Biện pháp phòng trừ bệnh hại lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 34)

tương đối mới ở nước ta. Mặc dù BPSH phòng trừ dich hại trên thế giới đã có kết quả thành công cách đây hơn 100 năm, nhưng những nghiên cứu đầu tiên về BPSH ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX (Phạm Văn Lầm, 1995) [15].

Trong khoảng 1/4 thế kỷ qua, việc nghiên cứu ứng dụng BPSH trừ dịch hại nông nghiệp được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan quan tâm, xúc tiến mạnh mẽ ở nước ta. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào BPSH trừ sâu hại: nghiên cứu khu hệ thiên địch của sâu hại, đánh giá vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu hại, nghiên cứu sinh học, sinh thái học của một số thiên địch phổ biến, nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ, chế phẩm virus, nấm,… , (Trung tâm đấu tranh sinh học, 1996) [17].

Trong những năm gần đây, bệnh hại lạc đã gây hại rất phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước. Để hạn chế tác hại của bệnh gây ra thì đã có nhiều biện pháp phòng trừ được nghiên cứu và công bố.

Trong hàng loạt các biện pháp đưa ra thì biện pháp hoá học vẫn được người dân sử dụng nhiều nhất do chi phí thấp, giá thành rẻ và tiện lợi hơn trong việc sử dụng cũng như hiệu quả về mặt tức thì.

Đối với bệnh đốm lá, dùng thuốc Anvil 5 - 10EC, Carbenzim 50 WP, Til- super 300 ND,… để phun trừ [13].

Bệnh thối gốc thân lạc lần đầu được ghi nhận và nghiên cứu trên lạc tại nước ta. Công tác phòng trừ bệnh chết cây thường gặp khó khăn do nấm gây bệnh xâm nhập vào bộ phận nằm dưới mặt đất như rễ, quả, tia quả,... Xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học là biện pháp rất hiệu quả và kinh tế với nhóm bệnh chết cây lạc. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu là Rovral 750WG (Iprodione); Vicarben 50WP (Carbendazime); Topsin M 70WP (Thiophanate - metyl) và Viben C 50 WP (Benomyl). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy biện pháp xử lý hạt có tác dụng rõ rệt trong tăng tỷ lệ nảy mầm, hạn chế sự xuất hiện của nấm ký sinh trên hạt, đồng thời bảo vệ hạt từ nguồn bệnh bên ngoài, từ đó làm tăng tỷ lệ mọc trên đồng ruộng và làm giảm tỷ lệ bệnh chết cây con (kết quả rõ nhất với bệnh thối đen cổ rễ) [12].

Bệnh héo rũ do vi khuẩn chưa có thuốc đặc trị nên biện pháp hạn chế thiệt hại và tránh lây lan bằng cách phun hoặc rắc 2 - 3 gói Penac P khi làm đất. Dùng Staner 20 WP hoặc Kasugamycin 5% BTN, Kasuran 5% BTN kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện [13].

Với các bệnh đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola gây ra, bệnh đốm đen do nấm Cercospora personata gây ra thì có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Basvitin 50 FL pha 10 - 15ml/bình 8 lít; Polyram 80 DF, Manozeb 80 WP, dithane xanh M 45 - 80 WP: pha 30 g/bình 8 lít; Sumi Eight 12,5 WP: pha 3 - 5 g/bình 8 lít phun kỹ trên tán và cả phần gốc khi có triệu chứng bệnh [12].

Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm hiện nay là việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn sẽ đi ngược lại mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và an toàn mà chúng ta đang nỗ lực tiến tới.

Để khắc phục những mặt trái của thuốc hoá học gây ra và hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững thì biện pháp sinh học được quan tâm hàng đầu và bắt đầu được các nhà khoa học nghiên cứu. Biện pháp này đòi hỏi cần có sự hiểu biết về các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng, các loài nấm, vi sinh vật có ích, các loại cây trồng có khả năng úc chế sự phát triển của sâu bệnh hại [8].

Cho đến nay, tác nhân sinh học trừ bệnh hại được chú ý nghiên cứu nhiều hơn là sử dụng dịch chiết từ thực vật ( tỏi, sả, gừng, trầu không...) là một hướng mới đầy triển vọng [33].

* Chế phẩm từ dịch chiết thực vật

Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc thảo mộc trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Thành phần của các loại thuốc này được chiết xuất từ các loài cây có độc tính cao gây ảnh hưởng đến dịch hại. Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc thường có thời gian phân giải nhanh, không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt làm giảm tính kháng thuốc của dịch hại (Trần Quang

Hùng, 1999) [16].

Các loại cây trong tự nhiên đã được sử dụng như: lá cây xoan, lá thanh táo, hạt na xiêm, lá lim xanh để sản xuất chế phẩm thảo mộc như SHO2 (lá xoan), SHO5 (hạt na), có thể kìm hãm hoạt động của các enzyme: Catalasie và Peroxidase, đặc biệt có khả năng diệt sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, ốc bươu vàng ở nồng độ chế phẩm 30- 40 mg/l trong 5 ngày (Nguyễn Quốc Khang) (2001) [8].

Cây hành và cây tỏi là những cây gia vị giúp kích thích con người ăn ngon hơn. Đây cũng là những cây thuốc được sử dụng để chữa cảm cúm, chống rét,… nhờ mùi thơm nhưng hắc, vị cay nhưng hơi ngọt của chúng. Riêng cây sả (Citronella grass) ngoài sử dụng làm gia vị, tinh dầu sả còn được sử dụng trong việc chữa bệnh và làm óng mượt tóc [3].

Chương II.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 34)