10 Héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith Cả thời gian sinh trưởng + Thân, rễ Ghi chú:+: Tỷ lệ bệnh dưới 5 %
3.4.1 Ảnh hưởng của dịch chiết từ so đũa đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc L
nhiễm bệnh của hạt giống lạc L14
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với giống lạc L14, ngâm hạt trong dịch chiết so đũa ở các nồng độ 5%, 10%, 15%, với mỗi nồng độ chúng tôi thử nghiệm ngâm hạt ở các khoảng thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút, sau đó đặt hạt theo phương pháp giấy
thấm. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức, mỗi công thức 30 hạt, nhắc lại 3 lần. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7, bảng 3.8 và bảng 3.9.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của dịch chiết so đũa 5% đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc L14
CT Tỷ lệ nhiễm nấm (%) Tỷ lệ (%)
A.niger A.flavus A.para Peni Fusa TS NM MBT MDD CT1 14,4 7,8 5,6 6,7 10,0 44,5a 92,2d 53,3d 2,2d CT2 6,7 6,7 3,3 3,3 4,4 24,4b 97,8a 70,0c 4,4c CT3 5,6 5,6 2,2 2,2 4,4 20,0c 95,6b 73,3b 7,8b CT4 3,3 4,4 3,3 1,1 4,4 17,8d 94,4c 77,8a 10,0a CV% 3,65 1,33 3,13 8,70 LSD0,05 1,91 2,51 4,27 0,99
Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa ở mức α = 0,05.
A.niger: Aspergillus niger; A.flavus: Aspergillus flavus; A.para: Aspergillus parasiticus; Peni: Penicillium sp.; Fusa: Fusarium sp.; TS: tổng số hạt và mầm nhiễm nấm; NM: nảy mầm; MBT: mầm bình thường; MDD: mầm dị dạng (tương tự với bảng 3.7 đến bảng 3.15)
CT1: Đối chứng (ngâm hạt trong nước cất).
CT2: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 5% trong 5 phút. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 5% trong 10 phút. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 5% trong 15 phút.
Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy:
Khi xử lý hạt giống bằng dịch chiết so đũa 5% trong 5 phút, 10 phút, 15 phút có tác dụng trong việc kích thích hạt nảy mầm, ức chế sự phát triển của nấm hại lạc nhưng đồng thời lại làm tăng TLMDD.
Thời gian ngâm hạt càng lâu thì TLMBT càng tăng lên so với đối chứng, TLMBT ở CT4 là 77,8%, gấp 1,06 lần TLMBT ở CT3, gấp 1,11 lần TLMBT ở CT2 và gấp 1,46 lần CT đối chứng.
Ngược lại với TLMBT, TLMDD tỷ lệ thuận với thời gian ngâm trong dịch chiết của hạt, thời gian ngâm hạt càng lâu thì TLMDD càng tăng. Ở CT4 TLMDD là 10%, gấp 1,28 lần TLMDD ở CT3, gấp 2,27 lần TLMDD ở CT2 và gấp 4,54 lần TLMDD ở CT đối chứng.
Về TLB, khi ngâm hạt trong dịch chiết càng lâu thì TLB càng thấp. Ở CT đối chứng TL nhiễm nấm là 44,5%, gấp 1,82 lần TL nhiễm nấm ở CT2, gấp 2,225 lần TL nhiễm nấm ở CT3 và gấp 2,5 lần TL nhiễm nấm ở CT4.
TLNM càng giảm khi ngâm hạt trong dịch chiết càng lâu, TLNM ở CT2, CT3, CT4 lần lượt là 97,8%, 95,6%, 94,4%. Tuy nhiên TLMN ở cả 3 CT đều lớn hơn so với CT đối chứng (92,2%). Điều này chứng tỏ, thời gian ngâm hạt vào dịch chiết ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống và cụ thể ở đây là kích thích nảy mầm.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, khi ngâm hạt giống với dịch chiết so đũa 5% trong 15 phút cho kết quả tốt nhất.
Từ kết quả bảng 3,7 ta thấy, với TLMBT ở CT4 đạt được 77,8% chưa phải là cao, TLB còn khá lớn (17,8%). Nên chúng tôi tiếp tục thử nghiệm với dịch chiết so đũa 10% để tìm ra nồng độ dịch chiết có tác dụng tốt hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của dịch chiết từ so đũa 10% đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc
CT Tỷ lệ nhiễm nấm (%) Tỷ lệ (%)
A.niger A.flavus A.para Peni Fusa TS NM MBT MDD CT1 14,4 7,8 5,6 6,7 10,0 44,5a 92,2b 53,3d 2,2d CT2 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3 16,7b 95,6a 84,4a 5,6c CT3 3,3 3,3 2,2 2,2 2,2 13,3c 92,2b 80,0b 8,9b CT4 3,3 3,3 1,1 0,0 3,3 11,1d 91,1c 75,6c 11,1a CV% 4,90 0,54 2,05 6,06 LSD0,05 2,07 0,99 2,99 1,91
Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa ở mức α = 0,05.
CT1: Đối chứng (ngâm hạt trong nước cất).
CT2: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 10% trong 5 phút. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 10% trong 10 phút. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 10% trong 15 phút. Từ kết quả bảng 3.8 cho thấy:
Thời gian ngâm hạt càng lâu thì TLMBT càng tăng so với đối chứng, TLMBT cao nhất ở CT2 (84,4%), gấp 1,06 lần TLMBT ở CT3, gấp 1,12 lần TLMBT ở CT4 và gấp 1,58 lần TLMBT ở CT đối chứng.
TLMDD cao nhất ở CT4 (11,1%), gấp 1,25 lần TLMDD ở CT3, gấp 1,98 lần TLMDD ở CT2 và gấp 5,04 lần TLMDD ở CT đối chứng.
Về TLB, ở CT đối chứng TL nhiễm nấm là 44,5%, gấp 2,66 lần TL nhiễm nấm ở CT2, gấp 3,34 lần TL nhiễm nấm ở CT3 và gấp 4,45 lần TL nhiễm nấm ở CT4.
TLNM ở CT2 là 95,6%, cao hơn TLNM ở CT đối chứng (92,2%), chứng tỏ dịch chiết so đũa 10% trong 5 phút vẫn có khả năng kích thích hạt nảy mầm. TLNM ở CT3 là 92,2%, bằng TLNM ở CT đối chứng. TLNM ở CT4 là 91,1%, thấp hơn so với TLNM ở CT đối chứng 1,012 lần.
Qua kết quả trên ta thấy, khi ngâm hạt với dịch chiết so đũa 10% trong 5 phút (CT2) cho kết quả tốt nhất với TLMBT là 84,4%, TLMDD là 5,6% và TL nhiễm nấm là 16,7%.
Để có kết luận chính xác hơn, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm với dịch chiết so đũa 15%. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dịch chiết từ so đũa 15% đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc
CT Tỷ lệ nhiễm nấm (%) Tỷ lệ (%)
A.nige r
A.flavu
s A.para Peni Fusa TS NM MBT MDD
CT1 14,4 7,8 5,6 6,7 10,0 44,5a 92,2a 53,3c 2,2a CT2 3,3 3,3 2,2 2,2 3,3 14,4b 93,3a 80,0a 7,8b CT3 3,3 3,3 1,1 1,1 2,2 11,1c 91,1a 76,7b 10,0c CT4 3,3 3,3 0,0 0,0 2,2 8,9d 87,8b 73,3b 13,3d CV% 4,97 1,71 2,49 7,22 LSD0,05 1,91 3,10 3,51 1,15
Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa ở mức α = 0,05.
CT1: Đối chứng (ngâm hạt trong nước cất).
CT2: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 15% trong 5 phút. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 15% trong 10 phút. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết so đũa 15% trong 15 phút. Qua bảng 3.9 cho thấy:
Về TLMBT : TLMBT cao nhất ở CT2 (80%), gấp 1,043 lần TLMBT ở CT3, gấp 1,09 lần TLMBT ở CT4 và gấp 1,5 lần TLMBT ở CT đối chứng.
Về TLMDD : Ở CT4 TLMDD là 13,3%, gấp 1,33 lần TLMDD ở CT3, gấp 1,70 lần TLMDD ở CT2 và gấp 6,04 lần TLMDD ở CT đối chứng. Ở nồng độ dịch chiết so đũa 15% thì khả năng gây ra MDD cao hơn so với dịch chiết so đũa ở nồng độ 5% và 10%.
Về TLB, ở CT đối chứng TL nhiễm nấm là 44,5%, gấp 3,09 lần TL nhiễm nấm ở CT2, gấp 4 lần TL nhiêm nấm ở CT3 và gấp 5 lần TL nhiễm nấm ở CT4.
TLNM cao nhất ở CT2 (93,3%), chứng tỏ dịch chiết so đũa 15% trong 5% vẫn có khả năng kích thích hạt nảy mầm. TLNM ở CT3, CT4 lần lượt là 91,1% và 87,8%, thấp hơn so với CT đối chứng 1,012 lần ở CT3 và 1,05 lần ở CT4.
Qua kết quả trên cho thấy, khi ngâm hạt với dịch chiết so đũa 15% trong 5 phút (CT2) cho kết quả tốt nhất với TLMBT đạt 80%, TLMDD là 7,8% và TLB là 14,4%.
* Nhận xét:
Từ kết quả phân tích bảng 3.7, bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy, khi ngâm hạt vào dịch chiết so đũa 10% trong 5 phút cho hiệu quả cao nhất với tỷ lệ mầm bình thường là 84,4%. Vì vậy, chúng tôi sử dụng nồng độ này để tiếp tục thử nghiệm trong điều kiện chậu vại, nhà lưới.