Mức độ nhiễm nấm trên các mẫu hạt giống thu thập ở một số xã thuộc Nam Đàn Nghệ An năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 49)

Nam Đàn - Nghệ An năm 2011

Do tỷ lệ nhiễm nấm bệnh của các mẫu hạt giống thu thập tại 5 xã thuộc huyện Nam Đàn - Nghệ An khá cao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định mức độ nhiễm nấm của các mẫu hạt giống thu thập được, tính tỷ lệ trung bình số hạt nhiễm từng loài nấm ở các địa điểm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.2.

Bảng 3.3. Mức độ nhiễm nấm gây hại trên các mẫu hạt giống thu thập ở một số xã thuộc huyện Nam Đàn - Nghệ An năm 2011

TT Tên nấm

Tỷ lệ mẫu nhiễm/tổng số mẫu kiểm tra (%) Xuân Hòa Xuân Lâm Nam Tân Nam Trung Nam Lộc 1 Aspergillus niger Van Tiegh 29,0 27,0 27,5 25,5 16,5 2 Aspergillus flavus Link 28,0 25,5 27,0 24,5 15,0 3 Aspergillus parasiticus S. 11,5 10,0 9,0 6,5 5,5 4 Fusarium sp. 10,5 14,0 12,5 9,0 9,0 5 Penicillium sp. 3,5 3,0 3,5 2,5 1,0 6 Scletium rolfsii Sacc 3,5 3,0 4,5 3,5 2,5

Ghi chú: Mỗi xã tiễn hành kiểm tra 09 mẫu

Hình 3.2. Mức độ bệnh nấm hại trên hạt lạc thu thập từ các vùng trồng lạc tại Nam Đàn - Nghệ An năm 2011

Từ bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy, A.niger là loài nấm gây hại nặng nhất trên các mẫu hạt giống thu thập được và tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất là 29,0% ở các mẫu thu thập tại xã Xuân Hòa. Trên các mẫu thu thập tại xã Nam Tân có tỷ lệ nhiễm là 27,5%, 2 xã Xuân Lâm và Nam Trung có tỷ lệ nhiễm lần lượt là 27,0% và 25,5%. Xã Nam Lộc có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 16,5%.

A.flavus cũng là loài nấm gây hại nặng ở các mẫu điều tra. Các mẫu thu thập ở Xuân Hòa có TLB cao nhất (28,0%) và các mẫu thu thập ở Nam Lộc có

TLB thấp nhất (15,0%), các mẫu thu thập ở 3 xã Nam Tân, Xuân Lâm, Nam Trung có TLB trung bình lần lượt là là 27,0%, 25,5% và 24,4%.

A. paraciticus gây hại ở mức độ nhẹ hơn ở tất cả các mẫu thu thập tại cả 5 địa điểm. Các mẫu thu thập ở xã Xuân Hòa có tỷ lệ hạt nhiễm cao nhất (11,5%), các mẫu thu thập ở xã Nam Lộc có tỷ lệ hạt nhiễm thấp nhất (5,5%) và các mẫu thu thập ở xã Xuân Lâm, Nam Tân, Nam Trung có tỷ lệ hạt nhiễm tương ứng là 10,0%, 9,0% và 6,5%.

Nấm Fusarium sp. cũng là loại nấm xuất hiện nhiều ở các mẫu hạt giống thu thập tại các địa điểm điều tra. Ở xã Xuân Lâm, nấm bệnh gây hại ở mức độ tương đối nặng với TLB là 14%. Ở 2 xã Nam Trung và Nam Lộc có tỷ lệ hạt nhiễm thấp nhất là 9,0% và 2 xã Nam Tân, Xuân có tỷ lệ hạt nhiễm nấm là 12,5% và 10,5%.

Nấm Penicillium sp. gây hại ở mức độ nhẹ hơn. Ở xã Nam Lộc có tỷ lệ hạt nhiễm nấm thấp nhất (1,0%). Các mẫu hạt giống thu thập ở xã Xuân Hòa, Nam Tân có TLB là 3,5%, ở xã Xuân Lâm có TLB là 3,0% và ở xã Nam Trung có TLB là 2,5%.

Nấm S. rolfsii xuất hiện trên các mẫu thu thập ở cả 3 địa điểm với mức độ nhiễm trung bình. Xã Nam Tân có tỷ lệ nhiễm loài nấm này cao nhất với TLB là 4,5%. Tại 2 xã Xuân Hòa và Nam Trung tỷ lệ nhiễm nấm này là 3,5%. Các mẫu thu thập tại xã Nam Lộc có tỷ lệ nhiễm nấm này ở mức độ thấp nhất với TLB là 3,5%.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy tỷ lệ hạt nhiễm các loài nấm ở các mẫu thu thập tại Xuân Hòa là cao nhất, thứ hai là mẫu hạt ở Nam Tân, tiếp theo lần lượt là các mẫu ở 2 xã Xuân Lâm và xã Nam Trung, thấp nhất là mẫu hạt ở Nam Lộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 49)