Nghiên cứu thành phần bệnh trên lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 27)

Lá là bộ phận giữ chức năng quang hợp của cây. Bệnh hại trên lá làm giảm diện tích quang hợp do tạo ra các vết thương và kích thích rụng lá. Tùy nơi, tùy từng thời điểm mà bệnh hại lá có thể làm giảm từ 10-50% năng suất.

Trong nhóm bệnh này thì phổ biến nhất là bệnh đốm đen, đốm nâu và gỉ sắt, v.v... gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới.

a. Bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola Hori)

Bệnh xuất hiện sớm và không gây nguy hiểm như bệnh đốm đen do nấm

Cercospora personata Ellis (D.Mc Donald, 1985). Bệnh đốm nâu chủ yếu gây hại trên lá, nếu bệnh nặng có thể lan xuống cuống lá, cành và thân.

Mặt lá vết bệnh có dạng gần tròn, đường kính 1- 10mm, có màu nâu tối. Xung quanh vết bệnh có quầng vàng, trên bề mặt lá, nơi bào tử được sinh ra nhiều nhất thường có màu nâu sáng ở dưới [30]. Trong quá trình xâm nhiễm gây hại nấm

Cercospora arachidicola còn sản sinh độc tố Cercospora ức chế sự hoạt động của lá làm lá già cỗi, chóng tàn và khô rụng sớm.

Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, nằm trong đất, đôi khi bào tử túi, bào tử hậu và sợi nấm cũng là nguồn xâm nhiễm. Bào tử phân sinh có thể lan truyền nhờ gió, mưa. Nhiệt độ để nấm hình thành bào tử là 25-310 C.

b. Bệnh đốm đen (Cercospora personata Berk & Curtis)

Ở Ấn độ, bệnh đốm đen đã gây tổn thất về năng suất từ 20 - 70% tuỳ theo từng vùng và từng thời vụ gieo trồng (Sharief, 1972), ở Thái Lan năng suất giảm 27 - 85% (Schiller, 1978), ở Trung Quốc thiệt hại là 15 - 59% (Ehouliang, 1987) [31].

Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm khi có sự gây hại đồng thời của bệnh gỉ sắt. Vết bệnh của bệnh đốm nâu gây ra có quầng vàng, bào tử phân sinh hình thành ở mặt trên của lá, vết bệnh của bệnh đốm đen không có quầng vàng, bào tử phân sinh hình thành ở mặt dưới của lá. Đôi khi vết bệnh có thể nhầm lẫn với vết thương do cây bị ngộ độc thuốc hóa học.

Bệnh đốm lá lạc phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, trời ẩm ướt, vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc.

Bệnh xuất hiện muộn và tương đối giống với triệu chứng của bệnh đốm nâu nên còn được gọi là bệnh đốm lá muộn. Bệnh phổ biến ở tất cả các vùng trồng lạc trên thế giới, có mức nguy hiểm hơn với bệnh đốm nâu, năng suất thất thu thường lên tới 50% [21].

Bệnh đốm đen có thể gây hại ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây lạc như thân, cành nhưng lá là bộ phận bị hại nặng nhất. Nấm cũng sản sinh ra độc tố Cercosporin kìm hãm sự hoạt động của lá gây hiện tượng rụng lá sớm. Trong giai đoạn sinh sản hữu tính, nấm tạo quả thể bầu. Đây chính là dạng bảo tồn qua đông của nấm trong đất và tàn dư cây bệnh.

c. Bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg

Bệnh có thể gây thiệt hại đến 50% năng suất, khi kết hợp với bệnh đốm đen có thể gây thiệt hại tới 70% năng suất đôi khi thất thu hoàn toàn (N- Kokalis et al., 1984).

Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạt (Anthur, 1929) và làm giảm hàm lượng dầu trong hạt (Castcellani, 1959). Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây, trừ hoa. Vết bệnh trên lá là những ổ nổi màu vàng nâu, màu rỉ sắt, xung quanh có quầng nhạt [19].

Bào tử nảy mầm tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ: 29 - 310C, 75 - 78%. Trong điều kiện nhiệt độ ánh sáng yếu hạ bào tử phát triển thuận lợi nhất, nước đọng lại trên lá bệnh dễ dàng lây lan. Thời gian ủ bệnh thường 7-20 ngày phụ thuộc vào môi trường và giống lạc. Những cơn mưa đứt quãng với ẩm độ tương đối trên 87% và nhiệt độ 23-240C trong nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển. Sau khi thời tiết trở nên khô hanh nhiệt độ trên 260C, ẩm độ tương đối dưới 75% sẽ làm giảm mức độ gây bệnh. Nấm Puccinia arachidis

không qua đông trên tàn dư cây trồng.

Bệnh thường gây chết hoại và làm lá khô đi mà không rụng xuống. Tuy nhiên, những lá bệnh như vậy cũng coi như bị rụng bởi nó không còn tác dụng cho cây nữa [19].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 27)