Sĩ phu Nghệ An hởng ứng phong trào Cần Vơng

Một phần của tài liệu Nho sĩ nghệ an trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX (Trang 56 - 60)

- Quá trình chuẩn bị

3.2.1. Sĩ phu Nghệ An hởng ứng phong trào Cần Vơng

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874), nhiều sỹ phu quan lại đã từ quan lui về Nghệ An phối hợp với các văn thân sỹ phu ở đây tiến hành gây dựng những cơ sở để tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khi kinh thành Huế thất thủ (7/1885), Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi cùng toàn bộ lực lợng ra Bắc, định dùng thành Nghệ An và Hà Tĩnh làm căn cứ chống Pháp. Bộ tham mu của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết vừa ra đến Hà Tĩnh thì giặc Pháp đã vào cửa Hội Thống. Trong hoàn cảnh đó, vua Hàm Nghi xuất bôn, ra “chiếu Cần Vơng”, kêu gọi nhân dân kháng chiến.

Hởng ứng chiếu Cần Vơng, một làn sóng đấu tranh chống thực dân Pháp dấy lên khắp cả nớc, từ Bắc chí Nam, từ miền ngợc tới miền xuôi, đâu đâu cũng có phong trào ứng nghĩa của nhân dân do các văn thân sỹ phu lãnh đạo. ở Nghệ An, những phát đại bác ở Rú Quyết rền vang mở đầu cho tiếng súng trực tiếp bắn vào

đầu của quân xâm lợc. Cùng với Hà Tĩnh, phong trào Cần Vơng do các văn thân sỹ phu đã nổ ra rầm rộ ở nhiều huyện, xã.

Tại Nghi Lộc, Tiến sĩ Đinh Văn Chất (Nghi Long), Ngô Quảng (Nghi Hng), Cử nhân Nguyễn Hành (Hng Dũng) đã họp nhau lại để cùng bàn kế sách chống Pháp. Phong trào cha kịp nổ ra thì thực dân Pháp và tay sai Nam triều biết đợc. Do vậy, Tiến sĩ Đinh Văn Chất cùng những ngời cầm đầu đã tìm lên vùng núi Thanh Chơng để hoạt động. Ông đã dùng núi Đồn ở Thanh Chơng làm nơi mở trờng tập võ và luyện tập. Khi thực dân Pháp kéo lên Vều, Đinh Văn Chất đã cùng cai tổng Phạm Văn Trầng, Quản Hùng, Quản Lung (quê La Mạc) chỉ huy nghĩa quân đánh giặc.

Tại Thanh Chơng và Đô Lơng, đợc các sỹ phu Nghi Lộc đến xây dựng cơ sở, phong trào chống Pháp ở đây phát triển mạnh hẳn lên.

Trên đờng chiêu tập nghĩa quân, Tôn Thất Thuyết đã có lần hộ giá vua Hàm Nghi ra Cát Ngạn - Thanh Chơng. Nghĩa quân Phan Đình Phùng đã từng đóng quân ở Rú Phớn (Thanh Giang), Cát Ngạn. Khi thực dân Pháp đa quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng nhiều cuộc khởi nghĩa ác liệt đã diễn ra ở đây.

Tôn Quang Điềng (quê ở Võ Liệt) đã chiêu tập hơn 300 trai tráng, rèn đúc giáo mác, kéo lên vùng sông Giăng (Thanh Tiên) đánh giặc. Tháng 8-1885, khi thuyền giặc kéo lên Phuống (Thanh Giang), nhân dân địa phơng đã cùng với nghĩa quân ra sức đào hầm, đắp ụ dọc đờng để ra sức chặn giặc. Dới sự chỉ huy của Đốc Sĩ (quê Thanh Mai), nghĩa quân đặt súng ở gốc cây gạo chợ Phuống bắn trúng thuyền địch, gây cho địch nhiều tổn thất, làm cho chúng không dám tràn lên đất liền.

Dới quyền thống lĩnh của Hồ Văn Phúc, Võ Văn Hàm (quê Tiên Hội, Thanh Tiên), nghĩa quân đã giao chiến kịch liệt và truy kích địch lên đến Cửa Rào (Tơng Dơng), xuống Rào Giang, ra tận lèn Hai Vai (Diễn Châu). Sau nhiều lần chỉ huy thắng lợi, Võ Hàm đã đợc chủ soái Phan Đình Phùng phong làm “Thống chế binh nhung”.

Tại Thanh Ngọc, Trần Khắc Kiệm cùng 3000 quân đã phối hợp chiến đấu với Hoàng giáp Nguyễn Hữu Chỉnh gây cho địch nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó, một số sĩ phu khi bị khủng bố đã tìm cách liên hệ với các vùng khác để hoạt động.

Các sĩ phu ở Thanh Chơng đã liên hệ với Phó bảng Lê Doãn Nhã (đóng ở Mực Điền), Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành (đóng ở Giang Sơn). Ba đội quân đã khống chế con đờng từ Anh Sơn về ngã ba phủ Diễn Châu. Và khi Nguyễn Xuân Ôn làm lễ tế cờ khởi nghĩa, những đội quân này đã hợp sức chiến đấu tạo thành một cuộc khởi nghĩa lớn ở Nghệ An - Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn.

Tại Nam Đàn: Chiếu Cần Vơng ban ra, nhiều sỹ phu Nam Đàn đã hởng ứng “Nghĩa tiên thanh, phù xã tắc”. Nguyễn Đức Đạt bỏ chức Tuần phủ Hng Yên về dạy học ở quê nhà liền đến ra mắt vua Hàm Nghi, đợc phong là “Lại bộ Thợng th An Tĩnh Tổng đốc”. Nguyễn Quang (ngời làng Hoành Sơn) vốn là một viên quan theo Hàm Nghi ra Sơn phòng, đợc phong làm phó tớng. Nguyễn Đức Đạt và Nguyễn Quang cùng Hoàng Giáp Nguyễn Đức Quý chiêu dụ nghĩa binh dựng cờ nghĩa tại Nam Hoa. Tại Hồ Liễu, Hồ Duy Cơng, Nguyễn Sỹ cũng Phó bảng Nguyễn Văn Đỉnh, Tú tài Trần Văn Tạo chiêu tập quân sĩ “định ngày làm lễ tế cờ, tu đồ khí giới để chờ Tây lên”. Nghĩa quân đã quyết chiến với địch một trận ở cầu Phù Đổng. Tại Kim Liên, Tú tài Vơng Thúc Mậu cũng đã tổ chức một đội quân lớn. Ông đã dựng cờ khởi nghĩa ngay tại làng mình (xã Nam Liên), lấy đình làng làm chỉ huy sở. Nghĩa quân của ông hoạt động và kiểm soát tuyền đờng từ Vinh lên Nam Đàn. Phối hợp với quân của Tú tài Vơng Thúc Mậu, tại vùng Xuân Hồ còn có đội quân Lãnh Sỹ (Nguyễn Sỹ). Hai ông đã phối hợp với nhau để cùng mở trận Truông Hến. Quân Pháp và tay sai đã bị nghĩa quân tiêu diệt phần lớn. Ngoài ra nghĩa quân còn chặn đánh địch ở các tuyến đờng khác. Tuy nhiên hoạt động của nghĩa quân vẫn không thể vợt qua khỏi phạm vi huyện. Cuối năm 1886, do thiếu cảnh giác, căn cứ của Vơng Thúc Mậu bị tấn công bất ngờ. Cuộc chiến đấu trong thế bị động và không cân sức đã làm cho nghĩa quân bị thiệt hại lớn. Vơng Thúc Mậu bị trọng thơng và ít ngày sau qua đời. Con ông là Vơng Thúc Quý tiếp tục sự nghiệp của cha nhng phong trào không tiến lên đợc.

Cùng với phong trào các huyện, ở Quỳnh Lu phong trào cũng phát triển rất sớm. Tháng 7/1985, khi nghe tin Hàm Nghi trên đờng ra Bắc, một số sỹ phu yêu nớc nh Phan Duy Phổ, Cử nhân Hồ Đức Thạc, Tú tài Hồ Trọng Miên, Hồ Trọng Hoán đã lên vùng Quỳ Châu để đón xa giá. Mặc dù không gặp đợc vua nhng việc làm của các ông đã thể hiện tinh thần yêu nớc. Cùng lúc này, tại Tuần - Quỳnh Tam, Phan Bá Nhiên cùng với Cử nhân Dơng Quế Phổ đã mộ đợc một đội quân khoảng 300 ngời. Nghĩa quân của 2 ông đã kiểm soát đợc vùng đồng bằng Diễn - Yên – Quỳnh lên đến vùng Nghĩa Đàn dọc theo con đờng mòn (ngày nay gọi là đờng 48). Sau một thời gian hoạt động, phong trào Cần Vơng ở đây phát triển mạnh và dần dần quy tụ dới ngọn cờ Cần Vơng của Nguyễn Xuân Ôn.

Ngoài ra các sỹ phu còn tìm mọi cách để phối hợp với phong trào ở vùng Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quế Phong…góp phần đa phong trào chống Pháp ở Nghệ An phát triển lên một giai đoạn mới.

Trong phong trào Cần Vơng, ở Nghệ An, ngoài lực lợng nhân dân ở đồng bằng thì lực lợng của các anh hùng dân tộc miền núi cũng giữ một vai trò quan trọng. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lang Văn Thiết – ngời dân tộc Thái ở bản Chiềng, làng Gia Hội, tổng Đông Lạc, huyện Quỳ Châu. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Quỳ Châu đã lan rộng ra Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn, lôi kéo đông đảo lực lợng đồng bào dân tộc miền núi ở đây tham gia.

Có thể nói, cùng với văn thân sỹ phu cả nớc, tại Nghệ An, phong trào Cần Vơng đã nổ ra mạnh mẽ ở các phủ, huyện, từ đồng bằng đến vùng núi. Thậm chí có huyện còn xuất hiện đến 2-3 đội nghĩa quân chống Pháp nh Nam Đàn, Thanh Chơng, Yên Thành…Có thể thấy lực lợng tham gia trong giai đoạn này hầu hết là các Nho sĩ. Trong mỗi làng, xã, phủ, huyện đều có các đội nghĩa quân dới sự lãnh đạo của các Tú tài, Cử nhân, có những ngời từng đỗ đạt làm quan to nhng đã cáo quan về quê trong giai đoạn trớc nay trớc lời kêu gọi của quê hơng đất nớc họ lại tiếp tục đứng lên gánh vác nhiệm vụ lịch sử. Đỉnh cao của phong trào Cần Vơng ở Nghệ An là khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn.

Một phần của tài liệu Nho sĩ nghệ an trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w