- Đặc điểm chung về ngoại hình của giống lợn nái Móng Cái đợc xem xét dựa theo TCVN (Nguyễn Văn Hạnh, 2000).
2. Khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi ở Nam Liên và Hng Tiến 1 Khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái ở Nam Liên – Nam Đàn
2.1.1. Thành thục về tính, tuổi phối giống và khả năng chửa, đẻ
Kết quả điều tra về các đặc tính sinh lý sinh sản của lợn nái Móng Cái ở Nam Liên – Nam Đàn đợc trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi ở Nam Liên – Nam Đàn
TT Chỉ tiêu n X ± δ Cv %
1 Tuổi động dục lần đầu (ngày) 30 159,67 ± 2,85 1,79 2 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 30 182,07 ± 2,89 1,59 3 Thời gian mang thai(ngày) 30 114,53 ± 1,31 1,14 4 Thời gian nuôi con(ngày) 30 55,43 ± 3,78 6,81 5 TG động dục lại sau cai sữa (ngày) 30 4,73 ± 1,51 31,84 6 TG phối giống có chửa trở lại (ngày) 30 7,47 ± 1,25 16,77 Kết quả điều tra của chúng tôi về chỉ tiêu này thì lợn nái Móng Cái có tuổi động dục lần đầu là 159,67±2,85 ngày (Cv = 1,79%). Nh vậy tuổi động dục lợn nái Móng Cái ở đây là 5,32 tháng. Theo Lê Hồng Mận, lợn nái Móng Cái có tuổi động dục lần đầu từ 4 - 5 tháng tuổi.
Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái Móng Cái ở đây trung bình là: 182,07±2,89 ngày (Cv = 1,59%). Nh vậy tuổi phối giống lần đầu là 6,07 tháng.
Theo nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt trên lợn nái Móng Cái nuôi tại khu vực miền Trung có tuổi phối giống lần đầu là 247,80 ngày. Theo tác giả Nguyễn Khắc Tuấn (Thanh Hoá) thì tuổi phối giống lần đầu là 238,61 ngày. Nh vậy, so với các kết quả này thì lợn nái Móng Cái nuôi tại trại giống Nam Liên và các khu vực xung quanh có tuổi phối giống lần đầu sớm hơn.
Sở dĩ có kết quả này, các hộ chăn nuôi cho chúng tôi biết trong quá trình chăn nuôi lợn nái sinh sản, trại giống và các hộ đã cho lợn đợc phối giống ở chu kỳ động dục lần thứ hai, chỉ bỏ qua một chu kỳ động dục đầu. Mặt khác, ở đây nhu cầu dinh dỡng của lợn đợc đáp ứng đầy đủ, biện pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với tiêu chuẩn phối giống lần đầu cho lợn nái Móng Cái.
Thời gian mang thai của lợn nái Móng Cái ở đây đạt trung bình là 114,53±1,31 ngày (Cv = 1,14%). Kết quả này chứng tỏ thời gian mang thai của lợn nái Móng Cái là tơng đối ổn định, biến động từ 114 - 117 ngày. Theo Nguyễn Hiền (1997) thời gian mang thai của lợn nái Móng Cái trung bình là 115 ngày (biến động từ 110 - 120 ngày). So với kết quả này thì kết quả điều tra của chúng tôi là phù hợp và bình thờng, đảm bảo thời gian phát triển của bào thai.
Qua điều tra trên 30 lợn nái Móng Cái chúng tôi thu đợc kết quả thời gian nuôi con của lợn mẹ trung bình là 55,43±3,78 ngày (Cv = 6,81%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thế Thông và cộng tác viên trên lợn nái Móng Cái là 40 - 60 ngày. So với yêu cầu cai sữa sớm lợn con thì thời gian cho lợn con theo mẹ ở đây vẫn còn dài.
Chúng tôi đã điều tra trên 30 lợn nái và thu đợc kết quả: Về thời gian động dục lại sau tách con trung bình 4,73±1,51 ngày, giữa các lứa đẻ khác nhau của cùng một cá thể không có sự chênh lệch nhau về thời gian động dục lại sau cai sữa, nhng giữa các cá thể trong cùng một nhóm thì có sự biến động lớn (Cv = 31,84%).
ở giai đoạn lợn mẹ nuôi con cần có trình độ chăn nuôi và kỹ thuật chăm sóc nuôi dỡng tốt đối với lợn mẹ để nhằm hạn chế sự hao mòn của chúng do phải tiết sữa để nuôi con. Thời gian động dục lại sau cai sữa của lợn nái Móng Cái ở đây sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thế Thông và cộng tác viên với kết quả là 5 - 7 ngày sau cai sữa con.
Thời gian phối giống có chửa trở lại sau cai sữa của lợn nái Móng Cái trung bình là 7,47±1,25 ngày (Cv = 16,77%), nó biến động trong khoảng 6 - 9 ngày.