Định hướng cơ bản quan hệ thương mại giữa Việt Nam Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc” pptx (Trang 33 - 36)

Thông qua hoạt động thương mại tại các cửa khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu của các địa phương và cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu và các tỉnh biên giới. Tuy nhiên, cần đảm bảo hoạt động thương mại tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự lành mạnh trong giao lưu hàng hoá, ngăn chặn có hiệu quả việc buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới.

Đẩy mạnh giao lưu biên giới là chủ trương lớn đã đem lại những cải thiện đáng kể trong đời sống kinh tế - xã hội ở các khu vực biên giới trên bộ. Vì thế chính phủ hai nước luôn khuyến khích và thúc đẩy buôn bán, hợp tác kinh tế khu vực biên giới nhằm mục đích giảm bới sự chênh lệch phát triển giữa các vùng biên cương kinh tế khó khăn với các vùng khác của đất nước đã

đạt trình độ phát triển cao hơn. Việc chú trọng phát triển buôn bán biên mậu với các nước láng giềng là giải pháp tốt tạo nên sự đổi mới đáng kể diện mạo các thành phố, thị trấn, khu mậu dịch biên giới của Việt Nam cũng như Trung Quốc.

2. Định hướng cơ bản quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc: Quốc:

Cùng với việc Hiệp định biên giới Việt - Trung được ký kết, quan hệ

giữa hai nước có nhiều cải thiện, điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn tiếp tục giải quyết những tồn tại về biên giới, thúc đẩy phát triển các quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Chính sách mà hai nước cùng thoả thuận tháng 12/1999: "Láng

giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" có ý nghĩa quan trọng tạo lập môi trường ổn định, vững chắc quan hệ biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để các tỉnh biên giới thực hiện thành công kế hoạch cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - thương mại theo dự tính của mình.

Quan điểm phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc là sự vận dụng, sáng tạo quan điểm đường lối phát triển kinh tế đối ngoại, quốc phòng và an ninh của Đảng ta vào điều kiện cụ thể của các tỉnh biên giới. Mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, trong đó chú trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu và buôn bán tại các khu vực cửa khẩu, trên cơ sở đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới và đôi bên cùng có lợi.

Phát triển thương mại tại các khu vực cửa khẩu phải coi xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm, nhập khẩu là nhiệm vụ cần thiết. Do vậy định hướng trong thời gian tới là phải khai thác lợi thế các cửa khẩu đểđẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán biên mậu giữa hai nước. Giác ngộ cư dân các vùng, các dân tộc về nghĩa vụ bảo vệ kinh tế và an ninh quốc phòng. Thực hiện

đầy đủ chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp đi đôi với sự

tăng cường quản lý của Nhà nước.

Chủ trương chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu không phải chỉ

khai thác nguồn hàng tại các tỉnh biên giới mà điều quan trọng là phải khai thác nguồn hàng trong cả nước để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cần tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến với chất lượng ngày càng cao, giảm nhanh việc xuất khẩu hàng hoá nguyên liệu.

- Đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cần phải tính toán lợi thế so sánh toàn diện về mặt hàng, cự ly, giá cả... vừa chú ý khai thác thế mạnh của thị trường gần, vừa đảm bảo toàn diện trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, về phía Trung Quốc: Một mặt Trung Quốc bình thường hoá với Việt Nam nhằm phục vụ yêu cầu lớn là góp phần tạo môi trường xung quanh ổn định để tập trung cho phát triển kinh tế, phục vụ cho yêu cầu mở cửa ven biên giới. Phát triển quan hệ kinh tế mậu dịch với các nước láng giềng cũng là hỗ trợ cho chiến lược xây dựng vùng kinh tế Tây Nam - Hoa Nam của Trung Quốc. Từ quan điểm này sau khi bình thường hoá với Việt Nam năm 1991 (đánh dấu bằng cuộc đi thăm chính thức Trung Quốc của tổng bí thư Đỗ

Mười và Thủ tướng Chính Phủ Võ Văn Kiệt ngày 5/11/1991), Trung Quốc quan hệ với Việt Nam trên cơ sở láng giềng, 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, cạnh tranh với các nước khác trên thị trường Việt Nam, xác định trở lại vị

trí vai trò ởĐông Dương và Đông Nam Á.

Trung Quốc thực hiện chính sách “biên giới mềm” trong quan hệ kinh tế

(hàng hoá Trung Quốc tới đâu là biên giới Trung Quốc mở rộng tới đó) kết hợp với lôi kéo dân cư biên giới để lấn chiếm lãnh thổ, ngầm du nhập văn hoá Trung Quốc thông qua việc phổ biến các loại đồ chơi, văn hoá phẩm...Tổ chức hoạt động đầu tư thông qua người Hoa ở các nước thứ ba nhằm chiếm lĩnh các ngành kinh doanh có lợi thế như dệt, da, may, khách sạn...

Trung Quốc lợi dụng biên giới và vùng ven trên bộ, trên biển để bán những mặt hàng tồn kho và kém phẩm chất bạc giả, ma tuý...qua con đường biên mậu hoặc kích thích buôn lậu vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lương thực, thực phẩm. Do đó, toàn bộ hoạt động thương mại khu vực biên giới cần phải được chỉ đạo, điều hành rất chặt chẽ, kịp thời, có phương sách đối ứng ngay với các quyết định điều tiết của phía Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc” pptx (Trang 33 - 36)