Ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến khả năng chống chịu sâu bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 39)

bệnh

Đậu côve là cây trồng thuộc họ đậu, có hàm lượng dinh dưỡng khá lớn. Nên cây đậu côve chịu nhiều loại sâu bệnh gây hại. Mức độ gây hại của sâu bệnh phụ thuộc vào thời vụ, khả năng chống chịu của giống, chế độ dinh dưỡng khác nhau…

Trong đó chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, tạo cây khỏe, phát triển tốt và cân đối tăng sức chống chịu với bệnh hại, làm giảm tác hại của sâu bệnh hại đối với cây trồng.

Cây trồng là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh khác nhau và mỗi thời kỳ sinh trưởng lại có những loại sâu hại đặc trưng.

Ở vụ đông xuân đậu côve bị những loại sâu bệnh sau: sâu đục quả, bệnh phấn trắng…sâu bệnh này gây hại trên quả và lá do đó làm giảm năng suất của đậu một cách nghiêm trọng.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng phân sinh học UP5 đến khả năng chống chịu sâu bệnh của đậu côve

Sâu hại Bệnh hại

Công

thức Sâu khoang (%) Sâu đục quả (%) Bệnh đốm lá vi khuẩn

Mức độ bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) I 12,67 20,00 +++ 45 II 11,33 17,20 + 20 III 10,00 16,33 + 18 IV 8,67 14,50 + 15 V 12,00 19,02 ++ + 30

Qua số liệu 3.6 cho thấy: *Về sâu hại:

Sâu đục quả và sâu khoang ở công thức đối chứng bị phá hoại mạnh nhất ( 20,00%) và ( 12,67%) so với các công thức có bón phân sinh học UP5. Công thức

IV sâu đục quả hại thấp nhất ( 14,50%) và sâu khoang là (8,67%). Điều đó cho thấy các công thức bón phân sinh học UP5 nhiều thì ít bị sâu hại hơn so với công thức không bón phân sinh học UP5.

Giữa các công thức bón với hàm lượng phân sinh học UP5 khác nhau thì chỉ tiêu này cũng khác nhau.

* Về bệnh hại.

Trong thực tiễn sản xuất, bệnh hại là nguyên nhân chính gây giảm sút và thất thu sản lượng đậu côve.

Bệnh đốm lá do vi khuẩn xuất hiện nhiều nhất ở công thức đối chứng là 45%. Công thức IV chỉ chiếm 15%. Ta thấy các công thức có bón phân sinh học UP5 tỷ lệ bệnh xuất hiện đều ít hơn so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w