Nghĩa thi pháp của kiểu “tôi“ đứng ngoài câu chuyện.

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong một số truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 56 - 65)

Trớc hết chúng ta cần phải hiểu đợc khái niệm “Cốt truyện”.Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “Cốt truyện” là hệ thống sự kiện cụ thể, đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.

Cốt truyện là một hiện tợng phức tạp. Trong thực tế văn học cốt truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kỳ lịch sử, thể hiện phong cách tài năng của nhà văn.

Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung đột xã hội đợc khúc xạ qua những xung đột nhân cách. Nhng sẽ sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tợng nhận thức, phản ánh trong khi đó cốt truyện lại là sản phẩm sáng tạo độc đáo của chủ quan nhà văn. Vấn đề là thâm nhập sâu sắc vào nội dung cụ thể của tác phẩm, khảo sát các chặng đờng phát triển có ý nghĩa quyết định đối với số phận nhân vật đặc biệt là các nhân vật chính.

Bên cạnh khái niệm cốt truyện hiểu theo tinh thần truyền thống trên đây. Còn có cách hiểu cốt truyện nh là toàn bộ các biến cố sự kiện đợc nhà văn kể ra là cái mà ngời đọc có thể đem kể lại.

Nh vậy kiểu “tôi” đứng ngoài câu chuyện, tức là cái tôi đó quan hệ lỏng lẻo với cốt truyện, tức là cái tôi đó nằm ngoài cốt truyện vì cái tôi này đ- ợc Nguyễn Huy Thiệp trao cho vài ngời kể chuyện vì thế mối quan hệ của nhân vật “tôi” đối với cốt truyện trong câu chuyện rất có thể không liên quan với nhau hoặc có thì cũng rất ít nhà văn có thể tạo ra một cốt truyện đợc sâu chuỗi bởi một số sự kiện có mở nút và thắt nút, nhng ngoài ra lại có một câu chuyện giữ vai trò làm cái vỏ ngoài của cốt truyện: Nh truyện Cún.

Nhân vật “tôi” là ngời dẫn truyện kể ra câu chuyện hay đúng hơn là sáng tạo ra cốt truyện về “Cún” trong cốt truyện ấy nhân vật “tôi” hoàn toàn đứng ở ngoài, không liên quan gì với cốt truyện, mà chỉ là ngời kể ra nên trong tác phẩm này hiện lên một cái tôi tác giả còn nhân vật “tôi” lúc này bị mờ nhạt đi. “Từ câu nói ấy của X, tôi viết câu chuyện này…”. “Sau khi viết xong chuyện “Cún”, tôi mang đến đọc cho nhà nghiên cứu văn học, giáo s tiến sĩ X nghe, mặt anh tái đi theo diễn biến câu chuyện”.

Nh vậy nhân vật “tôi” quan hệ rất lỏng lẻo với cốt truyện, cho nên câu chuyện hiện lên rất nghiệt ngã.

Trong tác phẩm mà nhà văn xây dựng kiểu “tôi” quan hệ lỏng lẻo với cốt truyện thì điểm nhìn chủ yếu trong câu chuyện vẫn là của tác giả. Trong lý luận văn học điểm nhìn trần thuật đợc ngời ta chia thành hai loại: “Trờng nhìn tác giả” và “Trờng nhìn nhân vật”. Trờng nhìn tác giả là trần thuật đứng ngoài truyện. Nó không bị hạn chế, mang lại một tính khách quan tối đa cho trần thuật. Bởi vậy, trong câu chuyện nhân vật “tôi” đứng ở ngoài cốt truyện, cốt truyện hiện lên hết sức chủ quan dù đó là sáng tạo của nhà văn hay là một chuỗi các sự kiện mà nhà văn kể lại dựa vào những t liệu có thật hay tác giả đã h cấu phần nào.

Truyện ngắn Ma Nhã Nam cũng là một cái tôi quan hệ lỏng lẻo với cốt truyện. Câu chuyện cũng đợc kể ra bởi nhân vật “tôi” về nhân vật Đề Thám, nhân vật “tôi” không tham gia vào các sự kiện trong câu chuyện. Kết thúc nhân vật “tôi” viết: “Tôi kể chuyện này đến đây là hết”. Từ đó hiện lên một tác giả, nhân vật “tôi” lúc này đã bị mờ nhạt đi. Nhân vật “tôi” hoàn toàn vô can đối với câu chuyện.

Nh vậy, qua một số truyện ngắn xuất hiện cái tôi có qan hệ lỏng lẻo với cốt truyện. Chúng ta thấy, mặc dù nó cũng mang lại một ý nghĩa thi pháp mới: đó là kiểu tôi này lại làm hiện lên một tác giả, câu chuyện là do tác giả biết h cấu hay dựa vào một t liệu nào đó để viết lên. Nhân vật “tôi” tuy có nh- ng nó không tham gia vào câu chuyện nên diễn biến của câu chuyện cứ diễn ra theo kết cấu, cấu trúc của các nhân vật trong cốt truyện, hết sức khách quan, có khi lại rất nghiệt ngã. Tuy nhiên trong những truyện ngắn này chủ yếu vẫn là ở xuất phát từ điểm nhìn của tác giả, cho nên nhân vật “tôi” giữ vai trò mờ nhạt.

Qua các kiểu tôi trong quan hệ với câu chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng ta càng hiểu rõ hơn về văn cũng nh con ngời nhà

văn. Sức sáng tạo của nhà văn lại đợc ngời đọc đánh giá cao hơn một bậc nữa ở điểm này. Anh đã đặt nhân vật của mình đúng chỗ để từ đó đạt đợc hiệu quả cao trong việc thể hiện t tởng của mình. Một nhà văn có tài và đợc xem là độc đáo thờng không bao giờ cầm giữ cái tài của mình trong một chừng mực nào đó mà luôn chớp lấy thời cơ để khẳng định tài năng của mình. Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn nh vậy, anh không dừng lại ở sự sáng tạo thế giới nhân vật độc đáo mà còn chọn nhân vật “tôi” đóng vai ngời kể chuyện trong một số truyện ngắn của mình và đặc biệt anh lại để cho nhân vật “tôi” xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau, qua đó thể hiện cái tôi chủ quan của nhà văn.

Nếu ở kiểu “tôi” tham gia vào câu chuyện thì nhà văn đã để cho nhân vật tự đánh giá nhận xét về các sự kiện và nhân vật tự bộc lộ quan điểm, ý kiến, cá tính của mình mà không bị chi phối bởi nhân vật nào, điều này giúp cho nhân vật mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.

ở kiểu “tôi” tham gia thụ động vào câu chuyện thì lại thể hiện một kiểu khác, tác giả đã trao cho một nhân vật nhng cũng không đáng kể, làm cho nhiều lúc có nhiều ngời kể và tạo thành văn bản đa thanh.

ở kiểu “tôi” đứng ngoài câu chuyện thì lại hiện lên một tác giả và điểm nhìn chủ yếu là từ tác giả, tác giả đứng ngoài cốt truyện cho nên câu chuyện hiện lên rất nghiệt ngã.

Nguyễn Huy Thiệp đã h cấu nên một nhân vật “tôi” trong một số truyện ngắn của mình nhằm thể hiện đợc hiệu quả nghệ thuật cao nhất sự thể hiện t tởng của mình về con ngời về cuộc đời . Nhân vật “tôi” có ba kiểu khác nhau, trớc tiên đó là một cái tôi cụ thể, rõ ràng, mang tính chủ quan chủ thể, cá nhân nhng đến kiểu thứ hai thì cái tôi có phần mờ nhạt tuy nhiên vẫn cha hoàn toàn mất hẳn nhng đến kiểu thứ ba thì lại hiện lên một tác giả. Điều này khẳng định sức sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp càng khẳng định tài năng và bản lĩnh của một nhà văn của thời kỳ đổi mới.

Kết luận

1. Nguyễn Huy Thiệp là một gơng mặt của thời kỳ đổi mới. Ngay từ khi xuất hiện anh đã gây đợc sự chú ý của đông đảo bạn đọc và giới phê bình, sáng tác của anh đã làm nên một làn sóng mạnh mẽ suốt từ cuối thế kỷ XX

cho đến tận hôm nay, đời sống văn học đã sôi động càng sôi động, đã khởi sắc bỗng khởi sắc hẳn.

Trớc Nguyễn Huy Thiệp, ngời đọc chỉ quen với một thế giới văn chơng bình lặng, sạch sẽ và đầy lạc quan, nhng bắt đầu từ Nguyễn Huy Thiệp hay đúng hơn phải đợi đến Nguyễn Huy Thiệp chính anh mới xé toạc tấm thảm hoa kia ra để đa ngời đọc đến với một thế giới văn chơng ngổn ngang với bao vấn đề của cuộc sống thực tại, cả những con ngời nhếch nhác, xấu xa, tàn nhẫn cũng đợc Nguyễn Huy Thiệp mạnh tay lột tả không chút ngại ngần. Phải chăng Nguyễn Huy Thiệp phải lạnh lùng tàn nhẫn nh vậy để từ đó toát lên một t tởng “Không thể không thơng con ngời”. Với một loạt tác phẩm từ T-

ớng về hu, Những ngời thợ xẻ , Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Con gái thuỷ thần , Những ngọn gió Hua tát … Nguyễn Huy Thiệp đã làm cho ngời

đọc ngỡ ngàng sửng sốt, nhng phải gật đầu thừa nhận truyện của Nguyễn Huy Thiệp thật hơn cả cuộc sống thật. Nhà văn không chỉ làm mới truyện ngắn của mình bằng nội dung hiện thực mà anh đã rất chú trọng đến cách viết, kết cấu tác phẩm, cách sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là cách xây dựng nhân vật “tôi” trong một số truyện ngắn của mình. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp có một sức hấp dẫn ngời đọc mạnh mẽ, đồng thời nó đã khẳng định vị trí của Nguyễn Huy Thiệp trong thời kỳ văn học đổi mới bên cạnh những tên tuổi khác nh Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh …

Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp nếu nh ai đó không yêu thích thực sự và suy ngẫm thì khó lòng mà hiểu đợc nhà văn đang nói gì với chúng ta. Mỗi truyện ngắn của anh là một cuộc vật lộn của bản thân, chúng ta khó tìm thấy ở đó một chỗ để cho tâm hồn mình ngơi nghỉ. Nó quá kiệm lời, quá thâm trầm và cũng đúng một cách tàn nhẫn. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn con ngời, nhìn cuộc đời ở mặt trái của nó để từ đó toát lên chiều sâu t tởng của nhà văn. Đi vào thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp ngời đọc bắt gặp những con ngời gần gũi, thân thiết nh những ngời thợ xẻ, thầy giáo, nhà thơ, học sinh …

dễ hiểu, bình đẳng khiến cho ngời đọc và nhà văn rất gần gũi với nhau nh đang trò chuyện, khác hẳn với thứ ngôn ngữ dạy đời, khuyên răn con ngời, nhà văn nh đứng trên ngời đọc của văn học giai đoạn trớc. Chính vì vậy văn của Nguyễn Huy Thiệp dễ đi vào lòng ngời, ngời đọc dễ bị thuyết phục, bị ám ảnh bởi những nỗi khắc khoải về số phận và những tình cảm yêu ghét, tức giận thông thờng.

2. Trong một số truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nhân vật “tôi” mang những đặc điểm ý nghĩa thi pháp riêng với những kiểu ‘tôi” khác nhau: Có kiểu “tôi” tham gia hoàn toàn vào câu chuyện, có kiểu “tôi” tham gia một cách thụ động vào câu chuyện, có kiểu “tôi” quan hệ lỏng lẻo với cốt truyện - đứng ngoài câu chuyện.

ở mỗi một kiểu “tôi” khác nhau thì Nguyễn Huy Thiệp đã đa ngời đọc đến với một cách nhìn khác nhau về con ngời và cuộc đời. Chính vì vậy mỗi kiểu “tôi” có một ý nghĩa thi pháp riêng.

Kiểu “tôi” tham gia vào hầu hết câu chuyện khiến cho ngời đọc nh đang chứng kiến một số phận một cuộc đời của một con ngời nếm trải, ngời đọc nh cảm nhận đợc những vui buồn đợc mất của nhân vật, chia sẻ với nhân vật và cảm thấy gần gũi với nhân vật.

Ví dụ: “tôi” – Chơng trong Con gái thuỷ thần, Nhâm trong Thơng

nhớ đồng quê, Ngọc trong Những ngời thợ xẻ …Nhân vật “tôi” đã chủ động

bộc lộ cảm xúc, thái độ yêu ghét, ý kiến đánh giá chủ quan của ngời trong cuộc.

ở kiểu “tôi” tham gia thụ động vào câu chuyện thì nó lại mang một giá trị khác, nhân vật “tôi” không tự mình quyết định, đánh giá hay lý giải về những việc mình làm, mọi hành động đều mang tính chất bột phát chứ không có tính chủ quan. Ví dụ: Nhân vật “tôi” trong truyện Chảy đi sông ơi cứ ngỡ ngàng khi trở về với dòng sông tuổi thơ, khi tất cả chỉ còn là một dòng sông “thao thiết chảy” với những mơ ớc không thành. Với kiểu “tôi” tham gia thụ

động vào câu chuyện, ngời đọc nh thấy thấp thoáng bóng dáng của nhà văn nhng không vì thế mà chúng ta đồng nhất nhà văn với nhân vật,câu chuyện nhờ thế mang tính đa thanh.

Kiểu “tôi” quan hệ lỏng lẻo với cốt truyện là một cái “tôi” đứng ngoài câu chuyện, cũng từ kiểu “tôi” này mà đã gây nên một cuộc tranh cãi không ngớt trong một số truyện ngắn Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp. Nó đã mang đến cho ngời đọc cái quyền tự đánh giá và đa ra những kết luận phù hợp, hay nói đúng hơn đây là một cách kết thúc mở trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Suy cho cùng cả ba kiểu “tôi” này đều do nhà văn sáng tạo ra, là h cấu nghệ thuật của nhà văn. Cho nên ở mỗi một kiểu “tôi” đều đã đợc nhà văn lựa chọn sao cho việc thể hiện nghệ thuật đạt đến hiệu quả cao nhất điều này đã tạo nên sức hấp dẫn khó cỡng lại của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và một lần nữa khẳng định tài năng độc đáo của anh.

3. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn của thời kỳ đổi mới chính vì vậy anh quan tâm sâu sắc đến cuộc sống con ngời sau 1975. Khác với những nhà văn khác Nguyễn Huy Thiệp đã không ngại ngùng khi chĩa ngòi bút của mình vào những mặt khuất lấp của đời sống, những chỗ mà các nhà văn khác cố tình né tránh. Anh đã thể hiện một thế giới con ngời và cuộc sống thực nh chính sự vốn có của cuộc sống thông qua những kiểu nhân vật “tôi” khác nhau. Mặc dù những kiểu “tôi” đó đã mang lại những giá trị nghệ thuật khác nhau, giúp ngời đọc tiếp cận với những số phận khác nhau và đã góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, nhng nhìn chung nhân vật “tôi” trong một số truyện ngắn của anh còn có một số hạn chế nhất định. Cái bóng của tác giả hình nh vẫn còn rõ. Nhân vật “tôi” vì thế cha có điều kiện bộc lộ hết mình, cha “tôi” đến đáy của “tôi” (điều mà ta đã từng thấy trong “tôi” ở “Truyện núi đồi và thảo nguyên” của nhà văn kỳ tài:Aimantôp ).

4. “Hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp” đã gây nhiều tranh cãi và chắc chắn còn bàn luận không ngớt, ngời khen thì khen hết lời, ngời chê cũng không phải là ít. Nhiều ý kiến có khi trái ngợc nhau nhng họ vẫn thống nhất ở một điểm Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng hiếm, độc đáo. Anh là ngời đã làm mới truyện ngắn Việt Nam cuối thế kỷ XX, mỗi truyện ngắn của anh nh một viên ngọc quý đóng vào nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nguyễn Huy Thiệp đã làm cho nền văn xuôi Việt Nam càng thêm khởi sắc đa ngời đọc tiếp cận với một thế giới văn chơng tởng nh xa lạ mà thật tự nhiên gần gũi với bao giằng xé bề bộn của cuộc sống đời thờng. Với đóng góp đó Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng đợc xem là hiện tợng đáng mừng và đáng nghiên cứu bằng những công trình khoa học giá trị .

Tài liệu tham khảo

1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, 1999.

2. Lê Tiến Dũng, Lý luận văn học phần tác phẩm văn học, NXB ĐHQG TPHCM 2004.

3. Hà Minh Đức (Chủ biên) - Đỗ Văn Khang – Phạm Quang Long, Lý luận văn học NXB GD 1996.

4. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi, 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội, 1997.

5. Phơng Lựu – Trần Đình Sử – Nguyễn Xuân Nam … Lý luận văn học

NXB GD 1997.

6. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD Hà Nội 1992.

7. Phạm Xuân Nguyên, Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB VH – TT, Hà Nội 2001.

8. Nguyễn Đức Quyền – Nguyễn Hồng Vân, Những bài văn đạt giải quốc gia, NXB GD Hà Nội, 2002.

9. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB GD, 1998. 10. Nguyễn Huy Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn NXB VH 2003.

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong một số truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w