KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 74 - 75)

10 Héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith Cả thời gian sinh trưởng + Thân, rễ Ghi chú:+: Tỷ lệ bệnh dưới 5 %

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Thành phần bệnh hại lạc trên đồng ruộng tại Nam Đàn - Nghệ An vụ Xuân 2012 bao gồm 10 loài thuộc 6 bộ, trong đó các bệnh gây hại phổ biến là héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger xuất hiện ở giai đoạn cây con, đốm đen Cercospora personata xuất hiện ở giai đoạn quả non cho đến khi thu hoạch, đốm nâu Cercospora arachidicola xuất hiện ở giai đoạn cây trưởng thành cho đến lúc quả chắc. Các bệnh còn lại xuất hiện và gây hại ở mức độ trung bình và thấp.

2. Tình hình (tỷ lệ mẫu) nhiễm nấm Aspergillus niger trên các mẫu đất thu thập tại vùng Nam Đàn - Nghệ An rất cao. Ở 2 xã Xuân Hòa và xã Nam Tân, nấm

Aspergillus niger có mặt trong tất cả các mẫu điều tra (100%), tiếp đến là các xã Xuân Lâm, Nam Trung với tỷ lệ mẫu nhiễm lần lượt là 93% và 80%. Thấp nhất là xã Nam Lộc với tỷ lệ mẫu nhiễm là 66%.

3. Thành phần nấm hại hạt giống lạc thu thập tại vùng Nam Đàn - Nghệ An từ năm 2011 bao gồm 6 loài thuộc 4 bộ. Trong đó, nấm A.niger, A.flavus có mặt ở hơn 95% mẫu điều tra với tỷ lệ hạt nhiễm bệnh từ 16,5% - 29,0% (A. niger), từ 15% - 27% (A. flavus). Nấm A.parasiticusFusarium sp. nhiễm trên hơn 50% số mẫu kiểm tra với tỷ lệ hạt nhiễm bệnh từ 5,5% - 8,0% (A.parasiticus) và từ 9,5% - 11,0% (Fusarium sp.) Các loài nấm khác như Penicillium sp. và S.rolfsii ít phổ biến hơn và tỷ lệ hạt nhiễm bệnh dao động từ 3,5% - 4,0% (S.rolfsii) (Penicillium

sp.) và từ 1,0% - 3,5% (Penicillium sp.).

4. Xử lý hạt giống lạc bằng dịch chiết so đũa 5%, 10%, 15% trong 5 phút, 10 phút, 15 phút đều có tác dụng làm giảm TL nhiễm nấm, tuy nhiên cũng làm giảm TLNM và tăng TLMDD so với đối chứng. Trong đó, công thức xử lý hạt ở nồng độ 10% trong 5 phút cho hiệu quả tốt nhất (TLMBT đạt 84,4%).

5. Xử lý hạt giống lạc bằng dịch chiết bạch đàn 5%, 10%, 15% trong 5 phút, 10 phút, 15 phút đều có tác dụng làm giảm TL nhiễm nấm, nhưng cũng làm giảm TLNM và tăng TLMDD so với đối chứng. Trong đó, công thức xử lý hạt ở

nồng độ 10% trong 5 phút cho hiệu quả tốt nhất (TLMBT đạt 72,2%).

6. Xử lý hạt giống lạc bằng dịch chiết phi lao 5%, 10%, 15% trong 5 phút, 10 phút, 15 phút đều có tác dụng làm giảm TL nhiễm nấm, tuy nhiên cũng làm giảm TLNM và tăng TLMDD so với đối chứng. Trong đó, công thức xử lý hạt ở nồng độ 15% trong 5 phút cho hiệu quả tốt nhất (TLMBT đạt 65,6%).

7. Trong thí nghiệm chậu vại, ngâm hạt giống bằng dịch chiết so đũa 10% trong 5 phút kết hợp phun dịch chiết so đũa 10% lúc cây vừa mọc cho hiệu quả tốt nhất, TLMBT đạt 87,8%, tỷ lệ cây chết héo do nấm A.niger thấp (TLB là 2,2%).

Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung danh mục thành phần bệnh hại hạt giống lạc tại các vùng trồng lạc khác thuộc tỉnh Nghệ An. Từ đó thử nghiệm các biện pháp phòng trừ cũng như xử lý hạt giống trước khi đưa vào sản xuất ở các địa phương.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu và tìm thêm các dịch chiết thực vật có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh hại cũng như xử lý hạt giống, từ đó khuyến cáo về các biện pháp sinh học cho người dân vào thực tiễn sản xuất.

3. Các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp hợp lý để tiến hành sản xuất dịch chiết thực vật theo dây chuyền công nghệ để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt là trong khâu xử lý hạt giống.

4. Vì điều kiện thời gian có hạn nên trong quá trình thí nghiệm và xử lý hạt giống đối với các dịch chiết từ phi lao và bạch đàn chỉ có thể thu được dịch chiết từ lá tươi. Hy vọng các khóa tiếp theo nếu có điều kiện sẽ tiếp tục thí nghiệm với các dịch chiết từ phi lao và bạch đàn bằng phương pháp sử dụng dịch chiết nấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 74 - 75)