KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 46)

1.Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng phân sinh học UP5 đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu côve AG09 trên đất cát pha Nghi Lộc - Nghệ An, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1.Thời gian từ gieo đến mọc mần không ảnh hưởng khi bón chế phẩm phân sinh học UP5 với hàm lượng khác nhau.

2. Bón chế phẩm phân sinh học làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, tăng số quả trên cây, tăng năng suất cây từ

3. Ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu côve AG09 rất rõ, khi lượng phân sinh học UP5 tăng thì năng suất đậu côve tăng và đạt cao nhất ở công thức IV sau đó giảm dần ở công thức V

4. Chế phẩm phân sinh học có ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh của giống đậu côve AG09. Sâu bệnh hại có tỷ lệ nghịch với liều lượng phân sinh học bón cho cây. Lượng bón phân sinh học càng cao thì sâu bệnh càng giảm. Ở công thức đối chứng thì tỷ lệ sâu bệnh cao nhất.

Thời gian thu hoạch ở công thức VI khi bón với liều lượng 1ml chế phẩm+ 0,2l H20 ngắn hơn so với công thức đối chứng là 9,3 (ngày)

2. Đề nghị

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên giống đậu côve AG09 vụ đông xuân 2011- 2012 cho thấy trên đất cát pha huyện Nghi Lộc, để đậu cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần khuyến cáo người nông dân sử dụng chế phẩm phân sinh học với liều lượng 10ml+ 2000ml H2O cho 100m2

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến đậu côve ở các vùng sinh thái khác nhau trong các vụ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 46)