Ảnh hưởng lượng phân sinh học UP5 đến chiều dài lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 34)

Lá chưa nhiều mô dậu và nhiều lục lạp. Lá cây có chức năng quang hợp, dự chất dinh dưỡng, nước, thoát hơi nước, tham gia vào quá trình hút nước và khoáng của rễ cây. Lá có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Lá cây là cơ quan chủ yếu biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học.

Chiều dài lá dài hay ngắn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng. Những yếu tố này quyết định đến chiều dài lá cây. Thông thường, nếu chiều dài lá thấp thì lãng phí ánh sáng, hiệu quả sử dụng quang năng sẽ giảm, chiều dài lớn hơn thì che khuất lẫn nhau làm giảm quang hợp, tăng hô hấp vô hiệu, làm tiêu hoa nhiều chất dinh dưỡng, làm giảm năng suất. Vì vậy chiều dài lá là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng nói chung và cây đậu côve nói riêng. Với lý do trên, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng phân sinh học đến chiều dài lá. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:

Bảng 3.3. Ảnh hưởng lượng phân sinh học UP5 đến chiều dài lá

Đơn vị: cm

CT Sau mọc mầm ………ngày

27 ngày 48 ngày 69 ngày

I 9,92a 11,50a 13,49a II 9,94a 12,32b 14,46c III 9,89a 13,21c 15,51d IV 10,00a 13,77d 16,35e V 9,92a 11,49a 13,78b LSD (0,05) 0,25 0,49 0,21

Qua bảng số liệu 3.3 cho ta thấy: giai đoạn 27 ngày sau trồng không có sự sai khác về mặt thống kê của chiều dài lá giữa công thức đối chứng và giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 với hàm lượng khác nhau.

Giai đoạn này, chiều dài lá dài nhất là ở công thức IV chiều dài đạt 10 cm. Công thức V và công thức I (đối chứng) có chiều dài thấp nhất là 9,92 cm

*) Sự tăng trưởng chiều dài lá sau 48 ngày sau trồng:

Ở giai đoạn này chiều dài lá bắt đầu có sự sai khác về mặt thống kê. Các công thức có bón phân sinh học UP5 có chiều dài lá tăng theo liều lượng phân bón. Chiều dài lá của công thức IV là 13,77 cm, công thức đối chứng thấp nhất là 11,50 cm. Như vậy ảnh hưởng của liều lượng phân sinh học UP5 đến chiều dài lá ở giai đoạn này khá rõ.

*) Chiều dài lá sau 69 ngày trồng.

Chiều dài lá ở giai đoạn này có mức tăng trưởng khá, có chiều dài từ 13,49- 16,35 cm. Giữa các công thức có sự sai khác về mặt thống kê của chiều dài lá. Trong một cùng điều kiện theo dõi thì chiều dài lá cao nhất là ở công thức IV với 16,35 cm. Còn công thức thấp nhất là công thức I với 13,49 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w