Văn hoá giáo dục –y tế:

Một phần của tài liệu Nga sơn trong 15 năm đổi mới (1986 2000) (Trang 37 - 40)

Song song với những cố gắng trong xây dựng kinh tế Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn thờng xuyên quan tâm tới công tác văn hóa - xã hội và coi đây là một trọng tâm của công cuộc đổi mới xây dựng quê hơng.

Trên mặt trận giáo dục Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn tiếp tục dành đợc những thành tích quan trọng. Thực hiện Nghị quyết đại hội VI của Đảng và đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XII. Toàn ngành giáo dục huyện nhà duy trì củng cố ổn định số trờng lớp hiện có, phát triển các ngành học, cấp học vững chắc kết hợp chính quy, phi chính quy “đại trà” và mũi nhọn trên tinh thần đó, với sự nổ lực đóng góp của nhân dân trong năm học 1986 – 1987, tất cả các trờng lớp ở cả 3 cấp đều đợc lợp ngói và có bàn ghế đầy đủ cho học sinh học 2 ca. Toàn huyện có 22000 học sinh phổ thông các cấp, 42% số cháu trong độ tuổi nhà trẻ và 50% số cháu trong độ tuổi mẫu giáo đợc đến trờng. Tại các tr- ờng phổ thông phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã thu hút đông đảo các thầy cô giáo và các em học sinh tham gia toàn huyện có 172 thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi, 320 em học sinh đạt loại giỏi và 34 em đậu vào các trờng đại học và cao đẳng. Năm học 1987 – 1988 các nhà trờng tích cực hởng ứng phong trào “việc cần làm ngay trong giáo dục”, trờng PTTH Ba Đình đợc công nhận là trờng tiên tiến, xuất sắc dẫn đầu ngành giáo dục tỉnh nhà. [23, 13]

Huyện Nga Sơn trong 5 năm bớc đầu thực hiện đờng lối đổi mới đã giành đợc những thành tích quan trọng trong sự nghiệp trồng ngời. Mặc dù vậy cơ sở vật chất, phục vụ nhiệm vụ dạy và học ở nhiều nơi cha đáp ứng đợc yêu cầu, chất lợng giáo dục còn thấp, hành vi đạo đức học sinh có nhiều biểu hiện giảm sút, đặc biệt từ năm học 1989 – 1990 do những khó khăn về kinh tế- xã hội đã xuất hiện tình trạng học sinh cấp II, cấp III bỏ học hàng loạt. Cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân ở một số cơ sở cha chú ý đúng mức đến công tác giáo dục.

Việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân cũng đợc huyện quan tâm và đầu t. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia tu sửa nâng cấp các cơ sở y tế, bệnh viện huỵên. Nhiều trạm y tế cơ sở đợc tu sửa nâng cấp, bảo đảm công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, phục vụ công tác kế hoạch hoá gia đình. Năm 1987 các cơ sở y tế trong huyện

nhanh chóng dập tắt đợt dịch sốt xuất huyết trên địa bàn 16 xã trong huyện. Bệnh viện huyện đợc củng cố từ 100 lên 130 giờng bệnh, công tác phòng chống dịch bệnh, chữa bệnh, trồng và chế biến dợc liệu bớc đầu có kết quả. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của huyện từ 1,87% năm 1986 giảm xuống 1,75% năm 1988. [8, 5].

Tuy nhiên hoạt động y tế vẫn còn nhiều thiếu sót, tình trạng tiêu cực trong ngành y tế còn nhiều, thị trờng thuốc quản lý cha chặt chẽ, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, công tác vệ sinh môi trờng cha đợc chú ý, tỷ lệ tăng dân số còn quá cao 2,2% năm 1990, những hiện tợng đó ảnh hởng đến cuộc sống của nhân dân.

Các hoạt động văn hoá thông tin đã hớng vào nhiệm vụ phục vụ chính trị xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá, xây dựng con ngời mới đáp ứng đợc phần nào đó yêu cầu đời sống tinh thần và hởng thụ văn hoá của nhân dân. Các hệ thống truyền thanh đợc mở rộng gắn liền với các hoạt động tuyên truyền đờng lối đổi mới của Đảng, ôn lại truyền thống đấu tranh của huyện nhà, làm tăng niềm tin và sức mạnh lòng tự hào với quê hơng của nhân dân, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao gắn với những ngày lễ lớn đợc tổ chức long trọng nh: “kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Ba Đình”, các phong trào đấu tranh chống các tệ nạn hủ tục đợc phát động sôi nổi.

Việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nông thôn mới, con ngời mới cha đợc coi là trọng tâm, cha phổ biến xuống tận làng xã, các hoạt động tín ngỡng và mê tín dị đoan cha đợc phân định rõ ràng, thuần phong mỹ tục có chiều h- ớng mai một.

Việc thực hiện các chính sách xã hội đã đợc chú trọng, các cấp các ngành đã tỏ rõ trách nhiệm uống nớc nhớ nguồn, ghi ơn các gia đình thơng binh, liệt sỹ, những gia đình có công với nớc, chăm sóc bà mẹ trẻ em không nơi nơng tựa, giúp đỡ gia đình nghèo khó…

Mặc dù vậy mức sống của nhân dân vẫn còn cha đợc đảm bảo nên việc giải quyết các chính sách xã hội cũng chỉ là phần nào, chứ không thể đáp ứng đợc nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nga sơn trong 15 năm đổi mới (1986 2000) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w