Ảnh hưởng lượng phân sinh học UP5 đến các chỉ tiêu phát triển 1 Ảnh hưởng lượng phân sinh học đến số hoa hữu hiệu trên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 38)

3.3.1. Ảnh hưởng lượng phân sinh học đến số hoa hữu hiệu trên cây

Tổng số hoa trên cây là chỉ tiêu quyết định tổng số quả khi thu hoạch. Nếu cây đậu côve được chăm sóc tốt, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao tổng số hoa hữu hiệu và tỷ lệ đậu quả sau này, đồng thời rút ngắn được thời gian ra hoa mà không ảnh hưởng đến tổng số quả trên cây.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng lượng phân sinh học UP5 đến tổng số hoa trên cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu trên cây

CT Tổng số hoa/cây

(hoa)

Tỷ lệ số hoa hữu hiệu/cây (%) CT1 29,23 78,1% CT2 28,40 86,03% CT3 29,9 88,74% CT4 31,77 93,91% CT5 28,47 77,87%

Qua theo dõi kết quả thu được ở bảng 3.5: cho ta thấy công thức IV (31,77 hoa) cho tổng số hoa trên cây nhiều nhất so với công thức đối chứng (28,47 hoa) và lượng bón phân ở mỗi công thức khác nhau thì tổng số hoa trên cây cũng khác nhau và số hoa tăng đồng nghĩ với lượng phân sinh học UP5 tăng.

Qua nhận xét trên ta thấy bón phân sinh học UP5 không làm ảnh hưởng đến tổng số hoa/cây.

Số hoa hữu hiệu ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến năng suất của đậu côve . đây là chỉ tiêu rất quan trọng biểu hiện số hoa cho quả nhiều hay ít so với tổng số hoa trên cây.

Qua bảng 3.5 ta thấy tỷ lệ hoa hữu hiệu rất cao đạt từ 77,87% - 93,91%. tỷ lệ đạt cao nhất ở công thức IV là 93,91% và thấp nhất là ở công thức đối chứng (không bón phân sinh học UP5) là 77,78%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân sinh học UP5 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu côve AG09 trong vụ đông xuân 2011 2012 tại nghi phong nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 38)