Những nghiên cứu về biện pháp sinh học phòng trừ nấm gây hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 28)

Biện pháp sinh học là trung tâm của hệ thống các biện pháp trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp. Sử dụng các sinh vật đối kháng là một trong những hướng chính của biện pháp sinh học trừ bệnh hại cây trồng.

Năm 1957, ở Hà Lan lần đầu tiên người ta phát hiện ra hoạt động đối kháng của cây cúc vạn thọ đối với tuyến trùng gây tổn thương rễ hại cây trồng.

Ở Nhật Bản, qua nhiều thử nghiệm ứng dụng cây cúc vạn thọ trong phòng trừ tuyến trùng hại rễ cây trồng đều cho kết quả tốt. Đây được coi như là một biện pháp phòng trừ tuyến trùng lý tưởng trong sản xuất nông nghiệp bền vững và được áp dụng như một thói quen ở nhiều vùng sản xuất rau của Nhật Bản [29].

Một số loại cây khác như yến mạch, cỏ guinea,... cũng được sử dụng để trừ tuyến trùng gây tổn thương rễ và tuyến trùng nốt sần nhờ tính đối kháng của chúng.

Năm 2001, nhóm tác giả của trường Đại học Kampus Bukin Jimbaran - Indonesia đã phát hiện ra rễ gừng và lá đu đủ có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm Ceratocystis sp. gây thối quả. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển của nấm Ceratocystis sp. trên môi trường PDA (Potato dextrose agar) có bổ sung 5% dịch chiết thô sẽ giảm 92,5% (đối với dịch chiết là rễ gừng), giảm 73,3% (đối với dịch chiết là lá đu đủ). Sự phát triển của nấm Ceratocystis sp. cũng bị giảm rõ ràng khi ta cấy dịch chiết trên vào thịt quả trước sự xuất hiện của nấm. Điều này đã làm tăng thời hạn sử dụng của quả lên rất nhiều kể cả trong điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo (Dewa N.S. et al., 2001).

Năm 2001 - 2002, Viện Nghiên cứu bệnh hại hạt giống ở Đan Mạch đã có một số kết quả nghiên cứu sử dụng tinh dầu thực vật để xử lý hạt giống cho kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen (aspergillus niger van tiegh) hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an và biện pháp sinh học phòng trừ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 28)