Nguyễn Sinh Sắc (1863 – 1929)

Một phần của tài liệu Nho sĩ nghệ an trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX (Trang 39 - 41)

7. Cao Xuân Dục (Cử nhân): Thịnh Mỹ Diễn Châu Chủ khảo trờng Hà Nam, khoa Giáp Ngọ – Thành Thái 6 (1894) Chánh chủ khảo khoa thi Hội.

2.2.9Nguyễn Sinh Sắc (1863 – 1929)

Nguyễn Sinh Sắc hiệu là Trí Hiểu, Trí Đễ, sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, quê ở làng Sen, xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên – Nam Đàn.

Từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cha mẹ, phải lao động vất vả không có điều kiện đi học nhng rất ham học. Thấy tinh thần ham học của cậu Sắc cụ đồ An (Hoàng Xuân Đờng) đã đem cậu về nhà nuôi và cho ăn học. Nguyễn Sinh Sắc tỏ ra là một học trò thông minh lanh lợi nổi tiếng khắp vùng. Ông đậu Cử nhân khoa thi Hơng năm Giáp Ngọ (1894). Đến khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông đậu Phó bảng, đợc vua tặng biển “Ân tứ ninh gia ” (Ơn ban cho gia đình tốt)

Mặc dù đợc triều đình vời ra làm quan nhng cũng nh những nhà Nho xứ Nghệ khác ông từ chối với lí do bận chăm sóc mẹ già. Trở về quê ông là một thầy đồ xứ Nghệ tiếng tăm lừng lẫy khắp các huyện. Ông thờng khuyên học trò phải chăm chỉ học, học để hiểu đạo lí làm ngời chứ đừng đi thi, vì thi đỗ phải làm quan, làm quan thì chèn ép nhân dân. Để răn dạy con, ông ghi lên xã nhà câu: “Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng” (nghĩa là: Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình). Ông phê phán lối học cử tử là học các “chí điệp ”, “chí

văn” (tức là thứ văn chơng nói những điều trên cành, trên lá ).

Ngoài dạy học ông còn đi đàm đạo với các nhà Nho nổi tiếng đơng thời nh: Phan Bội Châu, Vơng Thúc Quý…nhân cách và học thức uyên thâm của ông là nền tảng hình thành nên lòng yêu nớc thơng dân ở cậu bé Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành). Ông vừa là ngời cha, vừa là thầy dạy học đầu tiên của cậu bé Nguyễn Sinh Cung.

Năm 1906, vừa đoạn tang mẹ vợ, triều đình vời ông ra làm quan. Không thể chối đợc nữa, ông phải lên đờng đi nhận chức. Ông đợc bổ làm Thừa biện ở bộ Lễ trong coi việc học, nhng vẫn thấy đây cũng chỉ là “chốn nô lệ trong đám nô lệ”. Rời bỏ chốn quan trờng, ông vào Cao Lãnh làm nghề kê đơn bốc thuốc, sống một cuộc sống rất giản dị. Ông cũng thờng gần gũi lớp thanh niên, nhất là những ngời có lòng yêu nớc, đang hăm hở tìm đờng cứu nớc. Nhân dân rất quý trọng ông không chỉ vì ông là một thầy thuốc giỏi, học rộng, giàu lòng thơng ngời mà còn bởi ông là một nhà yêu nớc chân chính.

Năm 1929, ông lâm bệnh nặng và qua đời để lại lòng thơng tiếc sâu sắc trong lòng bà con nhân dân với những ấn tợng hết sức đẹp đẽ: “Từ mồ côi thất học vơn lên một nhà trí thức khoa bảng. Làm quan mà không hại dân. Làm dân thì biết sống có ích cho ngời khác… Trọn một đời yêu nớc thơng dân. Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nhân cách cao quý”[31.309].

Một phần của tài liệu Nho sĩ nghệ an trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX (Trang 39 - 41)