Tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 94 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2.1. Tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính

Là cách tổ chức thời gian theo trật tự trớc sau, tôn trọng dòng chảy của thời gian khách quan. Các tiểu thuyết truyền thống thờng sử dụng kiểu tổ chức này. Điểm nhìn nghệ thuật đợc sử dụng ở ngôi thứ ba. Cốt truyện sẽ đợc triển khai mạch lạc, dễ theo dõi. Tuy nhiên việc tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính buộc các sự kiện phải trôi theo dòng chảy tự nhiên cho nên khó dừng lại để nhấn mạnh một sự kiện nào đó hoặc đi sâu phân tích những diễn biến tâm trạng. Hồ Anh Thái ít sử dụng kiểu tổ chức thời gian này.

Tiểu thuyết Ngời đàn bà trên đảo có sự tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính tuy nhiên vẫn phải sử dụng kết hợp với các kiểu tổ chức thời gian khác.

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm đợc bắt đầu từ cuộc sống hiện tại của những ngời phụ nữ ở đội sản xuất số Năm và những ngời đàn ông trên đảo Cát

Bạc. Thời gian nghệ thuật trôi đi trong các diễn biến sinh hoạt thờng nhật. Các sự kiện đợc miêu tả một cách chậm rãi, không có những biến cố, kịch tính. Đó là công việc thờng ngày của các cô gái ở đội sản xuất, của họa sĩ Tờng, của những ngời trong công ty xuất khẩu. Sử dụng cách tổ chức thời gian này, Hồ Anh Thái đã làm nổi rõ đợc dụng ý nghệ thuật của mình. Chính khoảng thời gian trôi đi chậm rãi, lặng lẽ nh vậy đã lột tả đợc cuộc sống cô đơn, tẻ nhạt, những mảnh đời dờng nh bị bỏ quên. Và cũng chính nhờ đó mà những khao khát hạnh phúc, tình yêu của ngời phụ nữ lại càng trở nên mãnh liệt. Cái cách xử sự độc ác của ngời cán bộ đối với một ngời đàn bà có thai trong đội Năm nhằm tìm cho ra ai là cha của đứa trẻ, càng làm nhấn mạnh thêm chủ đề - t tởng của tác phẩm. Những ngời đàn bà tuyệt vọng trong việc kìm nén những ham muốn bình thờng nhng bản năng làm mẹ vẫn trỗi dậy. Cuốn tiểu thuyết tuy không có những xung đột gay cấn nhng vẫn để lại d âm trong lòng độc giả một phần nhờ ở nghệ thuật tổ chức thời gian của tác giả.

3.1.2.2 Tổ chức thời gian theo cách đảo trật tự

Là cách thức mà các sự kiện thờng đợc miêu tả theo hồi ức. Thời gian trong tác phẩm đợc tổ chức không theo trình tự trớc sau mà đảo trật tự thông thờng. Từ thời điểm hiện tại, thông qua lời kể của nhân vật mà các sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ lần lợt đợc tái hiện. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết Hồ Anh Thái thờng xuyên sử dụng cách tổ chức thời gian này. Các tiểu thuyết Trong s-

ơng hồng hiện ra, Cõi ngời rung chuông tận thế, Mời lẻ một đêm đều có sự

đảo ngợc trật tự thời gian. ở cả ba tác phẩm, thời gian đều bắt đầu từ hiện tại nhng đó chỉ là tác nhân để gợi về quá khứ của các nhân vật. Và quá khứ mới là cái nhà văn muốn khám phá.

Trong sơng hồng hiện ra có cách tổ chức thời gian khá đặc biệt bởi vì quá

khứ trong hồi ức của nhân vật không phải là những cái nhân vật đã biết, sở dĩ nh vậy vì tiểu thuyết có sự chi phối của yếu tố huyền ảo. ở thời gian hiện tại là năm 1987, nhân vật Tân đã bị điện giật và trôi ngợc về quá khứ 20 năm trớc đó,

tức là năm 1967. ở đó Tân đã gặp bà, bố mẹ và những ngời quen thời còn trẻ. Nếu nh ở các tác phẩm khác, thời gian quá khứ là những cái mà nhân vật đã chứng kiến, trải nghiệm sau đó ở thời điểm hiện tại hồi tởng lại thì ở đây nhân vật đã sống cùng với các sự kiện trong quá khứ. Cách tổ chức thời gian thể hiện rõ trí tởng tợng phong phú của tác giả muốn nhìn xuyên qua lớp sơng hồng của quá khứ để có thể có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc đấu tranh của thế hệ cha anh. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm chủ yếu đợc xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức của nhân vật. Hay nói cách khác là sử dụng thủ pháp dòng ý thức.

Cõi ngời rung chuông tận thế, thời gian cũng đợc bắt đầu từ hiện tại với

cái chết bất thờng của Cốc và để lý giải nguyên nhân, tác giả đã lật ngợc trở về quá khứ của Cốc. Chính lối sống sa đọa trong quá khứ ấy là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Cốc. Đối với nhân vật Bóp, Phũ cũng vậy. Những cái chết đều diễn ra ở thời gian hiện tại nhng nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ quá khứ. Vì sao Mai trừng phải gánh trách nhiệm đi trả thù ? Vì sao Đông không bị trừng phạt ? Lòng phục thiện của con ngời có hóa giải đợc tội lỗi ? Tất cả đều đợc làm sáng tỏ bằng cách đi tìm nguyên nhân trong quá khứ hay nói cách khác là sự nhìn lại của nhân vật. Trong tiểu thuyết này có sự đan xen giữa thời gian của các sự kiện xảy ra trong hiện tại đang đợc kể và thời gian của các câu chuyện xảy ra trong quá khứ. Tốc độ của tuyến thời gian hiện tại diễn ra nhanh hơn vì tác giả chạy theo diễn biến sự kiện. Còn tốc độ của tuyến thời gian quá khứ diễn ra chậm lại vì tác giả đi sâu miêu tả chi tiết và nguyên nhân của các sự kiện đó. Bằng cách tổ chức đảo ngợc thời gian này tác giả đã lý giải đợc căn nguyên của vấn đề để từ đó gióng lên một hồi chuông cảnh báo. Điểm nhìn của ngời trần thuật đã có sự thay đổi, không còn ở ngôi thứ ba nữa mà ở ngôi thứ nhất đồng hành cùng câu chuyện.

Thời gian trong Mời lẻ một đêm bắt đầu từ hiện tại khi một ngời đàn ông và một ngời đàn bà bị nhốt trong căn hộ chung c. Thời gian khách quan ở đây chỉ

diễn ra chính xác là mời một ngày đêm nhng thời gian nghệ thuật lại đợc kéo dài ra vô tận qua những câu chuyện mà đôi tình nhân kể cho nhau nghe. Đó là chuyện về ông họa sĩ Chuối Hột, ngời mẹ mời hai bến nớc, chuyện ông Víp và thằng bé ngời cá, chuyện cuộc đời của đôi tình nhân…v.v. Mỗi câu chuyện đều đợc diễn ra trong một khoảng thời gian dài, đợc miêu tả cặn kẽ, chi tiết. Bằng cách sử dụng thời gian co giãn, linh hoạt nh vậy tác giả có thể xoay ngang, tạt dọc, dừng lại khám phá những góc khuất tâm lý, tình cảm của nhân vật cũng nh thể hiện tâm trạng, t tởng. Theo chân nhân vật ngời kể chuyện, ngời đọc đợc thâm nhập vào một không gian xã hội rộng lớn với đầy đủ những mặt trái của nó. Với họa sĩ Chuối Hột, chúng ta đặt chân tới hội họa đơng đại, nơi mà nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật trình diễn đang rùm beng khua chiêng gõ mõ. Với nhân vật ngời đàn ông và chuyến đi dọc theo đất nớc của anh, chúng ta tham dự hội Lim nơi có “anh hai đi giày tây, chị hai đi giày khủng bố ” ; chúng ta lên

vùng cao vào chợ văn hóa Bắc Hà nơi mà những sơn nữ ngời Mông đã biết sỗ sàng đòi tiền khách du lịch…Theo chân ngời đàn bà, ngời đọc đợc khám phá những câu chuyện cời ra nớc mắt ở chốn quan trờng…Thời gian nghệ thuật ở đây dờng nh đợc kéo dài vô tận qua câu chuyện của từng nhân vật. Mặc dù đợc tổ chức theo cách đảo trật tự nhng những câu chuyện đợc kể lại vẫn nh đang diễn ra ở thời hiện tại. Cách tổ chức thời gian này có điểm gặp gỡ với cách tổ chức thời gian trong Ngời sông Mê của Châu Diên và Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh. Thiên thần sám hối đợc tổ chức theo chuỗi lặp đi lặp lại một mô thức kết quả - nguyên nhân: sau biến cố hiện tại có phần chêm xen quá khứ, sau đó trở về thực tại với sự kiện tiếp theo nh một quy luật. Điểm nhìn chủ yếu là từ ngời kể chuyện, theo lối trong chuyện có chuyện. Còn ở Ngời sông Mê, tác giả đã di chuyển điểm nhìn liên tục và do sử dụng yếu tố huyền ảo cho nên thời gian nghệ thuật có nhiều nếp gấp độc đáo. Thời gian trong tác phẩm đợc bắt đầu từ hiện tại sau đó ngời kể chuyện khi thì nhập thân vào nhân vật khác và kể qua dòng độc thoại nội tâm của họ, khi thì ngôi thứ ba trở về với hiện tại, dẫn dắt

chuyện, nhiều khi lại hóa thân vào kiếp trớc của mình để trở về quá khứ rất xa, rồi lại nhập vào ngời đã chết để dự cảm cả tơng lai. Nh vậy, rõ ràng việc tổ chức thời gian theo cách đảo trật tự đem lại hiệu quả đặc biệt trong việc thể hiện tính cách, số phận nhân vật cũng nh đặc điểm t duy của tác giả.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w