Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 79)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản, là phơng tiện biểu hiện mang tính đặc trng của văn học, vì vậy văn học đợc gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M. Gorki khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.

Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đều đợc sáng tác bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên mỗi một thể loại văn học lại có cách tổ chức riêng với những đặc trng riêng. Nếu nh kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình khai thác ngôn ngữ ở phơng diện bộc lộ cảm xúc thì văn xuôi tự sự trong đó có tiểu thuyết là ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ mà nhà văn dùng để xây dựng câu chuyện, bao gồm ngôn ngữ ngời trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phơng thức biểu hiện, nó còn là yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn đồng thời qua đó truyền đạt cái nhìn, quan điểm, giọng điệu tác phẩm, cấu trúc tác phẩm. Một nhà văn chân chính bao giờ cũng rất có ý thức trong việc xây dựng ngôn ngữ trần thuật vì đó là phơng tiện để giao tiếp với ngời đọc. Đối với văn chơng, ngôn ngữ không chỉ là “cái vỏ của t duy” mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật do đó giọng điệu của tác phẩm trớc hết cũng là giọng điệu của ngôn ngữ.

Theo M. Bakhtin “Ngôn ngữ trong tiểu thuyết mang tính biện chứng và nhiều bè, giống nh lòng con sông nơi mọi thứ ý nghĩa, hình ảnh, dụng ý và gợi ý đều lẫn lộn vào nhau và vẩn lên mặt nớc”.

Ngôn ngữ tiểu thuyết không bao giờ thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói, luôn mang tính đa thanh. Hồ Anh Thái là ngời luôn say mê đi tìm sự đổi mới cho văn chơng. Cuộc sống trong tác phẩm của ông đợc khám phá từ nhiều góc nhìn, nhiều cung bậc vì vậy ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông cũng trở nên rất phong phú, đa dạng. Khảo sát các tiểu thuyết trên hành trình sáng tạo của Hồ Anh Thái có thể thấy đợc sự chuyển biến trong ngôn ngữ trần thuật của ông. Mặc dù vẫn có những đặc điểm ổn định, kế thừa nhng về cơ bản ngôn ngữ tiểu thuyết của ông đã có những nét khác biệt so với thời kỳ đầu.

Những tiểu thuyết ở giai đoạn đầu của Hồ Anh Thái nh Ngời và xe chạy dới

ánh trăng, Ngời đàn bà trên đảo, Trong sơng hồng hiện ra đều đợc viết bằng

ngôn ngữ trong sáng, giản dị và cũng rất lãng mạn, kết hợp với ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Bằng lời văn đó, Hồ Anh Thái đã miêu tả rất chân thực tình cảm ban đầu ngợng ngùng của những chàng trai mới lớn “Toàn thấy lòng mình run run. Tay phải định đa lên vuốt lại tóc, nhng lại hạ xuống ngay, lỏng lẻo nh một cánh tay thừa”. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng đợc sử dụng nh một thủ pháp làm nổi bật thế giới tâm hồn và những cảm xúc, cung bậc tình cảm con ngời “Toàn mỉm cời, vẫn đứng im ở giữa nhà. Cô gái có giọng nói bổng trầm nhiều âm sắc, nghe là lạ và dễ thơng. Hình nh một thời nào xa xôi lắm, anh cũng đã đợc nghe một giọng con gái dễ thơng ?...Một cô gái và ba đứa bạn trai…Xa lắm rồi, và giọng con gái hình nh vang lên thân thiết với anh chỉ một lần ấy. Vẻ đẹp của họ và hạnh phúc có lẽ không dành cho anh, và tâm hồn anh nh đã đóng chặt từ lâu”. [47; 45 ] Ngời đọc có thể nhận ra cảm giác nuối tiếc, buồn bã của nhân vật khi anh nhớ về mối tình không thành trong quá khứ. Ngôn ngữ miêu tả của Hồ Anh Thái thấm đầy chất lãng mạn; chất thơ, trải dài trên nhiều trang viết : “Toàn lại thấy trớc mắt một con đờng trăng. Con đờng

nhuộm một màu vàng ảo mộng càng khiến Toàn tin rằng nó sẽ dẫn đến một t- ơng lai mờ xa. Một cỗ xe vàng rung chuông nh lục lạc. Xe cứ trôi. Một ngời chạy theo bên cạnh. Hai cẳng chân hơu nhuộm trăng vàng lấp loáng” . [47; 286] .

Thông qua ngôn ngữ miêu tả nội tâm của Tân (Trong sơng hồng hiện ra) hình ảnh của ngời bà đã đợc tái hiện “Một cơn gió ào tới thổi tung những chiếc lá điền thanh, rắc lã chã trên ngời bà ngoại nh những giọt lệ màu vàng. Bà ngoại không sắt đá nh mọi ngời nghĩ, bà năm nay đã 70 tuổi, cái tuổi cần đợc sởi ấm hơn là giữ mãi những định kiến đanh lạnh”.[48; 323]

Tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của những con ngời bị ngăn cách với cuộc sống bên ngoài cũng đợc tác giả tái hiện “sau cái chết bí hiểm của Nhã, không khí huyền hoặc và màu sắc u ám bao phủ lên toàn bộ khu rừng(…) Nỗi sợ gây nên cảm tởng khu rừng đã khép lại xung quanh đội Năm, vây chặt các cô gái, không cho họ mở đờng đến với tình yêu và hạnh phúc. Đêm đến các cô thức giấc, vật vã vì cảm thấy minh bị vây bọc, bị kìm nén, bị ngăn cách với xã hội loài ngời. Họ thảng thốt nghe tiếng chim ma quỷ khắc khoải giữa rừng”. [48; 18]. Hồ Anh Thái cũng rất tinh tế khi lột tả sự giày vò, ân hận của Tờng lúc nhận ra mình đã sống phóng túng quá đà “Những ngày qua ở trong Tờng nh có một cái gì đó sụp đổ. Hình nh đó là lòng tự tôn ? Tờng cảm thấy ghê sợ chính mình, cha bao giờ nh thế. Cuộc sống buông trôi này sẽ đi tới đâu ? ”.[48; 171] Sự ân hận khiến Tờng bật lên những câu hỏi “Anh thực sự khinh ghét em phải không ? Anh trả lời đi, nếu không khinh ghét vì sao anh tránh né em ? Mà anh xa lánh cũng phải. Sau cái đêm đáng nguyền rủa ấy, em trở thành một kẻ đốn mạt không thể tha thứ đợc, không đáng đợc cu dung nâng đỡ. Em có thể mất tất cả, nhng lẽ nào cả anh, anh cũng bỏ em đơn độc lúc này ?”.[48; 172]

Bằng cách kết hợp giữa ngôn ngữ miêu tả với ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Hồ Anh Thái đã khám phá đợc đời sống tâm hồn nhân vật ở tầng sâu hơn, đồng thời tạo nên sự đa giọng cho tiểu thuyết .

Bên cạnh ngôn ngữ của ngời trần thuật, ngôn ngữ nhân vật cũng đợc tác giả chú ý thể hiện, qua đó bộc lộ tính cách, bản chất nhân vật. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, ngôn ngữ nhân vật rất đa dạng, ngời nào giọng nấy tạo nên tính đa thanh, đa giọng điệu. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, ngôn ngữ của họ thể hiện sự trẻ trung, hồn nhiên. Còn với những kẻ có lối sống ăn chơi sa đọa mất hết nhân tính, ngôn ngữ của chúng thờng mang tính thô tục, thiếu văn hóa: “Vậy phải nói thế đéo nào ?”, “bố mày, mẹ mày” v.v. Đôi khi tác giả dùng ngôn ngữ cá biệt hóa nhân vật, chẳng hạn nh “về làm gì, ở lại đây mà ngủ cho vui” của bà mẹ vợ ông Vip trong Mời lẻ một đêm đã bộc lộ bản chất ham hố nhục dục của nhân vật. Luận văn sẽ đề cập ngôn ngữ nhân vật rõ hơn ở chơng III, phần miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ

Những ai đã từng quen với giọng văn của Hồ Anh Thái ở giai đoạn đầu hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên trớc sự thay đổi của ông trong hai cuốn tiểu thuyết

Cõi ngời rung chuông tận thế và Mời lẻ một đêm. Đó là giọng văn châm biếm,

trào lộng rất sắc sảo. Chính vì vậy ngôn ngữ trần thuật cũng có sự thay đổi thể hiện rõ hơn phong cách của Hồ Anh Thái. ở hai tiểu thuyết này ông đã sử dụng ngôn ngữ hài hớc, châm biếm để cời những cái xấu đang tràn ngập trong xã hội thời mở cửa. Lọt vào “tầm ngắm” của ông, ngay cả những cái mang danh nghệ thuật cũng bị lật tẩy “Hình họa yếu thì nguệch ngoạc đôi ba nét rồi bết màu đè lên che đỡ. Màu yếu thì bôi trát tung ném lổn nhổn sần sùi, sử dụng màu không ra bài bản tạo ấn tợng phá cách. Đám Âu Mỹ đầu óc thực dân rất thích những trò man di quái đản bản xứ”.[54; 35,36]

Hồ Anh Thái là nhà văn sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự đa dạng cho ngôn ngữ trần thuật. Các thành ngữ, tục ngữ, ví von đợc Hồ Anh Thái khá nhiều. Chẳng hạn nh “Nhìn gà hóa quốc” [54; 45] ; “No cái miệng

đói con mắt” [54; 47]; “Quá mù ra ma”, “lỡ bớc sa chân”, “chân ớt chân ráo” [54; 55] .

Có những câu văn nh câu thơ lục bát viết liền “Khi vui thì vỗ tay vào đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” [54; 31] hay “nớc non đâu cũng là nhà, quê h- ơng đâu cũng gọi là vòm chơi” [54; 9] .

Các thành ngữ tiếng Anh cũng đợc tác giả sử dụng thể hiện hiểu biết sâu sắc của nhà văn đồng thời làm cho ngôn ngữ trần thuật trở nên có chiều sâu hơn.

skeleton in the cupboard” (“Bộ xơng trong tủ” - thành ngữ chỉ bí mật riêng t của ai đó) [47; 11].

“Whom sow the wind will reap the whirlwind”. (gieo gió thì phải gặt bão) [47; 12]

Let the dead bury the bead” (hãy để cho cái chết tự chôn vùi nó)[47; 14]. “Castle in the air” (Lâu đài trong không khí) [47;18].

Ngoài ra Hồ Anh Thái còn sử dụng các kiểu câu đặc biệt, các ngoa dụ, phúng dụ, tiếng lóng, chơi chữ v.v.

Bằng cách dùng những từ không dấu, Hồ Anh Thái để mặc cho độc giả suy tởng không biết câu văn này định nói gì “tao deo hieu may noi gi tao dang deo mot em den nha hat lon em me xem hat tao thi chieu ” hay tao dang o sai

gon di choi cho lon, khong ra duoc”.[54; 31]

Nói tóm lại, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một trong những nỗ lực cách tân của nhà văn nhằm tạo ra một hớng đi mới cho ngôn ngữ tiểu thuyết. Cách sử dụng linh hoạt các giọng điệu, các biện pháp nghệ thuật của ông đã thể hiện một phong cách riêng và một cá tính sáng tạo độc đáo, góp phần tạo nên một giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi trớc năm 1975.

Chơng 3

Nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian và xây dựng nhân vật

3.1 Nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian

3.1.1 Nghệ thuật tổ chức không gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tác phẩm văn học, việc tạo tạo ra một không gian nghệ thuật mang đặc trng riêng của từng tác giả có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi không gian không chỉ là thực tại khách quan đợc phản ánh vào trong tác phẩm mà nó còn là sự tự ý thức của con ngời. Nó là hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trờng nhìn nhất định (…) Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan (…) Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tợng trng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học”. [19;161]

Không gian nghệ thuật là một phơng diện của kết cấu tác phẩm văn học. Mọi sự vật, hiện tợng đều không thể tồn tại tách rời khỏi không gian. Nhng không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian địa lý mà nó là không gian mang tính biểu tợng và quan niệm của tác giả. Cũng nh mọi hiện tợng của thế giới khách quan, không gian khi đi vào tác phẩm đợc soi rọi bằng t tởng,

tình cảm, đợc nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tợng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn.

Không gian nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã đợc nhà văn tái tạo theo hớng đổi mới dựa trên trờng nhìn của cả tác giả và nhân vật. Đó là không gian của ý thức, của tâm tởng đã đợc nhân hoá. Nếu thế giới nghệ thuật là cái nhìn có ý nghĩa thì không gian nghệ thuật mở ra một điểm nhìn, qua đó nhà văn thể hiện quan niệm cũng nh chiều sâu cảm thụ của mình về thế giới .

3.1.1.1 Tổ chức không gian theo nguyên tắc tơng phản

ở các tác phẩm văn học sau 1975, cảm quan về không gian thờng đợc gắn liền với cảm quan về thời gian. Để có đợc cái nhìn đa chiều sâu sắc về nhân vật, nhà văn thờng đặt nhân vật vào những không gian khác nhau. Không gian đó có thể mang tính địa điểm, tính phân giới; có thể mang tính cản trở hoặc không cản trở. Việc lựa chọn không gian nào để có thể làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm phụ thuộc vào tài năng của mỗi nhà văn. Qua những cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái mà luận văn khảo sát có thể thấy rằng nguyên tắc tơng phản mang những đặc trng riêng là một trong những cách tổ chức không gian đa lại những hiệu quả đặc sắc.

Trớc hết, không gian trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái thờng có sự tơng phản giữa không gian hiện thực và không gian tâm tởng. Nói khác đi đó là sự t- ơng phản giữa không gian tự nhiên cụ thể hiện ra trớc mắt nhân vật và không gian gián tiếp đợc gợi lên trong thế giới tinh thần của nhân vật. Không gian gián tiếp đó chủ yếu là sự hồi tởng của nhân vật về quá khứ.

Trong tiểu thuyết Ngời và xe chạy dới ánh trăng, không gian hiện thực là không gian rất hẹp. Nó hầu nh chỉ diễn ra ở khu tập thể nơi nhân vật Toàn và những gia đình nh Khuynh – Diệu, anh em Khắc – Mỵ v.v. đang sống. Không gian ấy dờng nh rất tù túng, ngột ngạt và nhàm chán. Thế nhng có những khoảng không gian khác xa rộng hơn đã đợc tái hiện lại trong tâm tởng của nhân vật Toàn. Đó là không gian của những năm tháng chiến tranh khi bom

B52 đã cớp đi ngời bố thân yêu của Toàn và anh đã lỡ giết “con ma” hôi của khi nó bóp cổ bà Nhớn lúc này đã chết để lột lấy chiếc nhẫn vàng. Không gian ấy sặc mùi bom đạn, đau thơng và mất mát mà Toàn vẫn rùng mình ớn lạnh khi nhớ lại. Qua lời kể của Trang, tác giả lại hớng ngời đọc đến không gian của một làng quê nơi mẹ con Trang sống và bị Mỹ ném bom huỷ diệt. Mẹ mất, Trang trở thành đứa trẻ mồ côi. Trong hồi ức của Khắc, Khuynh…không gian quá khứ xa rộng cũng dần đợc mở ra nh thế. Trong tác phẩm này, nhân vật đợc đặt trong không gian gián tiếp nhiều hơn là ở không gian hiện thực. Có cả sự xen lẫn không gian giấc mơ khi Toàn nằm bên bãi cát mơ về nàng Tiên Dung trong truyện cổ tích. Chính sự đan xen giữa không gian hiện thực cụ thể và không gian hồi ức đã thể hiện rõ hơn tính cách, t tởng, tình cảm của nhân vật .

Trong Ngời đàn bà trên đảo không gian hiện thực chủ yếu đợc miêu tả ở nông trờng nơi đội Năm với mấy chục cô gái cha chồng đang sống trong khắc khoải, khao khát về một mái ấm gia đình “không khí huyền hoặc và màu sắc u ám bao phủ lên toàn bộ khu rừng. Các cô gái chỉ dám đi thành từng nhóm mỗi khi phải về lâm trờng bộ làm việc, sinh hoạt hoặc xem phim. Nỗi sợ gây nên cảm tởng khu rừng khép lại xung quanh đội Năm, vây chặt các cô gái, không cho họ mở đờng đến với tình yêu và hạnh phúc. Đêm đêm các cô thức giấc, vật vã vì cảm thấy mình bị vây bọc, bị kìm nén, bị ngăn cách với xã hội loài ngời. Họ thảng thốt nghe tiếng chim ma quỷ khắc khoải giữa rừng”. [48; 18 ]. Không gian còn đợc mở ra ở đảo Cát Bạc gần nh hoang vắng, chỉ có trại nuôi đồi mồi với vài ba con ngời có cuộc đời uẩn khúc. ở đó hoạ sĩ Tờng vì chán cảnh đời lắm dối gian nên đã tình nguyện ra đảo. Đối lập với không gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 79)