Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn ngọn cờ tiêu biểu của sĩ phu Nghệ An trong phong trào Cần Vơng

Một phần của tài liệu Nho sĩ nghệ an trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX (Trang 60 - 68)

- Quá trình chuẩn bị

3.2.2 Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn ngọn cờ tiêu biểu của sĩ phu Nghệ An trong phong trào Cần Vơng

An trong phong trào Cần Vơng

- Quá trình chuẩn bị

Phong trào Cần Vơng chống Pháp ở Nghệ An trong giai đoạn đầu diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ song còn mang nặng tính chất tự phát, phân tán nên bị kẻ thù lợi dụng, đàn áp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với phong trào ở đây là cần phải nhanh chóng hợp nhất. Yêu cầu đó đã làm cho các cuộc khởi nghĩa nhỏ trong quá trình phát triển dần quy tụ, sát nhập về một mối tạo nên một cuộc khởi nghĩa lớn: Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn. Kể từ đây phong trào Cần Vơng chống Pháp ở Nghệ An đã có một bớc phát triển mới.

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày10/5/1825 tại xóm Cồn Sắt, thôn Văn Hiến, xã Lơng Điền huyện Đông Thành (nay là xã Diễn Thái, Diễn Châu). Ông có hiệu là Hiến Đình, bút danh Ngọc Đờng.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống hiếu học nên từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, đọc sách đến đâu nhớ thuộc lòng đến đó nên ngời đời còn gọi ông là “tủ sách bụng”. Năm 1844, Nguyễn Xuân Ôn thi đậu Tú tài khi mới 18 tuổi. Năm 1867, ông đậu Cử nhân và đến năm 1871, đậu Tiến sĩ. Dù lận đận trong đờng thi cử nhng ông đợc chú ý ngay từ lúc đầu bởi bài thi của ông không chỉ xoay quanh kinh điển mà còn đề cập đến thời sự, vận dụng binh pháp, binh th và hiến kế chống giặc Pháp khi chúng xâm lợc nớc ta. Tuy nhiên do tính cơng trực, in đậm dấu nét con ngời xứ Nghệ nên ông không đợc bề trên a thích. Thời gian hậu bộ của ông phải kéo dài 3 năm. Khi nhận chức Tri phủ Quảng Ninh (Quảng Bình), Nguyễn Xuân Ôn từ đây sẽ có điều kiện để thực hiện chí lớn cứu dân cứu nớc. Song thời cuộc đã thay đổi. Lúc này 6 tỉnh Nam Kỳ đã rơi vào tay thực dân Pháp, giặc ở trớc mắt mà triều đình lại nhợng bộ, chỉ bo bo giữ lấy quyền lợi của mình, quan lại thì hèn nhát, tranh giành địa vị, ra sức vơ vét của dân. Trớc tình cảnh đó, Nguyễn Xuân Ôn đã thảo sớ hạch tội tham nhũng của bọn quan lại. Do tính cơng trực, lúc nào cũng vì dân vì nớc, đặc biệt là thái độ kiên

quyết chống lại bọn quan triều mục nát cho nên trong suốt mời năm làm quan thì có tới 5 lần ông bị chuyển đổi.

Năm 1882, khi nghe tin thành Hà Nội bị thất thủ lần thứ hai, Nguyễn Xuân Ôn đã dâng tấu sớ xin đi kinh li vùng trung du và đề xuất kế hoạch phòng chống giặc. Tự Đức không nghe vẫn ôm kh kh chủ trơng đánh không bằng hoà, lại cử ng- ời ra Bắc xin đổi lại thành Hà Nội. Tự Đức còn cử sứ sang Trung Quốc cầu viện Mãn Thanh, lúc bấy giờ cũng đang ở tình trạng đối phó với sự xâu xé của các nớc phơng Tây. Trớc thái độ nhu nhợc của triều đình, Nguyễn Xuân Ôn thấy không còn làm gì đợc với giai cấp cầm quyền thối nát nên ông vô cùng thất vọng trớc cảnh “đêm sao đêm mãi tối mò, đêm đến bao giờ mới sáng cho?”. Trong khi đó ông biết đợc ở Nghệ An tuy cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất đã bị dập tắt nhng văn thân sỹ phu và các tầng lớp nhân dân vẫn cùng nhau “ngấm ngấm mu toan việc lớn”. Do vậy ông đã xin về quê để “chiêu tập dân nghèo, dân lu tán” mong tìm ra đợc con đờng cứu nớc.

Quá trình chuẩn bị từ năm 1883, khi ông về quê cho đến ngày tế cờ khởi nghĩa năm 1885 là 3 năm.Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị sớm nhất, chu đáo nhất trong phong trào Cần Vơng chống Pháp tại Nghệ An. Qua t liệu sách sách vở, chúng ta thấy: Trớc cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, ở Nghệ An cha có cuộc khởi nghĩa nào đủ lớn mạnh để trở thành trung tâm của phong trào. Năm 1885, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vơng , Nguyễn Xuân Ôn đợc phong làm “An Tĩnh Hội thống quân vụ đại thần”, chịu trách nhiệm lãnh đạo nghĩa quân Nghệ Tĩnh chống giặc. Chức vụ mới đợc giao cộng với uy tín lâu nay đã giúp Nguyễn Xuân Ôn tập hợp đợc đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lợc và bè lũ phong kiến tay sai để giành độc lập cho dân tộc.

Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1885 khi lực lợng đã khá mạnh, cộng với sự liên kết của những địa phơng lân cận, phong trào đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất ở Nghệ An lúc bấy giờ.

Sau khi bỏ quan về quê, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn đã chọn Đồng Thông (thuộc xã Đồng Thành, huyện Yên Thành ngày nay) là căn cứ, chiêu mộ dân lu tán làm quân. Có chiếu Cần Vơng báo quốc, ngọn cờ khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn đã nhanh chóng giơng cao. Với uy tín của bản thân, Nguyễn Xuân Ôn đã nhanh chóng hợp nhất đợc với lực lợng của Cử nhân Đinh Nhật Tân, Trần Quang Diệm, thống nhất với lực lợng của Trọng Vinh (Đề Vinh), Nguyễn Ngợi (Lệnh Ngợi) cùng huyện với Phan Bá Niên (Đề Niên), Giải nguyên Dơng Quế Phổ ở Quỳnh Lu. Ngoài ra còn liên kết đợc với lực lợng của Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành ở hạ Anh Sơn (nay là Đô Lơng), với chánh sơn phòng Phó bảng Lê Doãn Nhã ở thợng Anh Sơn và Lang Văn út (Quản Bông). Nhờ vậy địa bàn hoạt động đ- ợc mở rộng và phát triển thành một cuộc khởi nghĩa lớn ở Nghệ An.

- Diễn biến

Mùa đông năm 1886, lễ tế cờ ra quân đợc tổ chức tại vờn quốc mới thôn Quần Phơng (quê của Nguyễn Xuân Ôn ). Trên 2000 nghĩa quân từ các nơi rầm rập kéo về. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn đợc suy tôn làm chủ tớng; Phó bảng Lê Doãn Nhã làm phó tớng; Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành, Cử nhân Trần Quang Diệm và Đinh Nhật Tân làm tán tớng quân vụ hình thành nên bộ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa. Đồng thời với việc lập Bộ tham mu, Nguyễn Xuân Ôn còn phong chức “đề”, “lãnh” cho một số nghĩa dũng xuất sắc. Đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa đóng tại Đồng Thông, một thung lũng rộng, xung quanh có núi bao bọc, phía Tây rừng núi trùng điệp mở rộng ra thợng Quỳnh Lu và thợng Anh Sơn, chạy lên đến Con Cuông, Tơng Dơng, Quỳ Châu...ở giữa thung lũng có quần thể núi đá vôi nhiều hang động, cái thì đặt chỉ huy sở, cái thì làm kho lơng, kho vũ khí. Mặt khác, nghĩa quân còn dựa vào các “đình”, “chùa” ở các làng để dựng doanh trại. Và họ canh giữ chặt chẽ cửa Lạch Vạn để đề phòng quân Pháp đổ bộ bằng đờng thủy lên Diễn Châu.

Ngay từ những ngày đầu ra quân, nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn đã kiểm soát chặt chẽ con đờng thiên lý (số 1) từ vùng Cầu Giát tới Đò Cầm. Con đờng từ ngã ba Diễn Châu lên Anh Sơn (này là đờng 7) đợc Nguyễn Xuân Ôn giao cho Đề

Vinh, Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành và Phó bảng Lê Doãn Nhạ coi giữ. Mặt phía Tây Bắc Nghệ An, ông giao cho Phan Bá Niên, Dơng Quế Phổ kiểm soát tuyến đ- ờng từ Cầu Giát lên Phủ Quỳ và phía Tây huyện Yên Thành ông giao cho đội quân của Lãnh Ngợi phối hợp với quân của Đề Vinh cùng kiểm soát.

Ngoài những đội quân trên, Nguyễn Xuân Ôn còn phối hợp với các sỹ phu yêu nớc vùng Nghi Lộc để khống chế quân địch ở Đông Nam. Đặc biệt ngay từ đầu ông đã cho ngời tin cẩn vào liên lạc với phong trào Cần Vơng chống Pháp của Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh. Với chức vụ lãnh đạo phong trào Cần Vơng trên 4 tỉnh (Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình), Phan Đình Phùng đã giúp đỡ rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn.

Sau ngày tế cờ khởi nghĩa, khí thế của nghĩa quân cũng nh của nhân dân bùng lên cao và đã bớc vào trận quyết chiến với “binh đoàn Trung Kỳ” của Pháp. Bình đoàn này có nhiệm vụ tiến thẳng theo các dải đất miền Trung, dập tắt các cuộc khởi nghĩa. Ngày 9-12-1886, trung đoàn Mignot vào tới Thuận Ngãi (Quỳnh Lu). Chúng cho quân tới lùng sục chỗ đóng quân của Phan Bá Niên ở vùng Tuần. Thấy không có động tĩnh gì, chúng tiếp tục hành quân tiến thẳng tới Diễn Châu. Nhng Nguyễn Xuân Ôn đã biết trớc hớng hành quân của địch nên đã cho Lệnh Thớu đem quân mai phục sẵn ở làng Tây Khê và Đốc Thọ, ém quân sát Cầu Bùng. Trong đêm tối, nghĩa quân đã ồ ạt xông ra chém giết quân địch. Bị tổn thất nặng nề, Mignot đã tìm cách củng cố tinh thần binh sỹ và phải thiếu tá Pellentier đa một lực lợng trở lại vùng Diễn – Yên – Quỳnh để đối phó với nghĩa quân. Nhng đội quân này vừa ra tới Cầu Giát đã bị Nguyễn Xuân Ôn chặn đánh tơi bời.

Sau thất bại nặng nề ở Cầu Giát, Mignot đã phải tăng viện thêm cho cánh quân của Pellentier. Đội quân tăng viện này cha đến đợc địa điểm tập kết lại bị nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn phục kích ngay trên đoạn đờng gần làng Tây Khe (thuộc xã Diễn Phong và Diễn Tháp ngày nay). Cùng với hoạt động của Nguyễn Xuân Ôn, Đề vinh và Đề Niên đã phối hợp với nghĩa quân vùng Nghi Lộc đánh địch rất kịch liệt ở xã Đoài. Về trận đánh này, Giáo s Trần Văn Giàu đã dựa theo hồi ký của các sỹ quan Pháp trớc đây từng chiến đấu với nghĩa quân Cần V-

ơng ở Nghệ Tĩnh, viết trong Lịch sử Việt Nam cận đại nh sau: ……giữa tháng 11-

1885, quân Nguyễn Xuân Ôn và 200 quân Pháp do Pellentier chỉ huy đánh nhau ở Xã Đoài. Quân ta bao vây toán quân địch do Vaillant cầm đầu. Nhờ tên thiếu tá Pellentier trong binh đoàn Mignot vừa từ Vinh đến cứu viện, Vaillant mới thoát chết. Nguyễn Xuân Ôn lui về phía Tây lại hoạt động mạnh hơn”.

Sau lần đụng độ đó, nghĩa quân của Đề Vinh, Lệnh Từ, Đốc Năm cùng đánh một trận lớn vào đội giang thuyền trên Kênh Sắt gần Mỹ Lý (Diễn An), phá huỷ toàn bộ thuyền bè và canô của giặc. Đây là chiến thắng lớn của nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn trong những ngày đầu ra quân.

Những trận phục kích liên tiếp của nghĩa quân đã làm cho đội “bình định” của Mignot đối phó rất vất vả. Tuy nhiên ngay từ những trận đụng độ đầu tiên ấy, nghĩa quân cũa Nguyễn Xuân Ôn cũng đã bộc lộ những nhợc điểm, đó là thua kém về trang bị, vũ khí. Hơn thế nghĩa quân lại cha có một căn cứ vững chắc để vừa làm bàn đạp tấn công,vừa tạo đợc thế rút lui khi cần thiết.

Nh thấy rõ điều đó, năm 1886 sau những thắng lợi ban đầu, Nguyễn Xuân Ôn đã cho củng cố lại mạng lới đồn trại, phân công coi giữ các mặt. Quả nhiên ngay sau đó, địch mở những cuộc hành quân hớng về địa bàn của cuộc khởi nghĩa.

ở Quỳnh Lu, Đề Niên đã đánh chặn 150 lính Âu Phi và lính khố xanh do tên Turi cầm đầu theo con đờng từ Yên Lý lên Quỳ Châu (nay là đờng 48) ở Tuần – Quỳnh Tam. ở phía Nam, Đề Vinh và Lê Doãn Nhã từ Anh Sơn kéo về đánh chặn một đơn vị địch ở Cầu Đạu theo con đờng từ ngã ba Phủ Diễn lên (nay là quốc lộ 7A). Còn Lệnh Ngợi thì đánh chặn một đơn vị địch ở xã Đoài ra trớc nhà thờ Bảo Nham (Bảo Thành). Tháng 4 – 1886, nghĩa quân của Nguyễn Nguyên Thành đã tập kích và đánh thắng đội quân của Seréno ở vùng chợ Gay (Anh Sơn). Đặc biệt trong trận Thừa Sủng và Đồng Mờm (ngày 8/6/1886), lực lợng địch mở một cuộc hành quân từ Cầu Bùng theo con đờng xuyên qua huyện Yên Thành ngày nay (nay là tỉnh lộ 38). Khi chúng vừa tới Thừa Sủng (Diễn Châu). cách điểm xuất phát 3 km thì bị nghĩa quân phục kích đánh cho tơi bời. Mặc dù bị thiệt hại nặng, bọn địch vẫn cố tiến lên qua thôn Yên Sở cách Thừa Sủng vài cây số. ở đây chúng lại

bị quân của Đốc Thiêm thọc đánh vào giữa ém xuống Đồng Mờm – một cánh đồng sâu. Lính Pháp mang giày xăng đan, cắm xuống bùn sục, không nhấc chân lên nổi nên chỉ còn chờ nghĩa quân tới chém giết.

Với những chiến thắng vang dội, thanh thế của cuộc khởi nghĩa ngày càng lớn. Nguyễn Xuân Ôn đợc vua Hàm Nghi phong chức “An Tĩnh hiệp độc quân vụ Đại Thần” [1.217]

Những chiến thắng của nghĩa quân trong những năm 1886 chủ yếu là những trận đánh chống càn, tập kích ngăn chặn những cuộc hành quân đàn áp của địch. Đàn áp khởi nghĩa không chỉ có lính Pháp mà còn có cả lính Nam Triều tay sai nắm bắt khá rõ địa hình và phong thổ. Do vậy, dù thất bại và bị hao tổn quân số nhng quân địch cũng đã cắm đợc một số đồn ở nơi này, nơi kia. Điều đó gây nguy hiểm rất lớn cho cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Xuân Ôn quyết định đánh nhổ đồn giặc ở phủ Diễn Châu là bàn đạp của địch để gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa.

Phủ thành Diễn Châu cũng nh thành Nghệ An là hai thành đợc xây dựng lại kiên cố dới thời Minh Mạng, 3 cổng ra vào có lính canh gác, trên thành có ụ súng thần công, quanh thành có hào sâu. Trớc đây Phó bảng Lê Doãn Nhã từ phía trên kéo quân về cùng Đề Vinh một vài lần uy hiếp ở mặt ngoài. Tháng 4 – 1887, Nguyễn Xuân Ôn quyết định tổ chức một trận đánh lớn, lập kế cho Đốc Nhoạn chỉ huy đội tiền phong do 7,8 nghĩa quân cải trang làm ngời bán củi lẻn vào thành. Trong thành quân lính đa về đông, nhu cầu về chất đốt chẳng kém gì nhu cầu về l- ơng thực. ở ngoài, Đề Vinh, Đề Niên, Tác Bảy cho quân mai phục trong các làng lân cận. Đang đêm, ở trong thành, đội quân của Đốc Nhoạn phát hoả đốt kho, từ ngoài nghĩa quân đánh vào. Bất ngờ, bọn lính tráng, quan lại bỏ chạy tán loạn, không kịp gọi viện binh đến. Tuy lấy đợc thành Diễn Châu, nhng cha đến lúc giữ thành, nghĩa quân lại trở về khu căn cứ, niềm tin ngày càng đợc nhân lên.

Tháng 5 – 1887, Nguyễn Xuân Ôn quyết định đánh nhổ đồn Tràng Thành (Hoa Thành, Yên Thành) vì sự tồn tại của đồn này là một trở ngại rất lớn cho cuộc khởi nghĩa. Theo kế hoạch, quân đại bản doanh do Nguyễn Xuân Ôn trực tiếp chỉ huy sẽ cùng quân của Đề Vinh, Tác Bảy ba mặt tiến công đánh đồn. Nhng Đề

Vinh và Tác Bảy do đò giang cách trở nên đến không kịp giờ hẹn. Tác Bảy nhanh trí giao lại cho các tuỳ tớng đa quân sang sông. Còn ông với mấy học võ tiến lên phía trớc, nhảy qua bờ rào và xông vào sào huyệt của địch để đánh phá. Trong lúc địch bị bất ngờ, hoang mang đang lo tìm cách đối phó với bên trong thì bên ngoài quân của Đề Vinh và Tác Bảy do các tuỳ tớng chỉ huy đến và cùng với quân của đại bản doanh diệt gọn quân địch.

Sau hai trận thất bại ở Diễn Châu và Tràng Thành, thực dân Pháp thấy không dễ gì “bình định” đợc cuộc khởi nghĩa do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn lãnh đạo. Do vậy, chúng buộc phải tập trung lực lợng nhằm vào đầu não của cuộc khởi nghĩa (tức đại bản doanh Đồng Thông). Chúng mở một số trận đánh để thăm dò khu căn cứ. Một toán quân do thiếu uý Coóc chỉ huy mò đến Cồn Voi (Minh Thành – Yên Thành) đã bị nghĩa quân của Tác Bảy phục kích, Coóc bị chém chết trên mình ngựa. Bị thất bại, địch đã huy động lực lợng lớn đánh thọc sâu vào xóm Minh Hồ (Phúc Thành – Yên Thành), đồn tiền tiêu của quân khởi nghĩa, có bãi tập của nghĩa quân. Trong trận đó, mặc dù quân địch bị đánh lui nhng nghĩa quân lại gặp một tổn thất lớn khi thủ lĩnh Nguyễn Xuân Ôn không may bị trúng đạn trọng thơng và sa vào tay địch. Năm 1889, ông lâm bệnh nặng và mất trong nhà lao của địch. Dù vậy cuộc khởi nghĩa do ông khởi xớng vẫn đợc các sĩ phu yêu n- ớc khác duy trì. Bọn địch vẫn phải thừa nhận rằng tuy Nguyễn Xuân Ôn đã bị bắt

Một phần của tài liệu Nho sĩ nghệ an trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w