Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón phân sinh học UP5 trên cây đậu côve AG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 45)

Quả đậu côve to hay nhỏ còn phun thuộc vào điều kiện giống, điều kiện sinh thái của từng vùng sản xuất đậu côve. Chiều dài quả là chỉ tiêu quan trọng để biết được nên sử dụng phân sinh học UP5 không và sử dụng với liều lượng nào thì thích hợp nhất cho quả đậu côve dài nhất. Chiều dài của quả được thể hiện ở bảng 3.8 sau

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến chiều dài của quả

I (đ/c) 15.51a II 16.65a III 17.51a IV 19.84a V 15.54a LSD(0,05) 9.06

Qua hình 3.8 ta thấy được ở công thức IV chiều dài quả lớn nhất với 19,84 cm. Các công thức khác nhau có bón với liều lượng phân khác nhau ít có sự sai khác về chỉ tiêu này.

3.6. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón phân sinh học UP5 trên cây đậu côve AG09 côve AG09

Trong sản xuất nông nghiệp muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc lựa chon cây trồng gì? Nuôi con gì? Hay áp dụng biện pháp kỹ thuật nào tác động thế nào để đạt năng suất cao…Thì chung quy lại vẫn đi đến đích là hiệu quả kinh tế của cây của cây trồng đó, con vật đó hay biện pháp kỹ thuật đó mang lại.

Song song với năng suất, phẩm chất thì hiệu quả kinh tế là một vấn đề không thể thiếu được. Nếu phẩm chất và năng suất cao nhưng chi phí đâu tư lớn, lợi nhuận thu được ít thì kết quả đó cũng không được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Hiệu quả kinh tế không chỉ phụ thuộc vào năng suất của cây trồng mà còn phụ thuộc rất lớn đến giá thành sản phẩm cũng như vật tư nông nghiệp.

Trên thị trường giống đậu côve được bán với giá 10,000 (đ/kg). Chúng tôi đã tiến hành sơ bộ hiệu quả kinh tế giữa các công thức.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế giữa các công thức

Đơn vị: trđồng CT NSTT (tấn/ha) CTI 9.6 69,9 96 26,1 đối chứng CTII 12.5 71,7 125 53,3 27,2 CTIII 14.4 72,3 144 71,7 45,6 CTIV 16.5 72,9 165 92,1 66 CTV 10.5 73,5 105 31,5 5,4

Kết quả tính toán ở bảng 3.9 cho thấy.

Tổng chi ở các công thức khác nhau là khác nhau. Trong các công thức có sử dụng phân sinh học UP5 công thức V có tổng chi là lớn nhất với 72,9(trđ/ha) và có tổng chi ít nhất là công II là 71,7 (trđ/ha)

Dựa vào năng suất thực thu và giá cả thị trường, chúng tôi tính được tổng thu trên mỗi công thức, giá trị tổng thu có phạm vi biến động từ 96 (CTĐC)- 165(trđ/ha).

Tính toán về tổng thu và tổng chi chúng tôi thu được kết quả : công thức IV là cho hiệu quả kinh tế lớn nhất so với các công thức còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 45)