trưởng của cây đậu côve
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây là kết quả hàng loạt các hoạt động biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cây cùng với sự phân chia của các mô tế bào làm cho cây lớn lên.
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc tế bào, sự phân hóa các mô trong tất cả các bộ phận thân, lá, rễ của cây. Từ đó tăng nhanh về số lượng các tế bào, các mô, dẫn đến sự thay đổi về kích thước, thể tích kéo theo sự tăng nhanh về sinh khối là quá trình lớn lên của cây.
Phát triển là sự biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng sinh lý của chúng.
Đậu côve cũng như các loại cây trồng khác để hoàn thành chu kỳ sống của mình phải trải qua các pha sinh trưởng và sinh thực. Các giai đoạn sinh trưởng của đậu côve dài hay ngắn tùy vào dặc tính sinh vật học của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật…trong cùng một giống,cùng mức phân bón và cùng điều kiện ngoại cảnh với các lượng phân sinh học khác nhau thì thời gian sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng nhu cầu của đậu côve về các yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khác nhau.
Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúc gieo đến lúc cây ra hoa đầu tiên. Trong thời kì này cây đậu côve chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như rễ, lá , nhánh… Đây là thời kì ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành hoa và quả sau này. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ phân hóa hình thành cơ quan sinh sản, bắt đầu khi xuất hiện hoa đầu tiên đến khi thu hoạch quả cuối cùng.
Vụ đông xuân năm 2011-2012,điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Theo dõi ảnh hưởng của các mức liều lượng phân sinh học UP5 đến thời gian sinh trưởng và thời gian phát triển của giống đậu côve AG09 trong điều kiện vụ đông xuân năm 2011-2012, thu được kết quả như sau.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến thời gian sinh trưởng của đậu côve AG09 vụ đông xuân năm 2011 - 1012
Thời gian sinh trưởng từ gieo đến ………( ngày).
CT
Gieo mọc mầm
(ngày) Ra hoa
Ra hoa
rộ Đậu quả hoạchThu
Kết thúc thu hoạch Tổng TGST I 7 40,0 47,2 53,4 62,0 87,7 92,7 II 7 38,1 45,6 52,3 60,0 80,3 85,3 III 7 36,2 43,5 52,0 59,2 80,5 85,5 IV 7 35,3 42,6 49,0 57,6 78,4 83,4 V 7 40,0 46,8 53,2 61,3 83,5 87,5
Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân sinh học UP5 đến thời gian sinh trưởng của đậu côve
Sự nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong chu trình sinh trưởng của cây đậu côve. Đây là giai đoạn đậu côve chuyển từ giai đoạn tiềm sinh (ngủ nghỉ) sang trạng thái sống (trạng thái hoạt động), thời kỳ này protein và lipit dự trữ trong hạt đã trải qua một loạt biến đổi sinh hóa sâu sắc dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, chuyển thành các chất đơn giản là glucozo và axitamin. Đây là các đơn vị tiền đề để tạo nên các protein mới. Do đó chất lượng hạt giống là yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ mọc mầm và sức nảy mầm của hạt.
Điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt đậu côve. Quá trình nảy mầm của hạt đậu côve được bắt đầu từ khi hạt đậu côve hút nước để hoạt hóa các mem phân giải đến khi cây xuất hiện trên mặt đất. Lượng nước đậu côve hút giai đoạn này tối thiểu là 30 - 40% khối lượng ban đầu của hạt. Trong điều kiện 180C trở lên , kết hợp với oxy đầy đủ, hạt sẽ nảy mầm bình thường. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 18 - 220C. Độ ẩm thích hợp cho hạt nảy mầm là 70 - 80%.
Bên đó kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng lớn đến thời kỳ này. Sau khi làm đất xong cần tranh thủ độ ẩm gieo hạt ngay, khi gieo chú ý không gieo ngược hạt, độ sâu lấp hạt phù hợp không quá 3-5 cm. Quá trình nảy mầm của hạt là tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp sau.
Thí nghiệm chúng tôi được tiến hành gieo vào ngày 24/12/2011. Trong điều kiện thời tiết lạnh, tuy tỷ lệ mọc mầm cao là 98% không có sự khác nhau giữa các công thức, nhưng thời gian mọc mầm lại kéo dài đến 7 ngày. Các liều lượng phân sinh học UP5 khác nhau không làm ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt đậu côve ở các công thức thí nghiệm.