nhập khẩu cũng luôn lấy Luật Hải quan làm văn bản gốc. Do vậy cần thiết phải xem xét luật này khi nghiên cứu hệ thống văn bản điều chỉnh chính sách của Trung Quốc.
Trên cơ sở các văn bản này, các công ty địa phương được phép tự chủ
nhiều hơn trong các hoạt động kinh tế xuất phát từ nhu cầu và điều kiện phát triển của địa phương. Được trao quyền tự chủ đàm phán về khối lượng buôn bán, kiểm soát đơn hàng xuất nhập khẩu và hưởng chế độ ưu đãi, các công ty buôn bán được Nhà nước cho phép đã đẩy nhanh hoạt động buôn bán. Những hạn chế về chủng loại và khối lượng buôn bán cũng được nới lỏng. Cùng với chủ trương mở cửa toàn phương vị của các tỉnh biên giới chính sách giao quyền tự chủ rộng rãi đã khiến các hoạt động xuất nhập khẩu trao đổi hàng hoá, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu dịch vụ và lao động phát triển nhanh chóng. Nhất là từ 1982 khi Bắc Kinh chính thức tuyên bố về 5 nguyên tắc trong phát triển quan hệ chính trị, kinh tế và văn hoá với các nước: tôn trọng chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.
1.3 Hệ thống chính sách xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc: Quốc:
Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định thành lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế - Thương mại và nhiều hiệp định khác, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ
Kinh tế - Thương mại hai nước phát triển theo phương thức chú trọng và mở
rộng xuất nhập khẩu chính ngạch phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Đồng thời với buôn bán chính ngạch, cần phải quan tâm đúng mức đến buôn bán tiểu ngạch, tạo điều kiện cho sự mua bán, trao đổi qua lại của dân cư vùng
biên giới đi vào nền nếp ổn định, đáp ứng nhu cầu của đời sống, phù hợp với tập quán và truyền thống đã hình thành trong lịch sử.
Hệ thống điều ước quốc tế Trung Việt sau bình thường hoá liên quan
đến hoạt động thương mại giữa hai nước
Từ tháng 11/1991 đến cuối 1995 trong tiến độ bình thường hoá quan hệ được cả hai bên cùng quan tâm thúc đẩy, Trung Quốc và Việt Nam đã ký được khoảng 30 hiệp định kinh tế quan trọng.
- Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới (Bắc Kinh tháng 11 năm 1991).
- Hiệp định mậu dịch giữa hai nước (Bắc kinh tháng 11 năm 1991). - Hiệp định hợp tác kinh tế Việt - Trung (Hà Nội tháng 2/1992).
- Bốn hiệp định về vận chuyển hàng không dân dụng, hàng hải, đường sắt, hợp tác bưu điện và khôi phục quan hệ viễn thông (3/1992).
- Bốn hiệp định về miễn thị thực xuất nhập cảnh, khuyến khích và bảo
đảm đầu tư, hợp tác KHKT, văn hoá (Hà Nội 12/1992).
- Hiệp định về thanh toán và hợp tác ngân hàng (5/1993) - Hiệp định về hàng hoá quá cảnh (4/1994)
- Ba hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung quốc, và bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau, về vận tải đường bộ (Hà Nội 11/1994).
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (1995)
Ngoài ra còn một số văn bản hợp tác kinh tế giao lưu, mậu dịch ... song phương cấp Bộ, ngành và tỉnh thành phố hai nước.
-Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 115-HĐBT ngày 9-4-1992 về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới.
-Nghịđịnh 57/1998/NĐ-CP của chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài và thông tư số
18/1998/TT-BTM.
-Nghịđịnh 20/1998/NĐ-CP về chính sách thương mại cho miền núi, dân tộc.
-Luật thuế xuất nhập khẩu.
-Quy chế tạm thời về tổ chức quản lý chợ biên giới Việt - Trung (ban hành kèm QĐ 0774/1998/QĐ-BTM).
-Quy chế kinh doanh theo phương thực tạm nhập tái xuất (ban hành kèm theo QĐ 1311/1998/QĐ-BTM ).
-Quyết định 143/1998/QĐ-TTg quy định áp dụng thuế xuất nhập khẩu chính ngạch cho các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch.