng trí tởng tợng để h cấu, để sáng tạo. Nhng h cấu của văn chơng truyền thống là hớng tới mục đích thuyết phục ngời tiếp nhận tin vào tính chân thật của câu chuyện đợc kể. Còn văn xuôi thời đổi mới cũng dùng h cấu nhng lại cố cho lộ liễu nh là sự bịa đặt để gián cách ngời đọc với câu chuyện.

Dễ nhận thấy bức tranh hiện thực đời sống trong tập truyện ngắn Tự

sự 265 ngày từ chuỗi các sự kiện, biến cố, chân dung của các nhân vật trong

những không gian, thời gian khác nhau đều nh đợc nhìn qua một tấm gơng cong trào phúng, giễu nhại. Tất cả trở nên méo mó, nhăn nhúm, đầy khuyết tật… thể hiện một cái nhìn suồng sã nhất khác hẳn với nguyên tắc phản ánh hiện thực truyền thống. Tiếng cời giễu nhại trong đoạn truyện sau đây thể hiện ý thức của nhà văn về sự gián cách:

“ Tôi hét lên:

- Mụ có biết cơ quan đang ăn … - Tôi có việc cần.

Gã cắt ngang không để tôi nói nốt tiếng “mừng”. Bỏ lửng nh thế nh một tờ séc không, kẻ xấu nó điền thêm chữ gì vào cũng đành chịu. Nhng tôi nghe nói rằng: văn học phản ánh trung thực hiện thực đời sống đành để yên nh vậy” [26, tr.152-153].

Nếu nh hiện thực đời sống trong Tự sự 265 ngày nh đợc nhìn qua tấm gơng cong của trào phúng, giễu nhại thì trong Cõi ngời rung chuông tận thế lại là một hiện thực giả định, không đáng tin cậy. Đó là bức tranh hiện thực đầy tính ớc lệ, không theo lôgic nhân quả, ví nh việc cô gái Mai trừng đựơc sinh ra để trừng trị cái ác, những nhân vật nh Cốc, Bóp, Phũ và cả Yên Thanh nh là hiện thân của cái ác ngang nhiên hoành hành… Hiện thực đó không phải để ngời ta tin mà cốt để ngời đọc hoài nghi và suy ngẫm.

Trong tập truyện Tự sự 265 ngày ý thức gián cách “cảnh tỉnh” ngời đọc luôn có mặt trong tất cả các cấp độ cấu trúc tác phẩm: cốt truyện, nhân vật, chi tiết…

Nhà văn “cảnh tỉnh” ngời đọc từ cách đặt tên khác lạ cho các nhân vật của mình trong truyện: ông Số Một, bà Số Hai, Cô Số Ba, anh Số Bốn… (Tờ khai Visa), Nguyễn Toàn Thích, Nguyễn Thị Dăm Bông, Nguyễn Thị Xúc Xích, Nguyễn Thị Sâm Banh (Vẫn tin vào chuyện thần tiên), Chín

Triệu, Ba triệu, Hai Triệu, Bóng Rổ (Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và

Bóng Rổ), Nghiên cứu viên Một, Nghiên cứu viên Hai, Cô Thỏ Lon ( Bãi tắm), Cô Hăm Bốn, cô Hăm Sáu, cô Hăm Chín (Tự truyện)… Những cái tên

nh thế là không có trong cuộc đời thực, đó là tên của những nhân vật văn học.

Nhà văn cố tỏ ra “thực thà” khi trình bày những ý đồ, những dự định về hành trình số phận của nhân vật để thực hiện sự gián cách triệt để. Trong truyện ngắn Tờ khai Visa nhà văn trình bày những tình huống giả định khi Cô Số Ba cới anh chàng Mĩ “Anh ta phải đa cô ấy về Mĩ đến thành phố của tợng thần Tự Do rồi cô này mới bye, bye honey đi theo một gã nhà giàu .

Chuyện không theo hớng ấy thì phải thu hút độc giả bằng cách để cho họ về đến nớc Mĩ mới lộ ra rằng gã nọ chẳng phải nhà nghiên cứu văn minh phơng Đông gì sất. Gã phải thuộc đờng dây buôn bán phụ nữ và trẻ con xuyên quốc gia. Cô Số Ba phải tan tành một kiếp hồng nhan, phải làm nàng Kiều chìm nổi năm mơi bang nớc Mĩ…

Chuyện sẽ hấp dẫn hơn nếu cô Số Ba bị nhà chồng kì thị chủng tộc, kì thị màu da… đằng này chẳng có gì khác thờng xảy ra. Một cuộc sống đơn điệu, bình lặng” [26, tr.34-35].

Hồ Anh Thái sử dụng hình tợng ngời kể chuyện để thực hiện sự gián cách triệt để giữa hiện thực khách quan và hiện thực trong tác phẩm, giữa ngời kể, độc giả và nhà văn. Ông thờng để xen vào diễn biến của truyện là những lời “bình luận ngoại đề” có vẻ nh thừa nhng thực ra là xuất hiện rất

đúng lúc. Khi mà ngời đọc có nguy cơ bị “mê hoặc” và tin rằng câu chuyện là thực thì ngời kể chuyện kịp thời “cảnh tỉnh” để đa ngời đọc trở về trạng thái tỉnh táo, không rơi vào lầm lạc. Trong truyện ngắn Tờ khai visa, phần giữa của truyện tác giả viết: “Đến đây xin dành cho ngời trót lỡ làng nãy giờ nghe chuyện của tôi. ở địa vị quý độc giả, quý độc giả sẽ không hay là có? ”

[26, tr. 43].

Trong truyện Sân bay, kể chuyện nhà văn viết: “Ai cũng thấy cốt truyện phim mà ông Pháp không kể đợc thực ra là một vĩ thanh trục trặc của truyện ngắn này. Một cái kết lạc lõng, không ăn nhập” [26, tr.64].

Trong truyện Tự truyện, có tới hai lần nhà văn sử dụng “bình luận ngoại đề” để “cảnh tỉnh ngời đọc”. Lần thứ nhất:

“Viết đến đây tôi mới thấy là từ đầu đến giờ cứ viết tràn lan cha đúng cung cách viết truyện, cha có một câu đối thoại, gạch đầu dòng nào. Vậy xin sửa chữa ngay, từ đây trở đi nếu có chỗ nào quên, nhờ bạn đọc chỉ giáo” [26, tr.152].

Lần thứ hai:

“Đến đây tôi xin phép trớc tôi viết đợc ba câu đối thoại gạch đầu dòng là khó hơn viết tràn, mong bạn đọc cho phép kẻ viết truyện đầu tay đợc trở về quán tính” [26, tr.155].

Hồ Anh Thái có ý thức rất sâu sắc việc tạo khoảng cách giữa ngời kể chuyện và tác giả. Thông thờng nhà văn dùng nhân vật, nhất là ngời kể chuyện để trình bày quan điểm của mình. Nhng trong truyện ngắn Tờ khai

visa nhà văn và nhân vật lại đổi chỗ cho nhau, nhà văn trở thành “nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng” xác nhận cho nhân vật:

“Tôi đã đọc một chi tiết tơng tự nh thế này trong tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái. Chắc đấy là chuyện bịa, là tởng tợng, h cấu…” [26, tr.32].

ở phần kết của truyện này nhà văn lại viết:

“Sứ quán Láng Hạ đã làm xong sứ mệnh buổi đầu nhng nhà văn Hồ Anh Thái bảo rằng nếu đứng ngả bóng trên cái vỉa hè Láng Hạ ấy vẫn thấy

tôi hiện lên trong cái bóng ngả khoảng diện tích hai hòn gạch lát hè, tôi đang đứng điền vào tờ khai visa. Chắc có ngời bảo nhà văn bịa. Nhng tôi tin” [26, tr.45].

Những biện pháp mới lạ trên đây luôn nhắc ngời đọc tiếp nhận: Không để bị mê hoặc, cần phải tỉnh táo để ý thức rằng: câu chuyện của nhà văn kể là chuyện của văn chơng, chỉ tồn tại trong văn chơng, chớ tin là chuyện có thật ngoài đời. Cần phải hoài nghi, cần phải suy ngẫm để rút ra những bài học nhân sinh bổ ích.

Một sự cách tân quan trọng để tạo nên sự gián cách đồng thời cũng là phơng tiện hữu hiệu để chiếm lĩnh hiện thực đa chiều, phong phú, phức tạp là sử dụng bút phàp kì ảo trong sáng tạo nghệ thuật

Nhà văn Hồ Anh Thái từng mong ớc đợc đọc và viết “Những tác phẩm của sức tởng tợng phi thờng tạo dựng đợc những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê đắm, những nhân vật “không chịu mặc đồng phục” [27, tr.11]. Tài năng ấy, cùng với khát vọng ấy tất yếu đa Hồ Anh Thái đến với bút pháp kì ảo để cho trí tởng tợng thăng hoa, cho năng lực khám phá, chiếm lĩnh hiện thực, vơn tới những tầm cao mới.

Loại truyện sử dụng các yếu tố kì ảo không phải đến thời đổi mới mới xuất hiện mà đã có từ trong văn học dân gian. Thần thoại là những tác phẩm đầu tiên của văn học nhân loại từ thời tiền sử hiện diện yếu tố kì ảo. Do hoàn cảnh lịch sử cùng với những quan niệm giản đơn mà loại truyện kì ảo vắng bóng trên văn đàn dân tộc thời kì 1945 - 1975. ở thời kì này ngay cả đến giới nghiên cứu phê bình văn học cũng công khai bày tỏ thái độ kì thị, bất hợp tác với loại truyện này vì e ngại chúng sẽ “làm sống lại trong đầu óc ng- ời đọc bình thờng những quan điểm phản khoa học, lỗi thời”, là “sản phẩm của một giai đoạn lạc hậu. Non kém về nhận thức” [30, tr.83].

Từ 1986 văn xuôi kì ảo hồi sinh mạnh mẽ. Các cây bút của thời kì đổi mới xem đó là thủ pháp nghệ thuật đắc địa để khám phá những biểu hiện đa chiều, đa dạng, phức tạp của cuộc sống và tâm hồn con ngời. Bút pháp kì ảo

cùng với lối viết hiện đại đầy ngẫu hứng, chi tiết gọn, cô đúc, nhiều độc thoại nội tâm xen lẫn dòng ý thức, sử dụng lối kết cấu lắp ghép, phân mảnh… truyện kì ảo đã đem đến một luồng gió mới cho đời sống văn hoc đơng đại .

Với Hồ Anh Thái yếu tố kì ảo là phơng tiện quan trọng để nhà văn thực hiện sự gián cách triệt để hơn, vừa là phơng tiện hữu hiệu cho việc chiếm lĩnh hiện thực không chỉ ở phạm vi “những gì ta thấy, ta nghe” mà còn là “cái ta cảm nữa”( chữ dùng của Hồ Anh Thái). Nhng đằng sau các yếu tố kì ảo mà ông sử dụng cũng không phải một cái gì quá xa lạ, viễn tởng mà là những vấn đề rất thân thuộc, rất đời của cuộc sống.

Khảo sát hai tác phẩm Tự sự 265 ngày và Cõi ngời rung chuông tận

thế của Hồ Anh Thái chúng tôi thấy rằng: yếu tố kì ảo hiện diện trong nhiều

phơng diện của cấu trúc tác phẩm: trong cốt truyện, trong tình huống truyện, trong nhân vật, trong các chi tiết… ở mỗi tác phẩm có sử dụng bút pháp kì ảo thì vai trò, vị trí của các yếu tố kì ảo có khác nhau.

Trong Tự sự 265 ngày, truyện ngắn Vẫn tin vào chuyện thần tiên là tác phẩm tiêu biểu sử dụng bút pháp kì ảo. Nhân vật chính là một anh chàng Việt ăn nhiều đồ nguội kiểu Mĩ, nghe nhiều nhạc Mĩ đã biến thành một chàng Mĩ mắt xanh mũi lõ. Là ngời Việt nói tiếng Việt nhng mang hình hài Mĩ, tình huống đó là nguyên nhân của một chuỗi biến cố trớ trêu, nghịch cảnh dở khóc dở cời. Vì cái vỏ Mĩ mà anh bị cô gái Việt trên đất Mĩ từ chối kết hôn; Nhờ cái vỏ Mĩ mà khi về nớc các cô gái quốc nội lăn xả xin làm vợ anh để đi Tây, đi Mĩ ; Vì cái vỏ Mĩ mà anh đi tới đâu cũng bị đám ngời làm nghề chụp ảnh và bán bản đồ du lịch vây quanh. Cũng nhờ cái vỏ Mĩ mà trớc cả hội đồng kiến trúc s quốc nội đang giám định, cha thừa nhận một bản thiết kế của một toà nhà khách sạn kiểu Pháp, anh chỉ cần gật đầu quả quyết xác nhận “Đúng kiểu Pháp” là cả hội đồng ù tai nhất loạt lên tiếng: “Kiểu Pháp đúng rồi, kiểu Pháp!” [26, tr.80]. Bản thiết kế đợc thông qua ngay, hợp đồng đợc kí ngay.

Tình huống kì ảo mở đầu truyện trở thành nhân tố trung tâm để triển khai diễn biến của cốt truyện. Các tình huống trớ trêu tiếp theo đều đợc tạo

ra từ tình huống kì ảo mở đầu truyện, để từ đó nhà văn phơi bày những nhố nhăng kệch cỡm, lố bịch của lối sống con ngời hiện đại: thói sính ngoại, sùng ngoại đến mê muội. Cứ những gì dính dáng đến bên ngoài, đến Tây, đến Mĩ là đúng tất, không cần biết thực chất của nó thế nào. Có thể xem đó là truyện ngắn có cốt truyện kì ảo điển hình của Hồ Anh Thái .

Hầu hết các truyện ngắn trong tập Tự sự 265 ngày sử dụng nghệ thuật trào phúng, giễu nhại cho nên ít yếu tố kì ảo ngoại trừ tác phẩm Vẫn tin vào

chuyện thần tiên. Tuy nhiên cũng có những truyện sử dụng chi tiết kì ảo nh

truyện Chim anh chim em với chi tiết kết thúc truyện: Con chim cắp nguyên một hàm răng giả nh là hiện thân của ông Thiển - một nhân vật trong truyện.

Trong tiểu thuyết Cõi ngời rung chuông tận thế, bút pháp kì ảo đợc sử dụng rộng rãi hơn, yếu tố kì ảo hiện diện trong tất cả cấp độ kiến trúc của tác phẩm, trở thành công cụ đắc lực để tái tạo đời sống.

Trong tác phẩm này, bút pháp kì ảo đợc tập trung, dồn tụ, kết tinh ở một hình tợng nhân vật Mai Trừng với lời nguyền của ngời mẹ trớc lúc hy sinh: “ Mai sau lớn lên trừng phạt những kẻ ác” [24, tr.176]. Càng lớn lên Mai Trừng càng hiểu ra ở mình có một nguồn nhân điện chết ngời đối với những kẻ muốn gây điều ác. Một lần đọc sách nói về con cá đuối có nguồn điện, cô đột ngột rùng mình tự phát hiện là mình giống nh con cá ấy.

Hồ Anh Thái đã dùng yếu tố kì ảo làm trục xoáy trung tâm, làm tiêu điểm triển khai toàn bộ diễn biến cốt truyện. Nó là đầu mối của ba cái chết liên tiếp đầy bí ẩn của ba nhân vật trong ba chơng đầu cuốn tiểu thuyết. Nó cũng là đầu mối của những mu mô toan tính chiếm đoạt của giám đốc Quốc Đài - nơi Mai Trừng làm việc. Nó cũng là đầu mối của vòng xoáy thù hận để xẩy ra những cuộc trả thù của vợ Quốc Đài và Yến Thanh. Nó cũng là đầu mối của cuộc hành trình đi tìm chân lí của Đông - Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Nó cũng là đầu mối của hành trình nhân vật Mai Trừng và Đông đi tìm mộ của cha, mẹ Mai Trừng xin “Giải thiêng” để trở lại làm ngời bình thờng… Tất cả các sự kiện, diễn biến của cốt truyện đợc triển khai từ yếu tố kì ảo.

Từ yếu tố có vị trí đầu mối ấy mà hình thành nhiều chi tiết kì ảo đan xen trong mạch truyện. Đó là những chi tiết về cái chết bí hiểm của ba nhân vật: Thằng Cốc, thằng Bóp, thằng Phũ. Những giấc mơ của Mai Trừng đợc ứng nghiệm trên hành trình đi tìm mộ của cha mẹ.

Với sự năng động nhạy bén trong phản ánh hiện thực, bút pháp kì ảo là một trong những yêu tố minh chứng sống động cho sự đổi mới t duy, tính dân chủ. Nó cũng là một trong những nhân tố đa dạng hoá t duy nghệ thuật

Một phần của tài liệu Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của hồ anh thái (Trang 53 - 61)