Ảnh hưởng lượng phân sinh học UP5 đến sự phát triển số lá trên thân chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 37)

chính

Cùng với chiều cao của thân chính, số lá thật trên thân chính cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của đậu côve. Bộ lá có ảnh hưởng đến năng suất. Nếu cây có bộ lá phát triển tốt thì tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để nuôi cây và thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của đậu côve. Các lá ở thời kỳ ra hoa có nhiệm vụ cung cấp hữu cơ cho quá trình hình thành và phát triển quả.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng phân sinh học UP5 đến số lá trên thân chính Đơn vị: lá CT Số ngày gieo………ngày 20 27 34 41 48 55 62 69 I 3,80b 4,70b 5,93a 6,47a 6,93a 14,07a 22,30a 26,20a II 3,67ab 4,67b 6,60b 7,57c 8,63c 14,30a 22,57a 26,37ab III 3,43b 4,53ab 7,60c 8,23d 9,53d 15,80b 23,93b 28,60c IV 3,40a 4,40a 7,80d 8,77e 9,83d 16,03b 24,70b 29,37d V 3,67ab 4,67b 6,50b 6,97b 7,73b 14,50a 22,73a 26,93b LSD (0,05) 0,27 0,20 0,30 0,29 0,39 0,97 0,79 0,69

*) Giai đoạn 20 ngày sau trồng:

Qua số liệu ở bảng 3.4 ta thấy: số lá trên thân chính ở công thức đối chứng và các công thức bón phân sinh học UP5 có sự khác biệt. Số lá ở công thức đối chứng còn cao bằng các công thức được bón phân sinh học UP5. Cụ thể là số lá ở công thúc I là 3,8 lá còn các công thức khác như V, II là 3,67 lá, công thức III là 3,43 lá và công thức IV là 3,4 lá.

Giữa các công thức không bón phân sinh học UP5 và có bón phân với liều lượng khác nhau số lá trên thân chính ở mỗi công thức có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này.

*) Giai đoạn 27-34 ngày sau trồng:

Số lá trên thân chính chỉ tăng ít so với lần đo trước. Số lá trên thân chính ở công thức đối chứng là cao nhất từ 4,70- 5,93(lá) so với các công thức có bón phân sinh học UP5. Giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 ít thấy sự sai khác về mặt thống kê.

*) giai đoạn 41-48 ngày sau trồng: Qua số liệu bảng 3.4 cho thấy:

Trong giai đoạn này số lá cây đậu côve đã tăng nhưng không đáng kể. Các công thức có bón phân sinh học UP5 có số lá trên thân chính nhiều hơn công thức đối chứng. Số lá trên thân chính cao nhất ở công thức IV đạt từ 8,77- 9,38 (lá). Còn thấp nhất là công thức đối chứng từ 6,47- 6,93(lá).

Ở hai giai đoạn này giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 so với công thức đối chứng đã có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này.

*) Giai đoạn từ 55- 62 ngày.

Theo bảng số liệu ở trên cho ta thấy được ở giai đoạn này tốc độ ra lá trên thân chính bắt đầu phát triển nhanh. Các công thức có bón phân sinh học UP5 có số lá nhiều nhất ở công thức IV từ 16,03- 24,7( lá), còn công thức đối chứng không bón phân sinh học UP5 từ 14,07- 22,3( lá).

Ở giai đoạn này ít có sự sai khác về mặt thống kê giữa các công thức có bón phân sinh hoc UP5 với công thức đối chứng không bón phân và giữa các công thức có bón phân sinh học UP5 với nhau.

*) Giai đoạn 69 ngày sau trồng:

Ở giai đoạn này cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa tập trung phát triên quả, điều này đòi hỏi tiêu hao dinh dưỡng.

Theo bảng số liệu ở trên thì giai đoạn này có sự sai khác về mặt thống kê giữa các công thức bón phân sinh học UP5 với công thức đối chứng không bón phân sinh học UP5 và giữ các công thức có bón phân với nhau.

Công thức có số lá lớn nhất là công thức IV là 29,37(lá), và thấp nhất là công thức V với 26,20 (lá).

Số lá trên thân chính của đậu côve phản ánh phần nào năng suất của đậu côve sau này, vì số lá nhiều hay ít đồng nghĩa với khả năng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi quả sau này.

Ảnh hưởng của phân sinh học UP5 ở giai đoạn này đã biểu hiện khá rõ về chỉ tiêu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 37)