Ảnh hưởng của phân sinh học UP5 đến các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu côve

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 33)

kiện thời tiết tránh những yếu tố bất lợi từ đó giúp cây đậu côve tăng năng suất cao nhất.

Tổng thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm dao động từ 78,4-87,7 (ngày). Công thức IV có thời gian kết thúc thu hoạch nhanh nhât. Các công thức được bón phân sinh học UP5 có thời gian từ lúc mọc mầm đến thu hoạch ngắn hơn công thức đối chứng từ 3- 9 ngày.

Tóm lại, trong suốt quá trình sinh trưởng phân sinh học UP5 có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sinh trưởng, phát triển của đậu côve. Các công thức có bón phân sinh học UP5 thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn so với công thức đối chứng và hoa nở tập trung hơn so với công thức đối chứng.

3.2. Ảnh hưởng của phân sinh học UP5 đến các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu côve côve

3.2.1.Ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến chiều cao thân chính

Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu côve phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao thân chính. Thân chính sinh trưởng và phát triển khỏe là tiền đề cho các

bộ phận khác phát triển. Một trong những bộ phận mà sự phát triển của nó liên quan trực tiếp đến sự sinh trưởng , phát triển của chiều cao thân chính là số lá trên thân chính. Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá trên cây nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và hình thành số hoa số quả trên cây. Do vậy, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để thân chính sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. nhưng nếu thân chính sinh trưởng quá mạnh cũng không có lợi vì tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phân phối dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trường sinh thực, nếu quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chiếm ưu thế thì làm giảm số lượng và khối lượng quả.

Ngoài yếu tố dinh dưỡng chiều cao thân chính còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và nước.

Qua các thời kỳ theo dõi, số liệu thu thập về ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến chiều dài thân chính được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2:Ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến chiều cao thân chính

Đơn vị: cm CT sau mọc mầm……….(ngày) 20 27 34 41 48 55 62 69 I 7,30a 9,16a 15,57a 25,61a 45,25a 83,46a 108,10a 148,91a II 7,29a 11,89c 19,20c 31,73c 57,43c 96,69c 128,00c 151,93a III 7,21a 13,93d 22,40d 35,14d 66,24d 104,45d 136,16d 162,19b IV 7,20a 14,61e 23,64e 37,84e 75,60e 122,41e 141,45e 166,26b V 7,33a 10,34b 17,17b 28,43b 51,20b 85,58b 112,27b 149,57a LSD (0,05) 0,22 0,21 0,61 1,34 1,05 1,05 5,74 7,50

*) Giai đoạn 20 ngày sau trồng:

Qua số liệu ở bảng 3.2 ta thấy chiều cao thân chính cao hơn khi bón lượng phân sinh học UP5 như công thức IV so với công thức I (công thức đối chứng) không bón phân sinh UP5.

Ở giai đoạn này chiều cao thân chính đạt cao nhất 7,3 cm khi phun 1ml+ 20ml nước, chiều cao đạt thấp nhất ở công thức I không phun. giữa các công thức có sử dụng phân sinh học UP5 với liều lượng khác nhau thấy có sự sai khác về mặt thống kê.

*) Giai đoạn 27 ngày sau trồng:

Giai đoạn này chiều cao bắt đầu có sự sai khác giữa các công thức, cao nhất là công thức IV đạt 14,61cm cao hơn công thức đối chứng không sử dụng phân sinh học UP5 là 4,27cm. và giai đoạn này thấy có sự khác nhau về mặt thống kê giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 so với công thức đối chứng không bón phân sinh học UP5 về chiều cao thân chính và giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 nhưng với liều lượng khác nhau.

*) Giai đoạn 34- 41 ngày sau trồng:

Khi thời gian sinh trưởng của cây ở giai đoạn 34-41 ngày sau trồng, đậu côve bước vào thời kỳ phát triển thân, lá, ra hoa đậu quả nên trong suốt thời kỳ này chiều cao cây tăng lên một cách nhanh chóng. Các công thức bón phân sinh học UP5 đều đạt chiều cao hơn công thức đối chứng và tỷ lệ với lượng phân bón. Sau trồng 34 ngày chiều cao cây đạt 15,57- 23,64 cm, thấp nhất là công thức I (đối chứng) không bón phân sinh học UP5 đạt 15,57 cm, cao nhất là công thức IV đạt 23,64cm. Sau trồng 41 ngày chiều cao thân cây đạt từ 25,61- 37,84 cm, chiều cao cây tăng dần từ theo lượng phân bón. Cao nhất ở công thức IV đạt 37,84 cm, thấp nhất ở công thức đối chứng không bón phân đạt 25,61 cm.

Giai đoạn này thấy có sự khác nhau giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 về chiều cao thân chính và giữa các côn thức có bón phân sinh học UP5 với liều lượng khác nhau về chỉ tiêu này.

Giai đoạn này chiều cao cây bắt đầu có sự sai khác giữa các công thức. Sau trồng 48 ngày, chiều cao cây cao nhất là công thức IV đạt 75,6 cm cao hơn công thức đối chứng không bón phân sinh học UP5 là 30,53cm. Sau trồng 55 ngày chiều cao thân cây đạt từ 83,46- 122,41 cm. Giai đoạn này cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa tập trung dinh dưỡng cho ra hoa, tạo quả của cây. Điều này đòi hỏi tiêu hao năng lượng.

Nhìn chung các công thức có bón phân sinh học UP5 đều có chiều cao hơn hẳn công thức đối chứng trong cùng điều kiện theo dõi. Vì vậy phân sinh học UP5 đã góp một phần không ít trong việc thúc đẩy chiều cao thân chính.

*) Giai đoạn 62-69 ngày sau trồng

Chiều cao cây đã đạt tới chiều cao tối đa, giai đoạn này cây tập trung dinh dưỡng để phát triển quả.

Công thức I (đối chứng) có chiều cao thân chính thấp nhất đạt 108,1- 148,9cm. Các công thức bón phân tổng hợp đều có chiều cao thân chính cao hơn công thức đối chứng không bón phân sinh học UP5. Giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 thì chiều cao thân chính có xu hướng tăng và đạt cao nhất ở công thức IV bón 2ml UP5+ 20ml nước với 141,45- 166,26 cm.

Sự tăng trưởng chiều cao thân chính của đậu côve trong suốt thời gian sinh trưởng được thể hiện ở hình 3.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 33)